Trong khi tình hình thế giới có nhiều thay đổi, những nội dung đó có còn phù hợp?

Một phần của tài liệu Giáo án lịch sử 10 (Trang 50 - 51)

những nội dung đó có còn phù hợp?

- GV kết hợp miêu tả một số tranh ảnh, phân tích

và giới thiệu những thành tựu văn hoá tiêu biểu dưới thời Nguyễn.

Nguyễn:

- Nông nghiệp: lạc hậu, không có gì đổi mới. - Thủ công nghiệp: tiếp tục phát triển.

+ Nhà nước: quy mô tổ chức lớn, nhiều nghành như đúc tiền, đóng tàu thuỷ, chế tạo vũ khí… + Nhân dân: gốm, sứ, dệt, có thêm nghề in tranh dân gian.

- Thương nghiệp: Nhà nước độc quyền ngoại thương.

Hạn chế sự giao lưu và mở rộng sản xuất.

3. Tình hình văn hoá – giáo dục:

- Giáo dục: Độc tôn Nho giáo, số người đi học, đi thi giảm sút.

- Văn học, nghệ thật: một số thành tựu mới : Truyện Kiều, thơ Nôm, các công trình kiến trúc ở Huế, cột cờ Hà Nội, tranh dân gian Đông Hồ.

3. Củng cố:

- Nhà nước triều Nguyễn được xây dựng theo mô hình phong kiến chuyên chế cũ nhưng tăng cường tính chuyên chế, tập trung quyền hành vào tay vua.

- Kinh tế bước đầu ổn định nhưng không có điều kiện phát triển do chính sách hạn chế của nhà nước.

4. Hướng dẫn học bài:a. Bài vừa học: a. Bài vừa học:

- Nêu khái quát và nhận xét quá trình hoàn chỉnh bộ máy nhà nước thời Nguyễn. - Những thành tựu văn hoá tiêu biểu dưới triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX.

b. Bài mới:

Đọc Sgk bài 26 và trả lời các câu hởi ở cuối bài học:

- Em nghĩ như thế nào về cuộc sóng của nhân dân ta dưới triều Nguyễn? So sánh với thế kỉ XVIII? - Đặc điểm của phong trào đấu tranh chống phong kiến ở nửa đầu thế kỉ XIX. So sánh với các trièu đại trước và phân tích ý nghĩa của nó.

Tiết: 32

TÌNHHÌNH XÃ HỘI Ở NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: Giúp Hs hiểu: 1. Kiến thức: Giúp Hs hiểu:

- Đầu thế kỉ XIX, xã hội VN dần trở lại ổn định nhưng mâu thuẫn giai cấp vẫn không dịu đi.

- Mặc dù nhà Nguyễn có một số cố gắng nhằm giải quyết những khó khăn của nhân dân nhưng sự phân chia giai cấp ngày càng cách biệt, bộ máy quan lại sa đoạ, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra.

- Cuộc đấu tranh của nhân diễn ra liên tục và mở rộng ra hầu hết cả nước, lôi cuốn cả một bộ phận binh lính.

2. Tư tưởng, tình cảm:

- Có thái độ căm ghét giai cấp phong kiến bóc lột, áp bức tàn bạo nhân dân. - Khâm phục tinh thần đấu tranh dũng cảm của người lao động bị áp bức.

3. Kĩ năng:

- Tiếp tục rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp.

II. PHƯƠNG PHÁP, THIẾT BỊ DẠY HỌC:

- Sử dụng phương pháp miêu tả kết hợp phân tích và đàm thoại. Kết hợp một số sự kiện ở bài học trước để phân tích nguyên nhân và đặc điểm của phong trào đấu tranh đương thời.

- Bản đồ VN, một số câu thơ, ca dao về cuộc sống của nhân dân và các cuộc khởi nghĩa.

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:1. Giới thiệu bài: 1. Giới thiệu bài:

2. Giảng bài mới:

Hoạt động của thầy và trò: Kiến thức cơ bản HS cần nắm:

Gv dùng một số sự kiện ở bài học trước để phân tích cho Hs thấy được nguyên nhân của phong trào đấu tranh đương thời.

- Câc vương triều Nguyễn chủ trương duy trì tình trạng cũ, tăng cường tính chuyên chế nhằm bảo vệ quyền thống trị của mình tình hình xã hội. - Gv có thể sử dụng bài vè trong Sgk nói về cảnh khổ của nhân dân.

- Gv nêu những nét khái quát chung về phong trào nông dân (lưu ý thời Minh Mạng (1820 -1840) được xem là thời kì thịnh trị của nhà Nguyễn nhưng có đến hơn 200 cuộc khởi nghĩa).

- Tóm tắt những cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu, chú ý thời điểm nổ ra các cuộc khởi nghĩa.

1. Tình hình xã hội và đời sống nhân dân:

- Nửa sau thế kỉ XVIII, xã hội phong kiến VN tiếp tục khủng hoảng:

- Bộ máy quan lại ngày càng sa đoạ, tham nhũng, địa chủ cường hào ức hiếp nhân dân.

- Đời sống nhân dân:bị bóc lột tàn bạo, thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra.

→ mâu thuẫn giữa nông dân với giai cấp thống trị nhà Nguyễn ngày càng sâu sắc → phong trào khởi nghĩa nửa đầu thế kỉ XIX.

2. Phong trào đấu tranh của nhân dân và binh lính: lính:

Một phần của tài liệu Giáo án lịch sử 10 (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w