Hình thức trả lương sản phẩm khoán.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty cơ khí Ôtô 3-2 (Trang 42 - 45)

Phân tích các hình thức trả lương tại công ty

2.3.3. Hình thức trả lương sản phẩm khoán.

- Đối tượng áp dụng và căn cứ giao khoán.

- Hình thức trả lương theo sản phẩm khoán được nhà máy áp dụng đối với công nhân làm việc theo muà vụ từ 3 tháng trở xuống.

- Căn cứ giao khoán.

+ Điều kiện sản xuất kinh doanh của nhà máy. + Nội dung của chính bản thân công việc. + Về số lượng công việc.

+ Về chất lượng công việc. + Về định biên lao động.

- Tiền lương khoán được giao cho từng tháng, mỗi khi tiền lương khoán được giao thì giao kèm với phiếu khoán cụ thể. Phiếu khoán bao gồm các nội dung về: số lượng sản phẩm cần hoàn thành, yêu cầu về chất lượng sản phẩm, về thời hạn giao sản phẩm, về tổng tiền lương khoán.

- Cách tính:

ΣTLk=ĐGk×Q1

- Trong đó:

ΣTLk: Tiền lương khoán trả cho cả tổ làm lương khoán

ĐGk: Đơn giá tiền công khoán cho 1 khối lượng công việc hoàn thành. Q1: Số lượng công việc hoàn thành.

Tiền lương chia cho từng người trong tổ được chia như trong chia lương sản phẩm tập thể

- Đối với hình thức trả lương khoán cá nhân. T = ĐGk×Q1

Trong đó:

T: Tiền lương của 1 công nhân khoán nào đó

- Tiền lương bổ sung của công nhân khóan được áp dụng như công nhân sản xuất sản phẩm. Nhưng công nhân đó phải làm việc trong số tháng được bổ sung.

* Nhận xét hình thức trả công theo sản phẩm khoán.

- Ưu điểm:Việc áp dụng hình thức khoán phụ thuộc vào tính chất công việc cần phải giao khoán của công ty. Hình thức trả lương này gắn với kết quả làm việc của công nhân, khuyến khích công nhân làm việc hoàn thành công việc được giao một cách nhanh nhất, phát huy tính sáng tạo của công nhân

- Nhược điểm:

Tuy nhiên hình thức trả lương này rất khó xác định đơn giá khoán một cách chính xác. Nếu người công nhân làm việc trong thời gian khoán tại công ty không nằm trong tháng có bổ sung thì người công nhân khoán này không nhân được tiền lương bổ sung như vậy rất thiệt thòi cho công nhân khoán. Vì vậy nên có quỹ lương bổ sung cho công nhân khoán

CHƯƠNG III

Trên cơ sở và định hướng mục tiêu và phát triển kinh tế 5 năm, phương hướng của công ty từ nay đến năm 2009 là: phát huy truyền thống của công ty tăng cường đoàn kết tích cực đổi mới thực hiện đa dạng hóa ngành nghề, đa dạng hóa sản phẩm nhưng không quá xa so với năng lực sở trường của công ty. Tăng trưởng nhanh, giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ, lấy nhiệm vụ bảo dưỡng sửa chữa xe ôtô là nhiệm vụ chính. Xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, phấn đấu vì sự phát triển bền vững của công ty, góp phần đưa tổng công ty thành một tập đoàn kinh tế mạnh.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2009.

- Triển khai dự án di chuyển mở rộng dây chuyền sản xuất xe khách chất lượng cao 26 đến 35 chỗ.

- Dự án xây dựng văn phòng công ty và khu vực giới thiệu sản phẩm tại số 18 đường Giải Phóng - Đống Đa - Hà Nội. Xây dựng và sớm đưa mặt bằng nhà xưởng ở Hưng Yên vào sử dụng, để nâng cao sản lượng đóng xe.

- Phấn đấu tổng giá trị sản xuất kinh doanh giữ tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 60% đến năm 2007 đạt giá trị 512 tỉ đồng

- Doanh thu hàng năm giữ tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 80% đến năm 2009 đạt 450 tỉ đồng

- Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân của công ty phấn đấu bình quân từ 3.089.000đ năm 2006 lên 3.500.000đ năm 2007.

- Xây dựng đội ngũ quản lý năng động có trình độ cao có uy tín trên thị trường. Xây dựng một tập thể công nhân có tay nghề vững vàng có tác phong sản xuất công nghiệp đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị trường.

Bảng : Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2007.

STT Chỉ Tiêu Đơn vị tính Số lượng

1 Gía trị sản lượng Tỷ đồng 512

2 Doanh thu Tỷ đồng 450

3 Nộp ngân sách Tỷ đồng 8.7

5 Thu nhập bq 1000đ/tháng 3500

6 Lao động bq Người 450

Nguồn: phòng nhân chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty cơ khí Ôtô 3-2 (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w