Văn hố Crét Myxen và thời Hơme:

Một phần của tài liệu LS-thegioi-CD (Trang 43 - 44)

1.Văn hố Crét – Myxen:

Từ sớm, ở vùng biển Eâgiê mà trung tâm là bán đảo Crét và vùng Myxen đã từng tồn tại những nền văn minh rực rỡ, nhưng mãi đến thập kỷ 70 của thế kỉ XIX về sau, nhờ các cuộc khai quật khảo cổ học, người ta mới biết được tương đối cụ thể các nền văn minh đĩ.

Tại Crét và Myxen, người ta đã tìm thấy những cung điện, thành quách và nhiều hiện vật khác trong đĩ cĩ cả chữ viết.

Nền văn minh Cret tồn tại trong 1800 năm. Từ đầu thiên kỷ thứ III đến thế kỷ thứ XII TCN, trong đĩ thời kỳ phát triển rực rỡ nhất là vào khoảng thế kỷ XVII – XV TCN.

Chủ nhân của nền văn hố Myxen là người Akêăng, một chi nhánh của người Hy Lạp từ phía Bắc di cư xuống phía Nam vào khoảng cuối thiên kỷ thứ III đầu thiên kỷ thứ II TCN. Thời kỳ huy hồng nhất của nền văn hĩa Myxen là từ thế kỷ thứ XVI đến thế kỷ XII TCN.

Cơ sở của cả hai nền văn hĩa này đều là đồ đồng thau. Như vậy, thời kì văn hĩa Crét- Myxen là thời kỳ đã tồn tại những nhà nước tương đối phát triển.

Trên cơ sở ấy, từ năm 1194 – 1184 TCN, Myxen đã tấn cơng thành Tơroa ở Tiểu Á, và Myxen đã dành được thắng lợi.

Sau cuộc chiến tranh này 80 năm tức là đến cuối thế kỉ thứ XII TCN, người Đơriêng với vũ khí bằng sắt từ phía Bắc tràn xuống tiêu diệt các quốc gia ở Myxen và Crét. Thời kì Crét – Myxen kết thúc.

2.Thời kì Hơme ( Thế kỉ XI – IX TCN)

Thời kì này sở dĩ gọi như vậy là vì lịch sử Hy Lạp trong giai đoạn này được phản ánh trong hai tập sử thi là Iliát và Oâđixê của nhà thơ mù Hơme.

Nội dung của Iliát và Oâđixê nĩi về cuộc chiến tranh giữa Hy Lạp với thành Tơroa xảy ra cuối thời Myxen, nhưng chất liệu của cuộc sống hiện thực mà tác giả sử dụng để xây dựng tác phẩm như tình hình sinh hoạt, phong tục tập quán, quan hệ xã hội… thì thuộc thời kì từ thế kỷ thứ XI – IX TCN.

Xã hội Hy Lạp thời Hơme được phản ánh trong hai tập thơ này khơng phải là sự phát triển tiếp tục xã hội cĩ nhà nước thời Crét Myxen mà là giai đoạn cuối của xã hội nguyên thuỷ.

Lúc bấy giờ, sự phân hố giàu nghèo đã diễn ra rõ rệt, nơ lệ cũng đã xuất hiện.Tuy vậy, nhà nước chưa ra đời. Đứng đầu bộ lạc là badilớt ( basileus ) nhân vật này chưa phải là vua mà chỉ là thủ lĩnh quân sự.

Bên cạnh badilớt cịn cĩ Đại hội nhân dân bao gồm tồn thể thành viên nam giới của bộ lạc, và Hội đồng trưởng lão bao gồm các cụ tộc trưởng các thị tộc.

Thời kì xã hội vừa cĩ thủ lĩnh quân sự vừa cĩ Đại hội nhân dân gọi là thời kì dân chủ quân sự, cịn gọi là thời đại anh hùng.

Một phần của tài liệu LS-thegioi-CD (Trang 43 - 44)