8 Công ty cổ phần Quảng cáo DV trực tuyến
3.1.3. Giải trí trực tuyến 1 Trò chơi trực tuyến.
3.1.3.1. Trò chơi trực tuyến.
Theo điều tra của VnExpress có 47% số độc giả tham gia ý kiến đã cho rằng trong những năm tới Game online sẽ “qua mặt” các dịch vụ trực tuyến về tốc độ phát triển. Theo một số chuyên gia thì họ cũng đồng tình với nhận định trên.
Trò chơi trực tuyến Việt Nam có xuất phát điểm vào đầu năm 2003, khi các phiên bản chưa được cấp phép của trò chơi MU lưu hành rộng trong giới trẻ. Đến năm 2005 việc các công ty lớn chuyên khai thác trò chơi trực tuyến như FPT, Vinagame, VTC Game đồng loạt mua bản quyền trò chơi nước ngoài, đưa dịch vụ vào khai thác một các bài bản và chính thống hơn đã tạo nên một diện mạo mới cho lĩnh vực này tại Việt Nam.
Ngày 01/06/2006, Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT-BVHTT- BBCVT-BCA về quản lý trò chơi trực tuyến của Bộ Văn hóa Thông tin, Bộ Bưu chính Viễn thông và Bộ Công an được ban hành nhằm điều chỉnh việc sản
xuất, cung cấp và sử dụng dịch vụ trò chơi trực tuyến tại Việt Nam. Thông tư đưa ra quy định về điều kiện cung cấp cũng như trách nhiệm của từng đối tượng tham gia trò chơi trực tuyến khá cụ thể. Sự ra đời của văn bản quy phạm pháp luật này là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho khung pháp lý về trò chơi trực tuyến.
Theo báo cáo thương mại điện tử năm 2005 thì mới chỉ có 5 nhà cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến nhưng năm 2006 đã có khoảng 10 nhà cung cấp, năm 2007 là trên 15 nhà cung cấp tập trung chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Số lương doanh nghiệp tăng nhanh phản ánh nhu cầu của thị trường về game online đang tăng rất nhanh. Số lượng trò chơi trên thị trường rất phát triển, các doanh nghiệp trong nước luôn cố gắng đưa trò chơi mới, đa dạng hoá thể loại để thu hút người tham gia. Số lượng trò chơi đã tăng lên gấp ba so với con số 7 trò chơi trực tuyến cung cấp năm 2005.
Bảng2;Một số trò chơi trực tuyến tiêu biểu
Stt Tên công ty Website
1 Vinagame http://volam.com.vn www.rovietnam.com.vn www.cuulong.com.vn 2 FPT Telecom http://muonline.vn www.ptv.com.vn 3 VASC www.ryl.com.vn
4 Công ty Hà Nội Telecom www.khan.com.vn
5 VDC Net2E www.silkroad.com.vn
6 VDC2 www. .ongame.com.vn
www.tsonline.net.vn 8
Công ty Quan MinhD.E.C
www.ryl.com.vn
9 VTC Game http://caoboi.vtc.vn
http://au.vtc.vn
Một điều mới mẻ là sự ra đời của các trò chơi trực tuyến do các doanh nghiệp trong nước phát triển. Sự ra đời của giải thương Vietgames 2006 do hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (Vinasa) phát động là một động lực để lập trình viên trong nước có cơ hội nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực này. Đã có 10 sản phẩm tham gia bao gồm cả trò chơi cho điện thoại đi động. Tuy không đuợc bằng với trò chơi ngoại nhập xong đã được ban tổ chức đánh giá khá cao.
Theo VINASA, mục tiêu của chiến lược phát triển thị trường trò chơi trực tuyến nội địa là đạt 83 công ty làm trò chơi, mỗi công ty có tối thiểu một trò chơi lưu hành trên thị trường với doanh số 1 triệu USD vào năm 2010. Theo đó, Việt Nam sẽ đạt doanh thu ít nhất 83 triệu USD từ trò chơi nội địa trong năm 2010. Đến thời điểm đó, trò chơi trong nước sẽ chiếm khoảng 25% thị phần. Hiện có khoảng 10 công ty với 300 cán bộ đang tham gia phát triển các trò chơi trực tuyến Việt Nam.
Như vậy trong một thời gian ngăn sắp tới trò chơi của trực tuyến Việt Nam phát triển khá rầm rộ và một khối lượng doanh thu khá lớn tử Game online mà các doanh nghiệp sẽ thu được.
3.2.3.2.Truyền hình trực tuyến và âm nhạc trực tuyến.
Với tốc độ sử dụng Internet ở Việt Nam thì truyền hình trực tuyến và âm nhạc trực tuyến không nằm ngoài lĩnh vực có tốc độ phát triển trong tương lai
a.Truyền hình Internet
Truyền hình Internet là một công cụ truyền thông hiệu quả do không bị hạn chế về thời gian và không gian. Hơn nữa truyền hình Internet có khả năng lưu trữ tư liệu giống như một thư viện thông tin dễ dàng tra cứu tham khảo. Trên thế giới truyền hình Internet không còn xa lạ nhưng với Việt Nam thì đây là một cải tiến mới của ngành công nghiệp truyền hình và người tiêu dùng vì vậy hiện nay hầu hết các kênh truyền hình trực tuyến đều phát hành miễn phí nhằm đưa kênh truyền thông này tiếp cận với đông đảo khán giả.
Bản3: Một số kênh truyền hình trực tuyến
STT Địa chỉ Doanh nghiệp Nội dung
1 www.vnntelevision.ne t Công ty điện toán và truyền thông số liệu (VDC)
Cung cấp toàn bộ nội dung các chương trình truyền hình trên đài truyền hình Việt Nam (VTV) bao gồm các video clip về thời sự, kinh tế, thể thao, giải trí, chương trình thiếu nhi, …
2 www.vtc.com.vn Công ty cổ phần
VTC
Các video clip của đài truyền hình Việt Nam, Hà Nội;
Phát thanh trực tuyến Audio theo yêu cầu
Truyền hình trực tuyến của đài VTV3, VTV4, HTV9 và đài truyền hình Hà Nội 3 www.htv.com.vn/truy ền hình Đài truyền hình tp.Hồ Chí Minh
Bao gồm hầu hết các chương trình được chiếu trên Đài truyền hình HTV 4 www.tv.vietnamnet.v n Công ty phần mềm và truyền thông VÁC
Chương trình thời sự tin tức giải trí
Truyền hình trực tuyến được coi như một cuộc cách mạng trong lĩnh vực truyền thông đại chúng. Ngoài khả năng tương tác với khán giả và cho phép lựa chọn nội dung linh hoạt, truyền hình trực tuyến còn mở ra khả năng truyền phát trên toàn cầu. Một ưu thế của truyền hình Internet so với các loại truyền hình theo yêu cầu là không phải đầu tư quá nhiều về chi phí hạ tầng. Truyền hình Internet có thể sử dụng mạng lưới điện thoại cố định sẵn có để triển khai kết nối Internet ADSL. Đây có thể là một kênh cập nhật thông
tin nhanh và tiện lợi nhất.
b.Phim truyện, âm nhạc trực tuyến.
Theo tổ chức âm nhạc quốc tế IFPI, nhạc trực tuyến đã chiếm 10% tổng doanh thu toàn cầu năm qua. Thị trường Châu Âu vẫn đứng đầu thế giới khi chiếm 20% doanh thu toàn cầu, phổ biến nhất tại Anh, Pháp, Đức, Italy và Tây Ban Nha. Năm ngoái, số lượng ca khúc đựơc cung cấp qua mạng cũng tăng gấp đôi lên thành hơn 4 triệu thông qua 498 dịch vụ online ở hơn 40 quốc gia.
Việt Nam thì lĩnh vực này vẫn chưa mang lại lợi nhuận nhiều và tình trạng vi phạm bản quyền vẫn còn diễn ra khá nhiều. Số lượng trang website cung cấp dịch vụ phim và âm nhạc trực tuyến vẫn chưa có nhiều
- soncamedia.com của Công ty truyền thông Sơn Ca là website âm nhạc trực tuyến đầu tiên ký thỏa thuận mua bản quyền với Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam theo hình thức mỗi ngày tuyển chọn một bài hát mới và được ưa thích trên thị trường ca nhạc đưa lên trang web (được nghe và tải về máy tính cá nhân). Sơn Ca sẽ mua bản quyền ca khúc Việt Nam phát trên website liên tục trong ba năm (tổng cộng khoảng 1.095 bài hát).
- http://nhacso.net của công ty Viễn thông FPT cũng là một website âm nhạc Việt Nam đã ký kết hợp tác với Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam. Đây không chỉ là một website âm nhạc thông thường mà được xây dựng với quy mô hệ thống âm nhạc trực tuyến bao gồm nhiều nhạc phẩm có bản quyền của hơn 700 nhạc sỹ, các hãng băng đĩa lớn, đồng thời liên kết các
website âm nhạc trực tuyến khác trong nước và thế giới. Dự kiến trong thời gian tới, website sẽ cung cấp dịch vụ tải bài hát thu phí. Hình thức trả phí có thể thông qua thẻ trả trước hoặc thẻ tín dụng.
- http://tv.fpt.net của Công ty Cổ phần Viễn thông FPT cung cấp miễn phí 300 bộ phim có bản quyền cho khách hàng sử dụng dịch vụ ADSL từ 15/7/2006. Sau thời gian thử nghiệm, chương trình Phim theo yêu cầu (VoD - Video on Demand) sẽ chính thức thu phí. Trước mắt, chỉ có thuê bao ADSL của công ty mới có thể xem phim từ trang tv.fpt.net.
Số lượng các trang website cung cấp phim và nhạc trực tuyến có mua bản quyền còn rất ít so với hơn 20 website đang hoạt động trên thị trường. Tuy nhiên đây cũng là tiến bộ bước đầu của doanh nghiệp trong nước về vấn đề bảo vệ quyền tác giả và tài sản trí tuệ trong kinh doanh dịch vụ trực tuyến. Điều này cũng đánh dấu một tương lai không xa của kinh doanh truyền hình và âm nhạc trực tuyến.