Thời kì thành bang: ( Thế kỷ VIII – IV TCN)

Một phần của tài liệu LS-thegioi-CD (Trang 44 - 50)

Do sự phát triển của các ngành kinh tế nơng nghiệp, thủ cơng nghiệp và thương nghiệp, nhiều thành thị đã ra đời ở Hy Lạp và Tiểu Á. Đồng thời

sự phát triển về kinh tế đã dẫn đến việc phân chia cư dân Hy Lạp thành ba loại: quý tộc, nơ lệ và bình dân. Trên cơ sở đĩ, đến thế kỷ thứ VIII TCN, ở Hy Lạp một lần nữa lại xuất hiện nhiều nhà nước nhỏ lấy một thành thị làm trung tâm gọi là những thành bang.

Trong số các thành bang ở Hy Lạp, quan trọng nhất là thành bang Xpác và thành bang Aten, vì đây là hai lực lượng hùng mạnh nhất làm nịng cốt cho lịch sử Hy Lạp cổ đại.

1.Thành bang Xpác:

a.Quá trình thành lập nhà nước :

Xpác nằm ở phía Nam bán đảo Pêlơpơnedơ. Vùng này khơng thuận tiện đối với cơng thương nghiệp, nhưng đất đai tốt, thuận lợi cho việc phát triển nơng nghiệp, đồng thời cĩ nhiều sắt để làm vũ khí và dụng cụ.

Qúa trình thành lập nhà nước Xpác là quá trình xâm lược và thiết lập ách thống trị của người Đơriêng ở đây và họ được gọi là người Xpác.

Người Xpác là kẻ thống trị, là chủ nơ. Họ khơng làm các nghề kinh tế mà chỉ cĩ nhiệm vụ cai trị và đánh giặc.

Cư dân bản xứ là người Akêăng. Họ bị biến thành dân bị trị gọi là người Pêriéc và người Ilốt. Họ phải làm các nghề kinh tế. Đặc biệt là người Ilốt phải cày cấy ruộng đất và nộp một nửa thu hoạch cho người Xpác.

b.Tổ chức nhà nước và quân đội:

Nhà nước Xpác là nhà nước cộng hồ quý tộc. Đứng đầu nhà nước là hai vua cĩ quyền lực ngang nhau.Bên cạnh hai vua cịn cĩ hội đồng trưởng lão gồm 30 người ( kể cả hai vua ) từ 61 tuổi trở lên.

Ngồi ra, cịn cĩ Hội nghị nhân dân mà thành viên là tất cả những người đàn ơng Xpác từ 30 tuổi trở lên.

Về quân sự, Xpác cĩ một đội bộ binh rất hùng mạnh. Tất cả con trai Xpác đều phải rèn luyện trong các trại tập trung của nhà nước, đến 20 tuổi thì chính thức trở thành chiến sĩ và phải ở trong quân đội tới 60 tuổi.

Như vậy Xpác là một thành bang bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế và văn hĩa nhưng lại là một thành bang hùng mạnh về quân sự.

Với ưu thế ấy, Xpác bắt các thành bang lân cận trở thành chư hầu của mình và đến năm 530 TCN thì thành lập một đồng minh do Xpác cầm đầu gọi là đồng minh Pêlơpơnedơ nhằm mục đích giành quyền bá chủ ở Hy Lạp.

2.Thành bang Aten :

a.Sự ra đời và phát triển của nhà nước dân chủ:

Aten ở miền Trung Hy Lạp. Đây chủ yếu là một vùng đồi núi, khơng thuận tiện đối với việc sản xuất nơng nghiệp, nhưng lại cĩ nhiều khống sản và cĩ hải cảng tốt nên rất thuận lợi trong việc phát triển cơng thương nghiệp.

Thời Hơme, ở xung quanh Aten cĩ bốn bộ lạc người Iơniêng. Đến khoảng thế kỉ VIII TCN, do sự phát triển về kinh tế và sự phân hĩa giai cấp, nhà nước ở Aten bắt đầu ra đời. Tuy nhiên tính chất dân chủ của nhà nước Aten lúc bấy giờ cịn rất hạn chế. Do sự đấu tranh khơng ngừng của quần chúng, Aten phải nhiều lần cải cách để hồn thiện chế độ dân chủ, trong đĩ quan trọng nhất là cuộc cải cách Xơ lơng và cuộc cải cách Clixten.

- Cải cách Xơ lơng:

Năm 594 TCN, Xơ lơng được cử làm quan chấp chính. Ơng đã thi hành những chính sách cải cách sau đây:

Về kinh tế, xã hội: Xĩa nợ, trả lại ruộng đất gán nợ cho nơng dân, trả lại tự do cho nơ lệ vì nợ.

Về chính trị: Căn cứ theo tài sản, chia cư dân thành bốn đẳng cấp cĩ quyền lợi khác nhau.

Đồng thời thành lập hội đồng 400 người cĩ chức năng giải quyết những cơng việc hàng ngày giữa các kì Đại hội nhân dân.

Những chính sách cải cách của Xơ lơng đã làm cho nhà nước Aten được dân chủ hố thêm một bước.

- Cải cách Clixten:

Do sự chuyên quyền của giới quý tộc, dưới sự lãnh đạo của Clixten, quần chúng nhân dân đã nổi dậy khởi nghĩa lật đổ chính quyền của quý tộc. Clixten được cử làm quan chấp chính số 1. Năm 508 TCN Clixten thi hành một loạt cải cách nhằm dân chủ hĩa hơn nữa nhà nước Aten.

Kết quả, những người cĩ quyền cơng dân ở Aten đều được hưởng quyền dân chủ tương đối rộng rãi như:

+ Được tham dự đại hội cơng dân.

+ Tất cả mọi cơng dân từ 20 tuổi trở lên đều cĩ thể được bầu làm thành viên của Hội đồng 500 người, đĩ là cơ quan lãnh đạo của Nhà nước.

+ Các cơng dân cịn được quyền bỏ phiếu bằng vỏ sị để trục xuất những người mà họ nghi là cĩ hại đối với nền dân chủ của Aten.

Tuy tính chất dân chủ của nhà nước Aten đến đây tương đối triệt để, nhưng số người cĩ quyền cơng dân ở Aten rất ít vì đại đa số cư dân Aten là nơ lệ và ngoại kiều. Hai loại người này khơng cĩ quyền cơng dân, do đĩ khơng được tham gia các sinh hoạt dân chủ.

3.Cuộc chiến tranh Hy Lạp – Ba Tư:

Trong khi Aten đang bước vào thời kì phát triển về mọi mặt thì đến đầu thế kỉ V TCN, Hy Lạp phải tiến hành một cuộc chiến tranh chống sự xâm lược của Ba Tư, lịch sử gọi là cuộc chiến tranh Hy Lạp – Ba Tư.

-Nguyên nhân: Ba Tư là một đế quốc rộng lớn ở Tây Á, lãnh thổ phía Đơng đến tận Aán Độ, phía Nam bao gồm cả Ai Cập. Tuy vậy, Ba Tư cịn muốn bành trướng sang phía Tây.

Cuộc chiến tranh này gồm ba chiến dịch lớn:

+ Chiến dịch Maratơng:Năm 490 TCN, quân Ba Tư đổ bộ lên cánh đồng Maratơng, một địa điểm cách Aten hơn 42 km về phía Đơng. Tuy lực lượng so sánh rất chênh lệch, nhưng quân Hy Lạp đã chiến thắng rất oanh liệt (1).

+ Chiến dịch Xalamin: Năm 480 TCN, tại trận thủy chiến ở vịnh Xalamin, quân Ba Tư lại bị thất bại hết sức nặng nề.

+ Chiến dịch Platê: Năm 479 TCN. Quân Hy Lạp lại đánh thắng quân Ba Tư ở Platê. Ba Tư bị thất bại hồn tồn phải rút tàn quân về nước.

4.Sự cường thịnh của Aten:

Sau khi đánh thắng Ba Tư, các thành bang Hy Lạp mà biểu hiện là Aten bước vào thời kì cường thịnh nhất trong lịch sử của mình.Sự cường thịnh ấy biểu hiện ở các mặt sau đây:

a.Quyền bá chủ trên biển:

Vốn giữ vai trị quan trọng trong cuộc chiến tranh chống Ba Tư, sau khi thắng lợi, uy tín của Aten rất cao. Hơn nữa, Aten vốn cĩ nền thương nghiệp hàng hải phát triển phù hợp với nhiều thành bang lúc bấy giờ.

Trên cơ sở ấy năm 478 TCN, Aten giành được quyền bá chủ trên biển Eâgiê.

1 Để báo tin thắng trận một chiến sĩ Aten đã chạy một mạch từ Maratơng (Maraton) về Aten.Khi vừa về đến quảng trường Hội nghị cơng dân, anh ta chỉ kịp kêu lên:” Hỡi người Aten hãy vui mừng lên chúng ta đã thắng!” rồi ngã lăn ra chết. Do sự tích đĩ, trong đại hội Olimpích lần thứ I tổ chức năm 1896 ở Aten, người ta bắt đầu đưa vào một bộ mơn điền kinh

b.Sự phát triển của chế độ nơ lệ:

Quyền bá chủ trên biển là điều kiện quan trọng để cung cấp cho Aten một nguồn nơ lệ nước ngồi phong phú vì nguồn nơ lệ chủ yếu là tù binh và những người bị bắt cĩc. Số lượng nơ lệ ở Aten cũng như các thành bang khác ở Hy Lạp lúc bấy giờ rất đơng vượt hẳn số dân tự do. Theo Atênê, một nhà văn Hy Lạp sống vào khoảng thế kỉ III, lúc bấy giờ Aten cĩ khoảng 400.000 nơ lệ, 21000 cơng dân, 10000 kiều dân.

Cịn Aêng-ghen thì nĩi, Aten cĩ: 365000 nơ lệ, khoảng 90000 dân tự do, 45000 kiều dân.

Nơ lệ là một giai cấp hết sức cực khổ. Họ khơng được coi là người mà chỉ là loại “ tài sản biết cử động”, là “ cơng cụ biết nĩi”, do đĩ chủ cĩ thể đem nơ lệ cho thuê, biếu tặng, hoặc biến thành mĩn hàng để buơn bán. Nơ lệ khơng cĩ tài sản, khơng cĩ quyền lập gia đình. Trong khi đĩ, nơ lệ là lực lượng lao động chủ yếu trong nơng nghiệp, thủ cơng nghiệp, trong hầm mỏ, trong các hiệu buơn và các thuyền buơn… Như vậy nơ lệ ở Hy Lạp rất đơng đảo về số lượng và giữ vai trị hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế.

c.Sự phát triển về cơng thương nghiệp:

Trên cơ sở phát triển của chế độ nơ lệ và quyền bá chủ trên biển Eâgiê, đến thế kỉ V TCN, nền cơng thương nghiệp của Aten cũng phát triển rất mạnh mẽ. Aten sản xuất được nhiều sản phẩm thủ cơng với trình độ kỹ thuật cao mà tiêu biểu là đồ gốm, đồ sứ.

Quan hệ buơn bán với bên ngồi cũng mở rộng. Hải cảng Pirê được xây dựng thành một thương cảng và quân cảng rất tốt, trở thành một nơi xuất nhập khẩu hàng hĩa quan trọng của Aten.

Đồng tiền của Aten được sử dụng rộng rãi trong tất cả các thành bang ở Hy Lạp, đồng thời biến thành một loại hàng hĩa để trao đổi.

d.Sự phát triển của chế độ dân chủ:

Chế độ dân chủ của Aten đến thời kì này lại càng hồn thiện. Đặc biệt dưới thời Pêriclét, Aten đã thi hành nhiều chính sách về chính trị và kinh tế nhằm đảm bảo quyền dân chủ cho cơng dân như:

Tiếp tục duy trì tổ chức dân chủ cĩ từ trước như: Đại hội nhân dân, Hội đồng 500 người, Tịa án nhân dân…, hơn nữa phần lớn các chức vụ đều được bổ nhiệm bằng cách bốc thăm. Đại hội nhân dân thì cú khoảng mười ngày họp một lần.

Aten cịn thi hành các chế độ phúc lợi như cấp tiền cho cơng dân mua vé xem kịch, cấp phát lương thực cho người nghèo.

Đây cũng là thời kì Aten đã tạo điều kiện cho văn hĩa phát triển rực rỡ. Nhiều nhà triết học, sử học, thi sĩ, diêu khắc… của Hy Lạp đã tập trung về Aten để lao động sáng tạo.

5.Cuộc chiến tranh Pêlơpơnedơ: ( 431 – 404 TCN )

Trong khi các thành bang Hy Lạp đang bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ thì giữa đồng minh Pêlơpơnedơ do Xpác cầm đầu và đồng minh Đêlốt do Aten cầm đầu đã xảy ra một cuộc nội chiến, lịch sử gọi là chiến tranh Pêlơpơnedơ.

Nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến tranh này là do sự phát triển khác nhau về đường lối chính trị và kinh tế của hai khối đồng minh.

Nguyên nhân trực tiếp là do Aten xung đột với Coranh, một thành viên của đồng minh Pêlơpơnedơ.

Cuộc chiến tranh này bao gồm hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất ( 431 – 421 TCN )

Màn đầu tiên của cuộc chiến tranh này là sự kiện thành bang Tebơ, đồng minh của Xpác, tấn cơng Platê, đồng minh của Aten năm 431 TCN.

Tiếp đĩ quân đồng minh Pêlơpơnedơ do vua Xpác chỉ huy tấn cơng vào vùng Aùttích của Aten, tàn phá mùa màng, nhà cửa của nơng dân. Nơng dân Aùttích phải chạy vào sống chen chúc ở Aten.

Để trả đũa, hải quân Aten tấn cơng vùng ven biển Pêkơpơnedơ, gây cho đồng minh Pêlơpơnedơ nhất là Coranh nhiều thiệt hại.

Sau 10 năm tấn cơng lẫn nhau, hai bên chưa phân thắng bại. Vì vậy năm 421 TCN, hai bên đã đi đến một hịa trong đĩ quy định hai bên phải trao trả cho nhau những vùng đất đai bị chiếm và những người bị bắt trong chiến tranh.

Hịa ước này chỉ là sự hỗn binh của hai bên để chuẩn bị cho một cuộc đọ sức mới nhằm quyết định sự thắng bại vì vậy cả hai bên đều khơng cĩ ý thức thực hiện nghiêm chỉnh những điều đã ký kết.

Giai đoạn thứ hai: ( 415 – 404 TCN )

Hịa bình chỉ duy trì được 6 năm. Năm 415 Aten chủ trương đánh vào vùng Nam Ý và đảo Xixin để cướp của cải của vùng giàu cĩ này đồng thời nhằm cắt đứt nguồn cung cấp lương thực cho các thành bang thuộc đồng minh Pêlơpơnedơ.

Trong khi đĩ Xpác một mặt đưa quân đến phối hợp với các thành bang ở Xixin đánh tan hải quân của Aten, một mặt tấn cơng vào vùng Aùttích, đã gây cho Aten nhiều tổn thất.

Trong quá trình ấy, Xpác cũng xây dựng hải quân. Năm 408 TCN, hải quân Xpác đã đánh tan hải quan Aten. Đến năm 405 TCN, Aten lại bị thảm bại, 170 trong số 180 thuyền chiến bị bắt, 3000 người bị bắt, cịn lại bị giết. Ngay sau đĩ Xpác đến bao vây Aten. Vì thế cùng lực kiệt, năm 404 TCN Aten phải xin hàng.

Một hiệp ước đầu hàng được kí kết với những điều khoản rất khắc nghiệt như:

+ Aten phải giải tán tồn bộ hải quân. + Phải giải tán đồng minh Đêlốt + Phải bỏ chế độ dân chủ

+ Phải thừa nhận quyền bá chủ của Xpác…

Thế là cuộc chiến tranh Pêlơpơnedơ kéo dài 27 năm đến đây kết thúc bằng sự thất bại của Aten.

Một phần của tài liệu LS-thegioi-CD (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)