Tổng quan về huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu ChămsócsứckhỏengườicócôngcáchmạngtạiHoàiân-BìnhĐịnh (Trang 26 - 28)

TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1.Tổng quan về huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

Huyện Hoài Ân nằm ở phía Bắc của tỉnh Bình Định, có diện tích rộng vào hàng thứ ba trong 11 đơn vị hành chính của Tỉnh. Là vùng bán sơn địa nên địa hình đa dạng, đồi núi xen kẽ với đồng bằng, thung lũng. Hệ thống sông suối ở Hoài Ân chia cắt mạnh

địa hình, gây khó khăn cho việc giao lưu giữa các vùng, nhất là vào mùa mưa khiến cho vấn đề đảm bảo an sinh cho người dân còn nhiều khó khăn đôi khi không đáp ứng đủ nhu cầu. Không những thế trong những năm gần đây thiên tai hạn hán, lũ lụt xảy ra triền miên, đặc biệt là trong năm 2010 và năm 2011 vừa qua với những trận lũ lụt chưa từng có trong 45 năm qua đã để lại những thiệt hại hết sức nặng nề: nhà cửa, các công trình bị đổ nát, thiệt hại hàng nghìn ha lương thực, hoa màu (khiến cho vấn đề đảm bảo an ninh lương thực cho người dân gặp nhiều khó khăn), cũng như gây ra nhiều dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi và tác động xấu đến sức khỏe của con người đặc biệt là nhóm đối tượng yếu thế: trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi. . . gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế xã hội.

Theo số liệu điều tra gần đây nhất cả huyện có gần 92 ngàn người, trong đó người Kinh chiếm đa số, ngoài ra còn có các dân tộc anh em như: Bana, H rê.

Hoài Ân là một trong những huyện có truyền thống yêu nước nồng nàn tinh thần đấu tranh CM kiên cường bất khuất. Là một Huyện có số người có công CM tương đối đông (2459) và cuộc sống của họ còn gặp rất nhiều khó khăn.

Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có nhiều chương trình, chính sách để phát triển Huyện nhưng cho đến nay Huyện là một trong những Huyện miền núi có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn của tỉnh Bình Định, tính đến đầu năm 2011 cả huyện có tới 15890 hộ nghèo chiếm 67,6% so với tổng số hộ là 23523 hộ. Sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu. Trong những năm qua, người dân đã xây dựng các mô hình sản xuất như kinh tế trang trại, chăn nuôi qui mô tập trung và đã đạt được một số hiệu quả sau: lương thực có hạt là 60.305 tấn trong đó thóc là 52066 tấn, diện tích rau màu là 949 ha, đậu là 149 ha, đàn bò là 16297 con, đàn trâu là 2209 con, đàn heo là 142394 con (năm 2009). Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa cao và chưa thật sự bền vững. Do cuộc sống còn nghèo nàn lạc hậu cho nên việc đầu tư cho các dịch vụ an sinh xã hội cò rất thấp và chưa đạt được hiệu quả. Báo cáo các khoản chi cho sự nghiệp phát triển của Huyện năm 2010 thể hiện rõ điều này (chi cho quốc phòng là 550.000.000đ, an ninh là 220.000.000đ, giáo dục và đào tạo nghề 49.467.000đ, y tế 400.560.000đ).

Cũng như vậy, vấn đề đầu tư chăm sóc sức khỏe cho người dân nói chung cũng như cho người có công cách mạng nói riêng chưa được chú trọng quan tâm đúng mức, còn nhiều khó khăn và bất cập (chủ yếu là dựa vào nguồn kinh phí do nhà nước hỗ trợ).

Mạng lưới y tế ngày nay tuy được mở rộng nhưng hệ thống y tế mà đặc biệt là trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ y, bác sĩ còn thiếu và yếu chưa đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh của người dân: Hiện mới chỉ có 50% số xã trong huyện có bác sĩ, cả Huyện có 1 bệnh viện, 15 trạm xá. Tổng cộng có 134 giường bệnh. Có 22 bác sĩ, y sĩ 80, y tá 24, dược sĩ có bằng đại học, dược sĩ có bằng Trung cấp chuyên nghiệp, dược tá, kỹ thuật viên trung cấp 10, nữ hộ sinh 15, Huyện vẫn chưa có phòng khám khu vực, trung tâm kế hoạch hóa gia đình, viện điều dưỡng. . .[14].

Mặc dù phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức nhưng Huyện vẫn luôn quan tâm, chú trọng đến lĩnh vực văn hóa, giáo dục, từ năm 1997 Hoài Ân đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học. Đến nay, trên 80% số xã đồng bằng đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở. Bình quân cứ 3 người dân có một người đi học. Hiện nay Hoài Ân có 11 trường mẫu giáo, 19 trường tiểu học, 8 trường trung học cơ sở, 2 trường trung học cơ sở kết hợp với trung học phổ thông, 1 trường trung học phổ thông. Những năm gần đây con em Hoài Ân đỗ vào các trường đại học nổi tiếng ở trong nước rất nhiều: đại học Khoa học XH&NV, ĐH khoa học tự nhiên, ĐH bách khoa trong các tỉnh thành phố, ĐH quốc gia, Đại học y dược ( Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP. HCM) . . . đây là một tín hiệu lạc quan trong việc cung cấp và nâng cao nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao trình độ đội ngũ y, bác sĩ trong tương lai [13].

Một phần của tài liệu ChămsócsứckhỏengườicócôngcáchmạngtạiHoàiân-BìnhĐịnh (Trang 26 - 28)