4 1 Phân công, sắp xếp lao động tại các bộ phận.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cổ phần dịch vụ và thương mại Quan Hoa (Trang 52 - 54)

IV Thunhập bình quân/ người/tháng

2.4 1 Phân công, sắp xếp lao động tại các bộ phận.

Do đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn, lao động được phân công thành các tổ, trong các tổ lại có sự phân công theo ca làm việc, cụ thể như sau:

- Tại bộ phận lễ tân.

Ca 1: từ 6 giờ 30 – 14 giờ 30 Ca 2: từ 14 giờ – 22 giờ 30. Ca 3: từ 22 giờ 30 - 6 giờ 30.

Thông thường mỗi ca có từ 2 – 4 người làm việc tuỳ vào mật độ khách trong ngày mà tổ trưởng điều động số nhân viên cho phù hợp. Riêng ca 3 chỉ có từ 1 – 2 người. Mỗi ca họ đều phải đảm nhiệm tất cả các công việc như; đặt chỗ, nhận đáp ứng các yêu cầu của khách sạn đó, sau đó báo cáo cho các bộ phận như: bàn, bếp, đưa chìa khoá cho khách khi khách lên phòng và nhận lại chìa khoá khi khách rời khách sạn, tiến hành thanh toán.

- Tại bộ phận buồn: Ca 1: từ 6h- 14h. Ca 2: từ 14h – 22h. Ca 3: từ 22h – 6h.

Nhân viên tổ buồng chủ yếu làm việc ở ca 1 và ca 2 cho nên thời gian này số lượng lao động của tổ là động nhất 70 người cho khách sạn Quan Hoa. Ca 3 thường 10 người. Tổ trưởng tổ buông và các nhiên viên còn lại làm việc theo giờ hành chính. Như vậy so với các bộ phận khác trong Công ty thì thời gian làm việc của tổ buồng ít hơn nhiều. Đây là điều hợp lý với tính chất công việc ở bộ phận này bởi vì họ chỉ được phép làm vệ sinh khi khách đi vắng hoặc trả phòng vào buổi sáng hay buổi chiều.

- Tại bộ phận phục vụ ăn uống.

Tổ bàn: Thời gian làm việc của tổ bàn là khớp với tổ bếp. Thường chia làm 2 ca:

Ca1: 6h – 14h. Ca2: 14h – 22h.

Trung bình một ca có 15 người làm việc liên tục, người nào trực đêm sẽ được nghỉ ngày hôm sau. Thông thường bếp trưởng làm theo giờ hành chính, nhưng những lúc đông khách có thể ở lại đến cuối ca, còn những nhân viên khác thì phải làm thêm giờ. Tình trạng này xảy ra tại các khách sạn, trong đó có cả khách sạn Quan Hoa, dẫn đến nhân viên làm việc quá sức, làm cho chất lượng dịch vụ không đáp ứng được nhu cầu của khách.

Trong những ngày có tiệc lớn việc tổ chức lao động cũng thay đổi theo sự xắp xếp của giám đốc bộ phận và bếp trưởng hoặc tổ trưởng.

- Tại tổ bảo vệ: Số lao động ở tổ này làm 3 ca, mỗi ca 4 người. Ca1: từ 6h – 14h.

Ca2: từ 14h – 22h.

Ca3: từ 22h – 6h sáng hôm sau.

Tóm lại thời giam làm việc của các bộ phận trong Công ty Khách sạn Quan Hoa như vậy là hợp lý, tuy nhiên đối với bộ phận làm việc theo ca thì thời giam làm việc ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc. Mặt khác, Công ty cần phải ưu tiên và có chế độ khuyến khích lao động nữ khi họ phải làm ca đêm, làm sao cho họ cảm thấy thoải mái yên tâm, yêu thích công việc của mình, có như vậy chất lượng phục vụ và hiệu quả sử dụng lao động mới cao.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cổ phần dịch vụ và thương mại Quan Hoa (Trang 52 - 54)