Bảo hiểm y tế

Một phần của tài liệu ChămsócsứckhỏengườicócôngcáchmạngtạiHoàiân-BìnhĐịnh (Trang 25 - 26)

Là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì

mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và đối tượng có trách nhiệm theo

quy định của luật bảo hiểm y tế” [1].

Trong quá trình đăng ký khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế, có quy định cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tức là cơ sở khám, chữa bệnh đầu tiên theo đăng ký của người tham gia bảo hiểm y tế và được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế.

1.2.6. Người cao tuổi

Người cao tuổi hay người già là một thuật ngữ dùng để chỉ những người nhìn chung đã có nhiều tuổi . Lâu nay ta vẫn quen dung khái niệm “người già”.Theo từ điển Việt Nam , già tức là “ở vào tuổi có những hiện tượng sinh lý suy yếu dần trong gia

đoạn cuối của quá trình sống tự nhiên” .Như vậy về mặc thuật ngữ, “người già” hay

“người cao tuổi” cũng chỉ là hai cách nói khác nhau mang cùng một nội dung chỉ

người đã rất nhiều tuổi so với tuổi đời trung bình”, trong khóa luận này tác giã sữ dụng

tuật ngữ “người cao tuổi”. Theo quy định hành chính quốc tế, người từ 60 tuổi trở lên được gọi là người cao tuổi [dẫn nhập 7; 29]

Những khó khăn mà người cao tuổi gặp phải

Đa số NCCCM trong mẫu nghiên cứu này thuộc nhóm người cao tuổi và họ cũng không thể tránh khỏi quy luật khách quan (tuổi cao dẫn đến thay đổi về hoạt động chức không thể tránh khỏi quy luật khách quan (tuổi cao dẫn đến thay đổi về hoạt động chức năng tâm, sinh lý, thay đổi về lao động và thu nhập, thay đổi về phạm vi, mức độ quan hệ xã hội). Chính những thay đổi này khiến cho người cao tuổi gặp phải những khó khăn sau đây:

Về sinh lý: phần lớn người cao tuổi sức khỏe giảm sút do sự thoái hóa tự nhiên của

các tế bào dẫn tới: suy giảm quá trình đồng hóa, dị hóa và hoạt động của các cơ quan nội tạng; cơ bắp bị nhão; xương do bị vôi hóa nhiều nên dòn và dễ gãy, đi lại khó khăn; trí nhớ ngán hạn giảm sút trong khi đó trí nhớ dài hạn vẫn ở mức độ cao, dễ mắt bệnh

đãng trí hay bệnh mất trí, khả năng tư duy kém.; chất lượng hoạt động của cơ quan cảm nhận bị suy giảm (mắt kém, nặng tai...)

Về tâm lý: về mặc tâm lý của người cao tuổi có nhiều biến đổi phức tạp nhất là giao đoạn đầu bước vào tuổi cao họ chưa kịp thíc ứng: do sự từng trải khiến cho họ khó chấp nhận cái mới, khó thay đổi ý kiến chính điều này đã khiến cho họ và con cháu khó hài hòa với nhau; phần lớn do giảm khả năng trí tuệ khiến cho một số người có thể cảm thấy bất lực, mất tự chủ, nhạy cảm. . . cho nên đôi lúc họ tự giận bản thân mình và giận người khác và từ chối sự giúp đỡ mặt dù hoàn cảnh của họ rất cần sự giúp đỡ; một số luôn có tâm lý lo âu, buồn chán, đôi khi họ cảm thấy chán sống nhất là những người có bệnh nặng.

Về mặt xã hội: do đi lại khó khăn và sức khỏe giảm sút nên quan hệ xã hội của họ

bị thu hẹp đáng kể; xã hội thường có quan niệm cứng nhắt, đôi khi sai lệch về họ chẳng hạn như quan niệm người cao tuổi thì yếu và vô ích không còn đóng góp trong xã hội (o đó xã hội còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được các nhu cầu cần thiết của họ như ăn, ở, khám chữa bệnh); sự thay đổi nhanh chóng của xã hội bên ngoài, dễ làm cho họ có thể cảm thấy những hiểu biết, giá trị của mình là lỗi thời và dễ tạo cảm giác bị cô lập, bi quan.

Một phần của tài liệu ChămsócsứckhỏengườicócôngcáchmạngtạiHoàiân-BìnhĐịnh (Trang 25 - 26)

w