Phương hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý tại Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu Khu vực I (Trang 26 - 27)

Chúng ta đã trình bày về các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực quản lý. Trên cơ sở đó, có thể nói nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý có 2 phương hướng chủ yếu, đó là: (i) Nâng cao chất lượng của từng cán bộ quản lý và (ii) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý.

Cho dù là tác động vào bất kỳ nhân tố nào trong các nhân tố có ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực quản lý thì yêu cầu đặt ra trước hết là phải lấy phân tích công việc ra làm trung tâm cho tất cả các chính sách được đưa ra. Trong phân tích công việc, mỗi công việc phải được đặt trong hệ thống công việc của doanh nghiệp, trong mối liên hệ hữu cơ vói các công việc khác, trên cơ sở đó mới có thể viết được bản mô tả công việc, yêu cầu công việc đối với người thực hiện và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc. Do vậy, hoàn thiện công tác phân tích công việc là một việc cần phải làm trước hết.

Đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, có thể nói đây là các giải pháp đòi hỏi sự đồng bộ và mang tính nghệ thuật cao. Một cơ chế tăng cường quan hệ hợp tác trong công việc là một yêu cầu đặt ra hàng đầu. Muốn như vậy, cần thiết lập một lưu trình xử lý các công việc trong toàn doanh nghiệp một cách rõ ràng, cụ thể và hợp logic.

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ TẠI TRUNG TÂM ĐIỆN

TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU KHU VỰC I (VDC1)

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý tại Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu Khu vực I (Trang 26 - 27)