Phân tích các hình thức trả lương tại công ty
2.3.2 Hình thức trả công theo sản phẩm.
- Đối tượng áp dụng : Hình thức trả lương theo sản phẩm áp dụng đối với công nhân sản xuất.
- Cách tính: Do đặc điểm sản xuất của công ty, theo dây chuyền sản xuất, nhiều bộ phận kết hợp thì mới hoàn thành được sản phẩm, vì vậy hình thức trả lương theo sản phẩm ở công ty là thích hợp nhất.
- Áp dụng công văn 4320
- Cách tính : Trả công theo ngày công thực tế, hệ số mức lương theo Nghị định số 26/CP và hệ số mức đóng góp để hoàn thành công việc, công thức như sau: Ti = h t n h t n V i i i m j j j j sp ∑ =1 - Trong đó:
Ti: là tiền lương của người thứ i nhận được ni là thời gian thực tế của người thứ i Vsp: là quỹ tiền lương sản phẩm tập thể m số lượng thành viên trong tập thể.
ti : là hệ số mức lương được xếp theo Nghị định số 26/ CP của người thứ i hi: là hệ số mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người thứ i
- Để đánh giá mức độ đóng góp hoàn thành công việc của người lao động trong việc làm lên sản phẩm tập thể. Hàng tháng các tổ phải bàn bạc dân chủ và lập danh sách bình xét phân loại gửi cho kế toán phân xưởng mình. Kế toán phân xưởng có nhiệm vụ căn cứ vào kết quả sản phẩm, bảng phân loại, bảng chấm công rà xét nếu tổ đã làm đúng thì trình quản đốc duyệt và chia lương cho từng tổ sản xuất.
- Quy định chia lương các tổ sản xuất các phân xưởng căn cứ vào đặc thù của phân xưởng mình có thể áp dụng một trong hai phương án phân loại sau:
+ Phương án 1 : A = 1,4 B = 1,2 C = 1 + Phương án 1: A = 1,3 B = 1,1 C = 1
- Những công nhân mới tuyển vào làm việc trong 3 tháng đầu chỉ được hưởng 70% tiền lương sản phẩm.
- Tiền lương trách nhiệm của tổ trưởng được phân xưởng trả cao nhất không quá 50000đ.
- Các đồng chí đốc công kiêm tổ trưởng sản xuất chỉ được hưởng tiền lương trách nhiệm quản lý. Không được hưởng tiền lương trách nhiệm tổ trưởng.
* Tiền lương bổ sung cho công nhân sản xuất.
- Công nhân sản xuất, nhân viên phục vụ bổ trợ cho các phân xưởng được bổ sung theo hiệu quả sản xuất của các phân xưởng và tiền lương sản phẩm của từng người trong tháng.
Theo công thức sau:
TLBS=TLBScho 1000đ lương sản phẩm×TLSP Trong đó: TLBScho1000đlương SP = ΣTLđược BS cho các PX ΣTLSP các PX - ΣTL được BS = ΣTLcb×Ltt×số tháng được BS - ΣTLSP các PX = ΣLsp+Ltgpx
Thực hiện định mức lao động đối với phân xưởng sản xuất: * Với công nhân sản xuất
- Đạt và vượt mức lao động trong tháng được hưởng 100% mức bổ sung. - Đạt từ 90 đến dưới 100% định mức lao động được hưởng 70% mức bổ sung.
- Đạt từ 70 đến dưới 90% định mức lao động được hưởng 40%. - Đạt dưới 70 % định mức lao động thì không được bổ sung.
- Những công nhân được điều động sang làm trái nghề thì tháng đầu được coi là hoàn thành định mức lao động.
- Những công nhân mới tuyển dụng, có 3 tháng đầu chỉ được hưởng 70% lương thì được xét là hoàn thành định mức lao động nếu đạt đủ 70% lương.
Ví dụ: Một công nhân bậc 3/7 mới được tuyển dụn××g ba tháng đầu chỉ được hưởng 70% lương sản phẩm theo hệ số lương sản phẩm hiện này là 1,3 thì: 100% lương bậc 3/7 = 2,31×450.000×1,3= 1351350 VNĐ
70% lương bậc 3/7 = 0,7×1.351.350= 945950 VNĐ Như vậy người lao động đó:
* Phải đạt 945.950 đồng tiền lương trong 3 tháng đầu mới tính bổ sung lương bằng 100% của 945.950 đồng.
* Nếu chỉ đạt được 90% đến dưới 100% của 945.950đ thì chỉ được tính bổ sung lương theo 70% của 945.950đ.
* Nếu chỉ đạt được từ 70% đến dưới 90% của 945.950đ thì chỉ được tính bổ sung lương là 40% của 945.950đ.
* Với bộ phận quản lý phân xưởng.
- Bộ phận quản lý, phục vụ cũng hưởng theo định mức lao động của phân xưởng và quy về 3 mức.
+ Phân xưởng hòan thành 100% định mức trở lên được hưởng 100% mức bổ sung.
+ Nếu hoàn thành dưới 70% định mức lao động thì không được bổ sung. VD: Một tổ sản xuất gồm 9 công nhân trong kỳ có tổng thu nhập là 15015800đ. Cấp bậc công nhân, hệ số đánh giá mức độ đóng góp lao động, ngày công thực tế của từng người được tập hợp theo biểu sau.
Stt CN Bậc Htl Hi Ntt 1 CN1 2 1,55 1,4 20 2 CN2 2 1,55 1,4 21 3 CN3 2 1,55 1,2 19 2 CN4 3 1,72 1,2 20 5 CN5 3 1,72 1 19 6 CN6 3 1,72 1 18 7 CN7 4 1,92 1,4 22 8 CN8 4 1,92 1,4 22 9 CN9 5 2,33 1,2 20
Tiền lương của từng người trong tổ chia như sau: Stt Công Nhân Bậc nitihi Ti = h t n h t n V i i i m j j j j sp ∑ =1 1 CN1 2 43,4 1615394 2 CN2 2 45,57 1696164 3 CN3 2 35,34 1.315.392 4 CN4 3 41,28 1.536.485 5 CN5 3 32,68 1.216.384 6 CN6 3 30,96 1.152.364 7 CN7 4 59,136 2.201.105 8 CN8 4 59,136 2.201.105 9 CN9 5 55,92 2.029.669 10 Tổng 403,42 2 15.015.800 * Nhận xét hình thức trả lương sản phẩm tập thể. - Ưu điểm :
Việc áp dụng hình thức trả lương sản phẩm tập thể là hoàn toàn phù hợp với công nhân trực tiếp sản xuất. Nó góp phần nâng cao ý thức làm việc của công nhân, vì tiền lương của họ phụ thuộc số sản phẩm hoàn thành. Hình thức trả lương này cũng khuyến khích công nhân làm việc hiệu quả hơn, sử dụng thời gian hợp lý tự giác, nỗ lực làm việc để sản xuất ra sản phẩm được giao trong ngày, phát huy sáng kiến để hoàn thành tốt công việc đồng thời phát huy tinh thần hợp tác đoàn kết giữa các thành viên trong tổ.
- Tiền công được tính tương đối dễ hiểu, tiền công theo sản phẩm trong tháng của cả tổ, người công nhân có thể dễ dàng tính toán dựa vào khối lượng sản phẩm hoàn thành nhân với từng đơn giá sản phẩm. Sau đó tính ra tiền công mình nhận được, nhìn tổng thể tiền công đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động làm nhiểu hưởng nhiều làm ít hưởng ít. Tổ trưởng với mức phụ cấp trách nhiệm là 50000 đồng/tháng, tuy không phải là cao nhưng cũng tạo động lực để tổ trưởng đôn đốc anh em trong tổ làm việc kiểm tra tình hình sản xuất của cả tổ.
- Một trong những yêu cầu của trả công theo sản phẩm là việc định mức lao động và tính đơn giá tiền lương phải chính xác. Tuy nhiên công tác này rất khó khăn, khó có thể xác định đúng được định mức lao động. Vì vậy công tác xây dựng định mức cần phải được quan tâm hơn nữa.
- Trả công theo sản phẩm có hiệu quả cần phải tăng cường công tác nghiệm thu sản phẩm, công tác này chưa được thực hiện tốt ở xí nghiệp. Cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm chỉ mới kiểm tra đến số lượng hoàn thành mà chưa chú ý nhiều đến chất lượng sản phẩm. Sản phẩm mới chỉ được quan tâm về hình thức bên ngoài mà chưa kiểm tra kỹ đến các tiêu chuẩn kỹ thuật. Số lần kiểm tra sản phẩm phải được thực hiện một lần trong ngày, nếu không kiểm tra thường xuyên thì đến khi phát hiện ra sai phạm thì cũng đã quá muộn gây lãng phí nguyên vật liệu, công sức lao động và chất lượng không đúng yêu cầu sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của xí nghiệp đối với khách hàng.