- Các cuộc kháng chiến tiêu biểu trong lịch sử dân tộc Việt Nam: chống Tống, chống Nguyên-Mông, chống Minh, Xiêm, Thanh,…
4. Củng cố:
- Lịch sử của dân tộc là lịch sử vừa dựng nước và giữ nước.
- Nhân dân ta đã xây dựng một đất nước hoàn chỉnh và phát triển, đặt cơ sở bền vững cho những bước tiến sau này.
5. Dặn dò:
- Lập bảng niên biểu về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm tương ứng với các triều đại trong lịch sử dân tộc.
Tiết 34:
TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾNI. MỤC TIÊU BÀI HỌC: I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: giúp Hs nắm được:
- Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam là sự kết tinh của hàng loạt nhân tố, sự kiện đã diễn ra trong một thời kỳ lịch sử lâu dài.
- Trong hoàn cảnh của chế độ phong kiến và do tác động của tiến trình lịch sử dân tộc với những nét riêng biệt, yếu tố chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập của Tổ quốc trở thành nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến.
2. Tư tưởng, tình cảm:
- Bồi dưỡng lòng yêu nước và ý thức dân tộc, lòng biết ơn đối với các anh hùng dân tộc, ý thức phát huy lòng yêu nước trong sự nghiệp xây dựng đất nước, nâng cao đời sống nhân dân.
3. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích và liên hệ với thực tế.
II. PHƯƠNG PHÁP, THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Gv giảng kết hợp với đặt câu hỏi để Hs phát biểu, tổng hợp, đánh giá.
- Một số đoạn trích trong các tác phẩm văn học để minh hoạ cho nội dung bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Kiểm tra bài cũ: 1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới: 3. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy và trò: Kiến thức cơ bản Hs cần nắm:
- Gv giải thích khái niệm “truyền thống” và “truyền thống yêu nước”. Lấy ví dụ minh hoạ.
- Cơ sở hình thành của truyền thống yêu nước?
- Hs trả lời, Gv nhận xét và kết luận.
- Gv đưa ra những ví dụ về các truyền thuyết lịch sử và văn học để minh họa.
- Những biểu hiện của truyền thống yêu nước dân tộc trong thời kỳ độc lập tự chủ?
- Gv đặt câu hỏi cho Hs suy nghĩ về ý nghĩa của các câu nói (Sgk) của Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Quang Trung,…
- Tại sao yêu nước lại gắn liền với thương dân?
- Gv giảng cho Hs nhớ lại các cuộc kháng chiến gắn liến với tên tuổi của các vị anh hùng dân tộc. Nhấn mạnh đến bối cảnh lịch sử và đặc điểm của các cuộc kháng chiến đó → nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong
1. Sự hình thành của truyền thống yêu nước Việt Nam:
- Hình thành bước đầu với sự ra đời của quốc gia dân tộc và được củng cố qua quá trình đấu tranh chống ngoại xâm để giữ nước, đặc biệt là thời Bắc thuộc.
2. Phát triển và tôi luyện truyền thống yêu nước trong các thế kỷ phong kiến độc lập: trong các thế kỷ phong kiến độc lập:
- Biểu hiện: xây dựng đất nước phát triển toàn diện, tự chủ, có nền tảng văn hoá vững chắc, kết hợp với chiến đấu chống ngoại xâm.
- Truyền thống yêu nước được duy trì, kế tục và phát huy về mọi mặt.
3. Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến: Việt Nam thời phong kiến:
- Tinh thần đoàn kết bất khuất, quyết tâm vì nền độc lập tự do của dân tộc.
Tiết: 35
KIỂM TRA 1 TIẾT
Câu 1: Vai trò của vương triều Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc.
Câu 2: Nêu nguyên nhân của sự chia cắt đất nước thế kỷ XVI-XVIII? Nét khác biệt giữa chính quyền Đàng Trong với nhà nước Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài là gì?
Tiết: 36
CÁCH MẠNG HÀ LAN VÀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được những kiến thức cơ bản sau:
- Cách mạng tư sản (CMTS) là một hiện tượng hợp quy luật, là kết quả của sự xung đột giữa lực lượng sản xuất mới (TBCN) với quan hệ sản xuất lạc hậu (PK). Cách mạng bùng nổ nhằm lật đổ quan hệ sản xuất pk, mở đường cho CNTB đi lên.
- Quần chúng nhân dân, chủ yếu là nông dân là động lực của cách mạng nhưng không phải là đồng minh của giai cấp tư sản. Sau khi giành chính quyền, giai cấp tư sản tiếp tục đàn áp, bóc lột nhân dân lao động nặng nền và tinh vi hơn.
- CMTS không thủ tiêu áp bức, bóc lột mà chỉ thay thế sự bóc lột của chế độ phong kiến bằng sự bóc lột của chế độ tư bản.
2. Tư tưởng, tình cảm:
- Có nhận thức đúng về những mặt tích cực và hạn chế của CMTS.
3. Kĩ năng:
- Biết sử dụng bản đồ, phân tích để hiẻu sâu những khái niệm mới.
II. PHƯƠNG PHÁP, THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Gv tăng cường phát vấn, gợi mở vấn đề để HS nấm được những vấn đề chính của bài: + Đặc điểm tình hình KT- XH của Hà Lan và Anh trước cách mạng.
+ Diễn biến chính và ý nghĩa của hai cuộc CMTS Hà Lan và Anh. - Tranh ảnh và lược đồ của cuộc nội chiến Anh…