Cuộc họp chuyên đề lần thứ ba về thương mại điện tử của Đại hội đồng

Một phần của tài liệu Tổng quan về các hoạt động của WTO liên quan tới thương mại điện tử (Trang 36 - 42)

Cuộc họp chuyên đề lần thứ ba diễn ra vào ngày 25/10/2002. Cuộc họp này tập trung vào hai nội dung chính là phân loại các giao dịch điện tử và tác động tài khóa của thương mại điện tử.

Một phái đoàn cho rằng trong khi nhiều thành viên tìm kiếm một câu trả lời khẳng định đối với câu hỏi liệu các sản phẩm số hóa là hàng hóa hay dịch vụ thì sự thật những sản phẩm như vậy có thể thuộc cả hai. Theo quan điểm của phái đoàn này, toàn bộ các hiệp định của WTO áp dụng với các sản phẩm số hóa. Thực tế là các dịch vụ có thể liên quan tới việc cung cấp sản phẩm, chẳng hạn như việc tải về các phần mềm, không có nghĩa là sản phẩm đó là dịch vụ. Ví dụ, một chiếc ô tô không phải là dịch vụ vì các dịch vụ thiết kế, dịch vụ máy tính và liên quan tới máy tính, và dịch vụ phân phối liên quan tới chiếc ô tô đó. Khẳng định rằng tất cả các sản phẩm số hóa là dịch vụ sẽ chốt lại các rào cản ở mức cao nhất đối với các sản phẩm này, do vậy không phải là cách phân loại theo hướng tự do hóa thương mại cao nhất. Đã có rất nhiều tranh luận xung quanh phần mềm và tài liệu tham khảo về chủ đề này của Canađa đưa ra vào tháng 5 năm 2002 đã nêu ra một số vấn đề mấu chốt rất thú vị để cân nhắc. Những vấn đề này là các nhà phát triển và xuất khẩu các sản phẩm phần mềm số hóa muốn đạt được các mục tiêu sau: i) một phương pháp hiệu quả nhất để phân phối sản phẩm của họ; ii) sản phẩm phần mềm được phân phối trực tuyến được đối xử không kém thuận lợi hơn so với phân phối theo những cách truyền thống; iii) duy trì được môi trường thương mại tự do hiện tại đối với sản phẩm phần mềm; iv) bất kể phần mềm được phân phối theo phương pháp nào, cần phải tiếp tục tôn trọng tự do hóa thương mại, phát triển thương mại điện tử, tính minh bạch và dễ dự đoán. Mối quan tâm lớn nhất không phải ở chỗ một sản phẩm được phân loại là hàng hóa hay dịch vụ mà là làm thế nào để các quy tắc hiện tại của WTO đáp ứng được các mục tiêu trên, đồng thời môi trường thương mại đa biên có thể loại bớt các rào cản để đạt được các mục tiêu đó.

Cách tiếp cận theo hướng tự do hóa hơn nữa tất cả các dịch vụ liên quan mật thiết tới thương mại điện tử sẽ đáp ứng nhiều mục tiêu này. Chẳng hạn, việc tiếp cận thị trường cao hơn đối với dịch vụ viễn thông và các dịch vụ liên quan tới máy tính sẽ đảm bảo rằng các nước có thể phát triển các phương tiện để phân phối sản phẩm số hóa hiệu quả hơn. Thương mại điện tử đang phát triển mau lẹ và mọi kết luận vội vã về phân loại nó có thể không hỗ trợ sự phát triển hơn nữa các cơ hội thương mại điện tử mang lại cho tất cả các nền kinh tế. Các thành viên cần phải tiếp tục nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật này với quan điểm chúng có tác động lớn tới thương mại. Các cuộc thảo luận cần được định hướng bởi những nguyên tắc nhất định. Những nguyên tắc này sẽ gieo mầm cho sự phát triển hơn nữa của thương mại điện tử. Ví dụ về các nguyên tắc đó là không phân biệt đối xử, cam kết tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia lớn hơn đối với các hàng hóa liên quan và các ngành dịch vụ, đảm bảo rằng bất kỳ quy định trong nước nào tác động tới thương mại điện tử cũng phải rõ ràng, không phân biệt đối xử và không tạo ra rào cản đối với thương mại. Hơn nữa, do tầm quan trọng lớn lao của tự do hóa thương mại đối với thương mại điện tử, việc tạm thời chưa áp dụng thuế nhập khẩu đối với giao dịch điện tử cần phải trở thành cam kết ràng buộc lâu dài.

Nhiều phái đoàn đã nhất trí cần phải tìm ra các nguyên tắc định hướng và cho rằng cần chi tiết hơn nữa các nguyên tắc này.

Một phái đoàn khác có quan điểm cho rằng câu hỏi chủ yếu cần giải đáp là làm thế nào để phân loại những sản phẩm được phân phối trực tuyến. Ngay khi có câu trả lời cho câu hỏi này thì bước đi hợp lý tiếp theo là xem xét tiếp cận thị trường cho các

sản phẩm đó. Tuy nhiên, bước đi tiếp theo này không phải là mục tiêu của các cuộc họp chuyên đề của Đại Hội đồng. Trước hết phải giải quyết các vấn đề kỹ thuật, sau đó các thành viên sẽ xem xét cần có sự tiếp cận thị trường nào để thúc đẩy thương mại đối với các sản phẩm được phân phối trực tuyến. Cần có sự chi tiết hơn nữa đối với các nguyên tắc định hướng, đặc biệt là các nguyên tắc gắn với những quy định về tính rõ ràng và không phân biệt đối xử trong thương mại điện tử.

Một phái đoàn lưu ý năm 2001 đã luân chuyển một tài liệu giải thích lập trường của mình đối với giao dịch qua biên giới các nội dung số hóa thông qua các phương tiện như đĩa mềm. Rõ ràng, sẽ là hợp lý khi các nội dung số hóa này được truyền qua Internet được hưởng mức đối xử tương đương như mức của GATT, chẳng hạn như việc áp dụng vô điều kiện MFN, đối xử quốc gia, không được áp dụng các hạn chế định lượng. Các thành viên không nên chỉ trao đổi về vấn đề phân loại mà phải bàn về việc làm thế nào để các giao dịch liên quan tới các nội dung số hóa được đối xử tương tương mức của GATT, đồng thời cần phải xây dựng những nguyên tắc và quy định nào để đảm bảo điều đó.

Theo quan điểm của một phái đoàn, khi một sản phẩm được cung cấp theo phương thức truyền thống thì nó sẽ thuộc phạm vi của GATT, còn khi được cung cấp trực tuyến sẽ thuộc phạm vi của GATS. Tất cả các phương thức cung cấp dịch vụ, đặc biệt là phương thức 1 (cung cấp qua biên giới) và phương thức 2 (tiêu thụ ở nước ngoài) đều được đề cập tới bởi khái niệm thương mại điện tử một cách bình đẳng. Khi một sản phẩm vừa có thể cung cấp trực tuyến vừa theo phương thức truyền thống thì sản phẩm đó được cung cấp theo phương thức nào sẽ quyết định nó thuộc phạm vi của GATT hay GATS. Đây là khía cạnh quan trọng của tính trung lập về công nghệ mà phái đoàn này bảo vệ trong khung khổ của GATS. Liên quan tới việc phân loại, cần phải tính tới yếu tố quan trọng là tập hợp các sản phẩm có thể được cung cấp theo cả hai phương thức không phải là vô hạn nên cần làm rõ hơn nữa tập hợp này. Phái đoàn này ủng hộ việc gia hạn thỏa thuận tạm thời chưa áp dụng thuế nhập khẩu đối với sản phẩm được phân phối trực tuyến [giao dịch điện tử].

Một phái đoàn khác nhắc lại việc đệ trình hai tài liệu tham khảo trong năm 2001 và lưu ý lập trường của mình vẫn không thay đổi đối với vấn đề phân loại, các sản phẩm được truyền trên Internet phải được phân loại là dịch vụ và được đối xử theo GATS. Tài liệu của phái đoàn này đã nhấn mạnh tới sự khác biệt giữa hai giai đoạn cung cấp sản phẩm số hóa. Giai đoạn đầu là việc truyền sản phẩm trên Internet tới người tiêu dùng, giai đoạn hai là lưu trữ sản phẩm trong một thiết bị nào đó cho việc sử dụng về sau. Điểm mấu chốt là việc truyền sản phẩm từ lãnh thổ nước này sang lãnh thổ nước khác, do vậy các quy định của GATS là thích hợp cho việc truyền đó. Tài liệu của Canađa đã đặt ra một số vấn đề liên quan, một trong số các vấn đề đó là việc chưa có sự phân loại phù hợp trong cả HS và Danh mục phân loại dịch vụ của WTO (MTN.GNS/W/120) cho các sản phẩm số hóa. Tuy nhiên, mục 84 của CPC có thể là đủ để bao hàm các sản phẩm số hóa được truyền trên Internet. Phái đoàn này ủng hộ gợi ý về việc tập trung vào vấn đề làm sao đảm bảo cho các quy tắc của WTO hỗ trợ tạo ra môi trường tự do cho thương mại điện tử, đặc biệt các nguyên tắc định hướng sẽ có thể có ích.

Một phái đoàn cho là chưa bị thuyết phục trong việc phân loại các sản phẩm trên là hàng hóa hay dịch vụ, và đề xuất vấn đề này cần phải được xem xét từ quan điểm phân tích như thế nào.

Một phái đoàn khác nhấn mạnh cách tiếp cận đối với vấn đề phân loại cần phải đơn giản và khách quan. Thương mại điện tử vẫn là thương mại và WTO có một hệ thống các quy tắc chặt chẽ về sự không phân biệt đối xử và tiếp cận thị trường. Những sản phẩm được nhắc tới trong các cuộc họp chuyên đề của Đại Hội đồng mới chỉ là một phần nhỏ của các nội dung được bán và cung cấp trực tuyến, nhưng đã có sự đồng thuận trong WTO là tất cả các sản phẩm có nội dung tương tự là dịch vụ. Theo phái đoàn này, tiêu điểm của cuộc thảo luận hiện tại là phần mềm. Theo quan điểm của phái đoàn này, việc mua bán các sản phẩm số hóa trên Internet là dịch vụ, do đó sẽ chịu sự điều chỉnh bởi các quy tắc hiện tại của GATS. Trong phạm vi quan tâm của phái đoàn này thì như vậy vấn đề đã được giải quyết. Trong các cuộc đàm phán thuộc phạm vi Vòng đàm phán Doha có các yêu cầu và đề xuất thuộc các ngành dịch vụ quan trọng đối với việc cung cấp các sản phẩm số hóa, chẳng hạn như các dịch vụ liên quan tới máy tính. Trong phạm vi của WTO, thương mại điện tử là dòng thông tin trên các phương tiện điện tử (e-commerce as discussed in the WTO was the flow of information over electronic means) và cho tới nay chưa thành viên nào áp dụng các hạn chế với nó. Vì vậy, phái đoàn này cho rằng không cần thiết phải có bất cứ hoạt động xây dựng quy tắc mới nào của WTO cho phương thức này của thương mại quốc tế.

Một phái đoàn vẫn còn phân vân khi phân loại giao dịch điện tử như dịch vụ nhưng đề cao hơn tới việc tập trung vào mục tiêu mà các thành viên muốn đạt tới. Theo phái đoàn này, vấn đề phân loại không trở nên quan trọng nếu các thành viên có thể đạt tới mức độ thỏa đáng về tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia theo cả GATT và GATS. Điều này nên được phản ánh trong các nguyên tắc định hướng và việc sử dụng các nguyên tắc này để giúp các thành viên đạt được mục tiêu tổng thể, đó là duy trì một môi trường thương mại mở và tự do cho thương mại điện tử và đảm bảo rằng tiềm năng phát triển của thương mại điện tử sẽ không bị cản trở bởi các rào cản về quy tắc hay các biện pháp khác trong tương lai.

Theo một phái đoàn, các thành viên cần phải giải quyết cả vấn đề phân loại, cả quan niệm về các nguyên tắc định hướng, cái nọ không loại trừ cái kia. Một số phái đoàn đã có những đóng góp tích cực trong vấn đề phân loại, và thực sự có nhu cầu phải giải quyết vùng “xám”, tức là phân loại các sản phẩm được cung cấp trực tuyến với cung cấp theo các cách thức truyền thống. Đồng thời, cần phải khám phá sâu hơn khái niệm về các nguyên tắc định hướng tại các cuộc họp chuyên đề tiếp theo. Việc áp dụng các nguyên tắc như vậy có thể được triển khai ở mức ngành dịch vụ (tức là theo từng trường hợp) trong các cuộc đàm phán về dịch vụ. Liên quan tới nhận xét của một phái đoàn về việc mục 84 của CPC không bao gồm phần mềm đóng gói, cần phải lưu ý là “phần mềm” được định nghĩa trong bối cảnh của CPC 84 nhằm mục đích làm rõ những tình huống khi nói đến “phần mềm” ở mức phân loại tới 3 chữ số. Bởi vậy, phần mềm đóng gói khi được cung cấp theo phương thức truyền thống sẽ không thuộc phạm vi của CPC 84. Theo phái đoàn này, tự do hóa thương mại đối với một số hàng hóa và phân ngành dịch vụ là một ưu tiên, nhưng phái đoàn cũng mong muốn nhấn

mạnh tới tầm quan trọng của việc đạt được sự chắc chắn hơn về mặt pháp lý liên quan tới các quy tắc, tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia.

Một phái đoàn bày tỏ mong muốn có những đề xuất cụ thể liên quan tới các nguyên tắc định hướng. Phái đoàn này lưu ý đã được nghe đi nghe lại việc giao dịch điện tử chỉ là một công cụ để tiến hành mua bán hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, những sản phẩm đã được nhắc tới trong các cuộc họp chuyên đề là hàng hóa hay dịch vụ thì đã nằm trong phạm vi các quy tắc hiện tại của WTO. Điều phái đoàn này muốn nghe chính là ý tưởng của các phái đoàn khác về các nguyên tắc định hướng. Các cuộc họp chuyên sâu của Đại Hội đồng là một diễn đàn hợp lý cho việc trao đổi kỹ thuật liên quan tới vấn đề phân loại cũng như các vấn đề khác. Những quyết sách có bản chất chính trị sẽ được đề cập tới khi thích hợp, và theo cách tiếp cận của tiến trình chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Cancún, các thành viên sẽ quyết định có thể đóng góp được gì cho hội nghị này về thương mại điện tử.

Một phái đoàn thông báo về một cuộc họp gần đây của Hội nghị Á – Âu (ASEM) và cho biết hoạt động của ASEM đã tạo ra cơ hội để thúc đẩy thương mại điện tử giữa các nước thành viên thông qua việc cam kết để đạt được một tập hợp các mục tiêu chung, bao gồm các nguyên tắc tổng quát sau: i) Sự phát triển của thương mại điện tử được định hướng bởi thị trường và dựa trên sự cạnh tranh; những quy định về thương mại điện tử phải được xây dựng trên cơ sở trao đổi, hợp tác giữa nhiều nhóm lợi ích liên quan; sự phát triển và áp dụng (thông qua chứng nhận hay xác thực, bao gồm gắn nhãn tín nhiệm) các tiêu chuẩn hay thực tiễn tốt nhất phải dựa trên cơ sở tự nguyện và định hướng thị trường. ii) Cạnh tranh và dòng tự do thông tin (the free flow of information) sẽ phải được cân bằng với nhu cầu bảo vệ xã hội và quyền con người (rights of individuals). iii) Các quy định về thương mại điện tử không được phân biệt đối xử, trung lập về công nghệ và cân đối. iv) Coi thương mại điện tử là một dạng mới của thương mại nhưng là một kênh phân phối và vận chuyển bổ sung đang tiến hóa một cách liên tục. Phù hợp với cách tiếp cận này, đồng thời không ngăn cản sự phát triển tiếp theo của thương mại điện tử, các nguyên tắc và quy định áp dụng với sản phẩm không trực tuyến sẽ được áp dụng với sản phẩm trực tuyến. v) Các chính phủ, cộng đồng kinh doanh và xã hội sẽ hợp tác để đảm bảo phổ biến về các lợi ích và rủi ro khi sử dụng Internet và tiến hành thương mại điện tử, đặc biệt là việc phổ biến cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ và vừa. vi) Các chính phủ sẽ phối hợp chặt chẽ với các đối tác kinh doanh quốc tế và trong nước và toàn xã hội, hợp tác quốc tế và song phương trên quan điểm đảm bảo sự phối hợp và thừa nhận lẫn nhau để hỗ trợ dòng thông tin cũng như bảo vệ người tiêu dùng và xã hội. vii) Với tầm nhìn thương mại điện tử đang thay đổi mau lẹ, việc xây dựng chính sách cần bám sát thực tiến và điều chỉnh kịp thời. vii) Đảm bảo để thương mại điện tử sẽ được đối xử không phân biệt theo cả hệ thống luật án lệ và thành văn (substantive and procedural law),

Một phần của tài liệu Tổng quan về các hoạt động của WTO liên quan tới thương mại điện tử (Trang 36 - 42)