Lịch sử hình thành của công ty

Một phần của tài liệu Tiểu luận luật hợp đồng (Trang 31 - 33)

I. giới thiệu chung về công ty

1.1.Lịch sử hình thành của công ty

1. Sơ lợc về Công ty cao su Sao vàng

1.1.Lịch sử hình thành của công ty

Xuất phát từ vai trò, vị trí và tầm quan trọng của ngành công nghiệp cao su trong nền kinh tế quốc dân, nên ngay sau khi miền Bắc đợc giải phóng ( 10/ 1954) ngày 7/10/1956 xởng đắp vá săm lốp ô tô đợc thành lập tại số 2 Đặng Thái Thân và bắt đầu hoạt động vào tháng 11/1956, đến đầu năm 1960 thì sát nhập vào nhà máy cao su Sao vàng, nó chính là tiền thân của nhà máy cao su Sao vàng Hà Nội hiện nay.

Đồng thời trong kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế trong 3 năm (1956-1960) Đảng và Chính phủ đã phê duyệt phơng án khu công nghiệp th- ợng đình gồm 3 nhà máy: Cao su - Xà phòng- Thuốc lá, nằm ở phía nam hà nội thuộc quận Thanh xuân ngày nay.

Công trờng đợc khởi công xây dựng từ ngày 22/12/1953, vinh dự đợc Bác Hồ về thăm ngày24/2/1959. sau 13 tháng miệt mài lao động, quá trình xây dựng nhà xởng, lắp đặt thiết bị, đào tạo cán bộ, công nhân cơ bản đã

hoàn thành, ngày 6/4/1960 nhà máy tiến hành xản xuất thử, những sản phẩm săm lốp xe đạp đầu tiên ra đời mang nhãn hiệu “ Sao vàng”, cũng từ đó nhà máy mang tên: nhà máy cao su Sao vàng Hà Nội.

Ngày 23/5/1960 nhà máy đợc cắt băng khánh thành, hàng năm nhà máy lấy ngày này là ngày truyền thống, ngày kỉ niệm thành lập nhà máy, một bông hoa hữu nghị của tình đoàn kết keo sơn Việt-Trung, bởi toàn bộ công trình này nằm trong khoản viện trợ không hoàn lại của Đảng và chính phủ Trung Quốc tặng nhân dân ta. Đây cũng là một doanh nghiệp quốc doanh lớn nhất, lâu đời nhất của ngành săm lốp ô tô, con chim đầu đàn của ngành công nghiệp chế tạo các sản phẩm cao su của Việt Nam.

Trải qua nhiều năm tồn tại trong cơ chế hành chính bao cấp nhịp độ sản xuất của nhà máy luôn tăng trởng, số lao động tăng không ngừng (năm 1986 là 3260 ngời ) song nói chung, sản phẩm đơn điệu, chủng loại nghèo nàn, ít đợc cải tiến vì không có đối thủ cạnh tranh; bộ máy quản lý gián tiếp cồng kềnh, ngời đông, song hoạt động trì trệ, kém hiệu quả, thu nhập ngời lao động thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn.

Từ năm 1988-1989 nhà máy đang trong thời kì quá độ, chuyển đổi từ cơ chế hành chính bao cấp sang cơ chế thị trờng. Đây là thời kì thách thức và cực kì nan giải, nó quyết định sự tồn vong của một doanh nghiệp XHCN. Song với truyền thống “ Sao Vàng luôn toả sáng” với một đội ngũ lãnh đạo năng động, có kinh nghiệm, đã định đúng hớng rằng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm săm lốp ở Việt Nam là rất lớn, nghĩa là chúng ta phải sản xuất làm sao để thị trờng chấp nhận đợc ? với tinh thần sáng tạo, đoàn kết nhất trí nhà máy đã tiến hành tổ chức xắp xếp lại sản xuất có chọn lọc với phơng châm: vì lợi ích của nhà máy trong đó có lợi ích chính đáng của cá nhân mình, tập thể cán bộ công nhân đã dần dần đa nhà máy thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng.

Năm 1990, sản xuất dần ổn định, thu nhập ngời lao động có chiều hớng tăng lên, đã có những biểu hiện lành mạnh ổn định chứng tỏ nhà máy có thể hoà nhập và tồn tại trong cơ chế mới.

Từ năm 1991 đến nay, nhà máy luôn khẳng định đợc vị trí của mình là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có doanh thu và các khoản nộp ngân sách nhà nớc năm sau cao hơn năm trớc, thu nhập ngời lao động dần đợc nâng cao và đời sống luôn đợc cải thiện.

Doanh nghiệp luôn đợc công nhận là đơn vị thi đua xuất sắc và đợc tặng nhiều cờ và bằng khen của các cơ quan cấp trên, các tổ chức đoàn thể ( Đảng uỷ, Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh )luôn đợc công nhận là đơn vị vững mạnh. Từ thành tích vẻ vang trên đã dẫn đến kết quả:

+Theo QĐ số 645/ CNNg ngày 27/8/1992 của Bộ công nghiệp nặng đổi tên nhà máy thành Công ty cao su Sao vàng.

+Ngày 1/1/1993 nhà máy chính thức sử dụng con dấu mang tên Công ty cao su Sao vàng.

+Tiếp đến ngày 5/5/1993 theo QĐ số 215 QĐ/TCN SĐT của bộ công nghiệp nặng cho phép thành lập lại doanh nghiệp nhà nớc.

Từ năm 1993 đến nay Công ty cao su Sao vàng luôn hoạt động sản xuất kinh doanh với mức tăng trởng cao và ổn định.

Một phần của tài liệu Tiểu luận luật hợp đồng (Trang 31 - 33)