Về bản thân NCCCM

Một phần của tài liệu ChămsócsứckhỏengườicócôngcáchmạngtạiHoàiân-BìnhĐịnh (Trang 49 - 54)

TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.2.3.3.4.Về bản thân NCCCM

Có thể nói, NCCCM là chủ thể của quá trình chăm sóc sức khỏe và là yếu tố quyết định tình trạng sức khỏe của mình. Những NCCCM được khảo sát ở mức độ nhất định đã tìm kiếm và thực hiện những hành vi chăm sóc và nâng cao sức khỏe.

Mặc dù đa số NCCCM thuộc nhóm cao tuổi nhưng họ đều có ý thức và hợp tác với mọi người đặc biệt là gia đình trong việc khám, chữa bệnh cho bản thân. Nếu được khám và chẩn đoán chính xác căn bệnh có thể mắc phải thì NCCCM rất tích cực tìm hiểu cách ứng phó (những người được chẩn đoán là tăng huyết áp biết nhiều cách phòng chống cao hơn hẳn những người không bị bệnh (vì khi được chẩn đoán bệnh người ta luôn tích cực tìm kiếm những kiến thức về phòng và chữa trị nó); nam giới có kiến thức phòng bệnh tăng huyết áp tốt hơn phụ nữ (vì trong số những NCCCM thì nam giới mắc bệnh tăng huyết áp với tỷ lệ cao hơn nữ)). Có một thực tế là, kiến thức về phòng bệnh của NCCCM có điều kiện kinh tế thấp, kém hơn các nhóm khác (những người thuộc nhóm có điều kiện kinh tế thấp sẽ không có hoặc là có rất ít cơ hội để tiếp cận với các dịch vụ y tế: bệnh viện, trạm y tế, trung tâm tư vấn sức khỏe, cũng như không có thời gian để tìm hiểu kiến thức về phòng chống bệnh). Tuy nhiên, hầu như NCCCM rất ít tiến hành khám tổng quát và chưa có nhiều kinh nghiệm trong phòng bệnh, nhóm đối tượng được điều tra thường chỉ khi nào bị bệnh và bệnh nặng mới đi khám, chữa bệnh, còn những bệnh thường gặp ở tuổi già thường ít được lưu tâm. Chính điều này đã làm giảm đi hiệu quả của công tác chăm sóc sức khỏe cho NCCCM.

Số lần khám, chữa bệnh hàng năm của NCCCM tương đối thường xuyên, với trên 50% số người trả lời rằng số lần khám, chữa bệnh/ năm là từ 2 – trên 4 lần, trong đó từ 2 – 3 lần (chiếm 24.6%), từ 3 – 4 lần (chiếm 16.9%), trên 4 lần (chiếm 14.7%) [bảng 13; phụ lục 3]. Số lần khám, chữa bệnh trong năm cũng rất đa dạng phụ thuộc vào nhóm tuổi, mức thu nhập, giới tính,

Có sự chênh lệch giữa các nhóm độ tuổi với số lần khám chữa bệnh trên năm. Những người ở độ tuổi từ 60 tuổi – 70 tuổi và dưới 60 tuổi đa số họ khám, chữa bệnh từ 1 – 2 lần/ năm (từ 60 – 70 tuổi chiếm 73.8%; dưới 60 tuổi chiếm 70%), những người ở độ tuổi trên 80 tuổi thực hiện khám, chữa bệnh trên 4 lần (chiếm 45%). Ta có thể thấy rỏ sự chênh lệc trong số lần khám, chữa bệnh ở các nhóm tuổi khi đặc trong mối quan hệ so sánh giữa những số lần khám chữa bệnh với một số nhóm tuổi. Tiến hành khám chữa

bệnh trên 4 lần/ năm với nhóm người dưới 60 tuổi (chỉ đạt 5%), từ 60 – 70 tuổi (chiếm 7.1%) trên 80 tuổi (đạt tới 45%) [bảng 18; phụ lục 4] (sở dĩ có sự khác biệt này là do ở độ tuổi càng cao thì sức khỏe yếu kém và họ mắc hoặc có nguy cơ mắc nhiều bệnh tật hơn nhóm người ở độ tuổi thấp hơn).

Những gia đình có thu nhập càng cao thì số lần khám, chữa bệnh của NCCCM càng tăng lên ( mức thu nhập từ 500.000đ – 1 triệu đồng thường họ khám, chữa bệnh ở mức từ 1 – 2 lần/năm (chiếm 57.8%), thu nhập trên 2 triệu số lần khám, chữa bệnh trên 4 lần/năm (chiếm 67.5%)), [bảng 22; phụ lục 4].

Chứng tỏ kinh tế là một yếu tố vô cùng quan trọng, có tính chất quyết định đối với việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhất là tiếp cận với bệnh viện của mỗi cá nhân mặc dù là họ có bảo hiểm y tế được khám, chữa bệnh nhưng trong quá trình khám chữa bệnh họ phải trả nhiều chi phí khác tương đối cao: chi phí đi lại, khoảng bồi dưỡng cho các bộ y tế, chi phí thêm thuốc để chữa trị tốt nhất. . .).

Nam có số lần khám, chữa bệnh cao hơn nữ, trong tổng số 67 nam thì có tới 64.2% có số lần khám, chữa bệnh từ 2 – trên 4 lần/năm cò nữ (chỉ chiếm 47.6%), với số lần khám, chữa bệnh từ 3 – 4 lần nam (chiếm 20.9%) nữ (chiếm 12.7%) [bảng 9; phụ lục 4] một phần vì trong tổng số NCCCM tỷ lệ nam mắc bệnh cao hơn nữ và nam có thu nhập ở thu cao chiếm tỷ lệ lớn hơn nữ.

Bênh cạnh đó, đối với NCCCM dường như khoảng cách từ nhà tới cơ sở y tế, phương tiện đi lại và tâm lý ngại làm phiền tới con cháu cũng là những yếu tố có ảnh hưởng đến việc tiếp cận, sử dụng dịch vụ y tế. Hầu hết người có công mong muốn được khám chữa bệnh ở những cơ sở y tế gần nhà như khám tại nhà, khám ở cơ sở y tế tư nhân hoặc khám, chữa bệnh tại trạm y tế xã với điều kiện được cung cấp đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh tốt nhất. Tuy nhiên vì điều kiện

Biểu đồ 1: Mối tương quan giữa thu nhập và số lần khám, chữa bệnh

Từ 500.000đ – 1 triệu Từ 1 triệu – 2 triệu Trên 2 triệu Chú thích

Từ 1 – 2 lần Từ 2 – 3 lần

Trên 4 lần Từ 3 – 4 lần

khó khăn chung của Huyện nên các cơ sở vật chất khám, chữa bệnh chưa đáp ứng được những nguyện vọng này của NCCCM, cho nên, hầu hết NCCCM lựa chọn khám, chữa bệnh tại bệnh viện Huyện (chiếm 46.1%) [bảng 14; phụ lục 3] theo họ ở đây chất lượng khám chữa bệnh tốt hơn trạm y tế, phòng khám tư, nơi họ ít đến nhất là bệnh viện thành phố, tỉnh (chiếm 7.7%) được trang thiết bị, cơ sở vật chất dầy đủ, kỹ thuật hiện đại hơn nhưng khoảng cách quá xa. Qua kết quả điều tra cho thấy phụ nữ có xu hướng sử dụng dịch vụ y tế tư nhân với tỷ lệ cao hơn nam giới (nữ chiếm 42.8%; nam chiếm 14.9%) [bảng 10; mục lục 4] (nữ hạn chế về mặc thời gian (khám, chữa bệnh ở phòng khám tư gần nhà, bệnh nhân ít, khám nhanh tiết kiệm được thời gian), trong số NCCCM phụ nữ có mức thu nhập gai đình thấp chiếm tỷ lệ cao hơn nam). Nam giới cao tuổi lại sử dụng dịch vụ bệnh viện với tỷ lệ cao hơn (vì với độ tuổi cao họ mắc nhiều bệnh trong đó có những bệnh rất khó chữa trị mà ở phòng khám tư hoặc là trạm y tế sẽ không đủ khả năng chữa trị). Những gia đình có thu nhập cao NCCCM chủ yếu đến bệnh viện Huyện, bệnh viện thành phố, tỉnh. Với thu nhập bình quân trên 2 triệu/tháng (chiếm 37.5%) khám, chữa bệnh ở bệnh viện huyện và ở bệnh viện thành phố, tỉnh (chiếm 37.5%) còn ở mức thu nhập từ 500.000đ – 1 triệu số lượng khám, chữa bệnh ở bệnh viện thành phố, tỉnh (chiếm 4.8%) [bảng 21; phụ lục 4] (vì chi phí cho hoạt động khám chữa bệnh ở những nơi này là rất cao: chi phí đi lại, thuốc điều trị, bồi dưỡng cán bộ. . .)

Đặc điểm sinh lý của NCCCM đã hạn chế rất nhiều khả năng tham gia các hoạt động xã hội cũng như các tổ chức xã hội của họ có tới 66.2% số NCCCM không tham gia vào bất kỳ tổ chức xã hội nào, có rất nhiều người nhận thấy chính quyền địa phương có tổ chức một số hoạt động cho người cao tuổi nói chung, NCCCM nói riêng nhưng họ lại không tham gia (họ bận công việc; già yếu không thể đi; không có phương tiện di chuyển thích hợp. . .). Đối với NCCCM tỷ lệ nữ không tham gia vào các tổ chức xã hội cao hơn nam (nữ chiếm 77.8%, nam chiếm 55.2%) (phụ nữ bận nhiều việc, lao động sản xuất, chăm sóc con cháu, một số phụ nữ không thấy được lợi ích của việc tham gia vào các tổ chức xã hội). Nữ chủ yếu tham gia vào hội phụ nữ (số người tham gia vào hội phụ nữ chiếm 17.5%), nam chủ yếu tham gia vào hội cựu chiến binh và hội người cao tuổi (những người gia nhập hội cựu chiến binh là 28.4%, hội cao tuổi là 22.4%) (gần như hội phụ nữ chiếm đa số là nữ và theo NCCCM thì đó là tổ chức dành cho phụ nữ chứ không phải là nam giới; NCCCM thích được tham gia và hoạt động trong hội cựu

chiến binh và hội người cao tuổi vì ở đó họ được chia sẽ, được đồng cảm, được giúp đỡ ) [bảng 13; phụ lục 4]. Tỷ lệ tham gia vào các tổ chức cũng giảm dần theo sự tăng dần của độ tuổi, (những người thuộc các nhóm tuổi cao sức khỏe yếu, đi lại khó khăn nên họ ngại tham gia các tổ chức, đoàn thể xã hội).

Những hoạt động giải trí của NCCCM vào những khoảng thời gian rảnh rỗi, chưa thể hiện được tính đa dạng phong phú. Họ chủ yếu đọc báo, xem ti vi, đi thăm bạn bè, người thân, tập thể dục dưỡng sinh. Trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là đọc báo (chiếm 61.5%, (đa số báo này là được cấp miễn phí theo quy định)), đi thăm bạn bè, người thân (chiếm 56.2%) phần đông họ là những người thuộc nhóm tuổi dưới 60 tuổi ( họ vẫn còn khỏe mạnh đi lại tốt và chủ yếu là đi thăm những người ở gần). Hoạt động tập thể dục dưỡng sinh rất có ý nghĩa đối với người cao tuổi nhưng họ gần như là không chú trọng đến chỉ có 11.5% thực hiện nó (người ta chưa thật sự nắm vững về tầm quan trọng của việc tập thể dục đối với sức khỏe hoặc là họ nghĩ rằng hàng ngày mình đã hoạt động đi lại, làm việc không cần phải tập thể dục nữa) [bảng 26; phụ lục 3] . Hình thức giải trí của nam và nữ có sự khác biệt, thậm chí là mục đích và cách tiếp cận của họ cũng khác nhau: nam giới tham gia đọc báo nhiều hơn nữ (nam chiếm 82.1%) và mục đích của họ là tiếp cận và xữ lý những thông tin của những tin tức mới, hàng ngày, hàng tuần của quê hương, đất nước cũng như tình hình thế giới, còn nữ đọc báo chiếm tỷ lệ rất ít (chiếm 39.7%), rất ít trong số họ có chung mục đích như nam giới mà đa số họ đọc với mục đích giải tỏa những căng thẳng, tìm hiểu các thông tin về các lĩnh vực trong cuộc sống như nuôi dạy con cháu, tỷ lệ xem ti vi của nữ cao hơn nam (nữ chiếm 47.6%, nam chiếm 40.3%), cách tiếp cận của phụ nữ chủ yếu là các chương trình phim truyện, cây cao bóng cả. . . . còn nam chủ yếu xem chương trình thời sự, [bảngr15; mục lục 4].

Mức độ hài lòng của NCCCM về công tác chăm sóc sức khỏe là sự tổng hợp của nhiều yếu tố: về việc thực thi các chính sách của chính quyền địa phương, hệ thống y tế, các hoạt động của chính quyền địa phương. Bên cạnh những kết quả đa đạt NCCCM tương đối hài lòng với công tác chăm sóc sức khỏe cho NCCCM, số NCCCCM chọn phương án rất hài lòng (chiếm 6.9%), hài lòng (chiếm 15.4% , (Trong đó đa số những người rất hài lòng hài lòng, là những người chọn các phương án: nơi điều dưỡng “điều dưỡng tại cơ sở”, thái độ phục vụ của y, bác sĩ “ân cần, chu đáo, có trách nhiệm, tôn trọng bệnh nhân ”, tình trạng cở sở vật chất, trang thiết bị nơi khám chữa bệnh “rất đầy

đủ và đầy đủ”, mức độ đến nhà thăm hỏi, tặng quà động viên “rất thường xuyên và thường xuyên”) [bảng 27; phụ lục 3]. Tuy nhiên ở một mức độ nào đó công tác chăm sóc sức khỏe cho NCCCM vẫn chưa đạt được hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu, của đại đa số NCCCM. Vẫn còn tỷ lệ cao những NCCCM trả lời rằng bình thường (chiếm 51.5%), không hài lòng với công tác chăm sóc sức khỏe cho NCCCM (chiếm 26.2% ).

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CÓ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CÓ CÔNG CÁCH MẠNG HUYỆN HOÀI ÂN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.1. Những khó khăn, thuận lợi và thế mạnh của huyện trong chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng

Một phần của tài liệu ChămsócsứckhỏengườicócôngcáchmạngtạiHoàiân-BìnhĐịnh (Trang 49 - 54)