DV di động Đông Hà
12 8x60 Công ty cổ phần CNTT& truyền thông
toàn cầu-GLOBAL ICT
13 8x66 Công ty cổ phần truyền thông EBC
14 8x70 Công ty Viễn thông thế hệ mới VNGT
15 8x77 Công ty TNHH công nghệ và truyền
thông Biển xanh
16 8x78 Công ty TNHH Quang Minh DEC
17 8x83 Công ty DV Viễn thông Sài Gòn
18 8x84 Công ty CP Đầu tư phát triển công
nghệ điện tử viễn thông ELCOM
19 8x88 Công ty VDC
20 8x89 Công ty phần mềm và truyền thông
VASC
Theo đánh giá của chính các doanh nghiệp này kinh doanh dịch vụ gia tăng cho mạng điện thoại có khả năng mang lại doanh thu nhanh và hồi vốn trong thời gian ngắn. Điển hình như doanh nghiệp phần mềm và truyền thông VASC doanh thu năm 2004 chỉ có gần 50 tỷ đồng, đến năm 2006 lên đến gần 200 tỷ đồng.
Hình2
Doanh thu từ dịch vụ tin nhắn của VASC năm 2004-2006
0 50 100 150 200 250 2004 2005 2006 D o an h th u (t ỷ đồ ng )
Số lượng doanh nghiệp tham gia kinh doanh tăng nhanh là nhân tố khiến cơ cấu thị phần của dịch vụ này có biến chuyển lớn trong năm 2006. Nếu như
năm 2005, VASC là nhà cung cấp lớn nhất và gần như độc quyền cung cấp dịch vụ nội dung cho tin nhắn di động, thì đến năm 2006, VTC đã vượt qua VASC vươn lên vị trí đứng đầu. 10 công ty cung cấp nội dung lớn nhất hiện nay đang nắm giữ khoảng 82% thị trường, trong đó riêng VTC chiếm tới 32% và VASC chiếm 27%. Một trong những nguyên nhân giúp VTC nhanh chóng chiếm được thị phần lớn nhất là nhờ có sự hậu thuẫn của hệ thống truyền hình kỹ thuật số đang phổ biến hiện nay. Bên cạnh VTC và VASC, tốc độ phát triển của thị trường có được cũng không thể phủ nhận vai trò của một số doanh nghiệp khác, điển hình như Công ty Công nghệ và Truyền thông Biển Xanh, iNET và Công ty Quang Minh D.E.C .
Hình3.
Thị phần của dịch vụ gia tăng cho mạng điện thoại di động
41% 27% 27% 32% V TC V ASC Cá c c ô ng ty khá c
Hình 3 cho thấy thị phần cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng cho mạng điện thoại di động còn phân chia chưa đồng đều. Phần lớn thị trường tập trung vào các nhà đầu tư có thế mạnh cả về vốn, công nghệ và nguồn lực. Đây là một mảng kinh doanh đòi hỏi có sự kết nối cao giữa nhà cung cấp và các đơn vị khác, điển hình là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông như Vinaphone, Mobifone, Viettel, v.v… Ngoài ra, để nâng cao thị phần, doanh nghiệp cũng cần nỗ lực mở rộng quan hệ với các đài truyền hình tại 64 tỉnh, thành phố cũng như hệ thống báo giấy và báo điện tử hiện nay. Do có sự chênh lệch giữa các địa phương trong cả nước, doanh nghiệp cần tiến hành phân khúc thị trường, từ đó có chiến
lược kinh doanh cụ thể cho từng thị trường để kích cầu và tiếp cận khách hàng mục tiêu.
Đặc biệt ,trong năm 2008, Bộ Truyền thông & Thông tin sẽ cấp phép 3G và Wimax lần lượt cho 3 doanh nghiệp thuộc mỗi mục. Với công nghệ 3G, các dịch vụ GTGT sẽ không dừng lại ở tải nhạc chuông, hình nền, truy cập Internet thông qua GPRS tốc độ chậm… Thay vào đó, khách hàng được sử dụng dịch vụ chất lượng cao và chuyên dụng hơn. Một tín hiệu quan trọng là VNPT, Viettel và EVN Telecom cơ bản sẽ xây dựng xong mạng viễn thông thế hệ mới NGN, hỗ trợ đắc lực cho nâng cao chất lượng, giảm giá dịch vụ - vào cuối năm 2008. Bên cạnh đó thì năm 2008 là thời điểm tốt để các doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập vào Việt Nam như France Telecom, Docomo, SK Telecom… sẽ đem lại nhiều dịch vụ mới mẻ cho mạng di động Việt Nam.
3.2.Thương mại điện tử trong doanh nghiệp.
3.2.1.Cơ sở vật chất công nghệ của doanh nghiệp. a.Tình hình sử dụng máy tính trong doanh nghiệp.
Máy tính là thiết bị phần cứng cơ bản cho ứng dụng CNTT và Thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh, do đó các thống kê về máy tính là chỉ tiêu quan trọn để đánh giá mức độ sẵn sàng cho TMĐT nhìn từ góc độ cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp.
phân bổ máy tính trong doanh nghiệp 0.30% 54.80% 17.90% 16.10% 7.60% 2.70% 0.70% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 0-1 1-10 11-20 21-50 51-100 101-200 trên 200 số máy tính T ý lệ d oa nh n gh iệ p
Theo biểu đồ ta thấy trung bình mỗi doanh nghiệp có 22.9 máy tính so với con số 17.6 của năm 2006 và trung bình cứ 8 lao động có một máy tinh. Chỉ 0.3% số doanh nghiệp là chưa được trang bị máy tính. Có 54.8% doanh nghệp có từ 1-10 máy tính và khoảng 1/3 doanh nghiệp có từ 11-50 máy tính. Như vậy phần lớn doanh nghiệp có tử 1-50 máy tính. Tỷ lệ doanh nghiệp có trên 50 máy tính chiếm khoảng 10%. Tỷ lệ doanh nghiệp có trên 10 máy tính đã tăng đáng kể so với năm 2006, từ chỗ chiếm 33% năm 2006 lên đến 45% năm 2007
Bảng7;So sánh phân bổ máy tính trong doanh nghiệp 2 năm 2006-2007
Số lượng máy tính 2006 2007 0 máy 0.1% Từ 1-10 máy 67.0 0.3 Từ 11-20 15.4 54.8 Từ 21-50 12.2 17.9 từ 51-100 3.09 16.1 từ 101-200 10.6 2.7 Trên 200 máy 0.7 0.7 .
Các doanh nghiệp đã nhận thấy được vai trò của thương mại điện tử trong doanh ngiệp điều này một phần thể hiện ở số lượng máy tinh được sử dụng trong các doanh nghiệp đã tăng qua các năm.
Nếu phân tích cơ cấu phân bổ máy tinh doanh nghiệp thuộc những lĩnh vưc khác nhau, có thể thấy độ phân tán khá lớn cả về số máy tính trung bình lãn tỷ
lệ máy tính trên đầu người. Ngành dệt may-da giày, chế biến thực phẩm và ngân hàng- tài chính, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp quy mô lớn, là những nghành có số máy tính trung bình trong doanh nghiệp cao nhất.
Bảng8Mức trung bình máy tính trong doanh nghiệp phân theo nghành
Ngành kinh doanh Tỷ lệ máy
tính/doanh nghiệp
Tỷ lệ nhân viên/máy tính
Dệt may-da giày 42.6 25.0
Nông lâm thuỷ sản, chế biến thực phẩm.
31.5 17.9
Thủ công mỹ nghệ 10.5 10.0
Cơ khí máy móc hoá chất, xây dựng 18.2 7.0
Du lịch 13.7 5.3
TM-DV, dịch vụ tổng hợp 18.0 4.4
Dịch vụ côn nghệ thông tin và thương mại điện tử 17.1 3.5 Tư vấn, bất động sản 12.8 3.2 Ngân hàng tài chính 50.6 3.1 Các nghành khác 26.2 11.6 .
Tuy nhiên, tỷ lệ máy tính trên nhân mới là tiêu chí tương đối khách quan để so sánh mức độ trang bị máy tính giữa doanh nghiệp thuộc các nghành khác nhau.
b.Tình hình đào tạo công nghệ thông tin.
So với năm 2003 và 2004, tình hình đào tạo CNTT và TMĐT trong doanh nghiệp đã có nhiều tiến bộ, xét cả về số lượng doanh nghiệp triển khai đào tạo cũng như tỷ trọng của đào tạo trong cơ cấu đầu tư. Nếu năm 2004 chi phí cho đào tạo chỉ chiếm bình quân 12,3% tổng chi phí công nghệ thông tin của doanh nghiệp (tính chung cho các hạng mục mua sắm phần cứng, cài đặt và duy trì phần mềm, vận hành hệ thống, đào tạo, dịch vụ TMĐT, v.v...), thì tỷ lệ này trong năm 2007 đã được nâng lên 20,5%. Năm 2004, có đến 28,6% số doanh nghiệp được khảo sát cho biết không tiến hành bất kỳ hình thức đào tạo công nghệ thông tin nào cho nhân viên, năm 2007 tỷ lệ này chỉ còn 17,1%. Có
khai thác hiệu quả các ứng dụng công nghệ thông tin - thương mại điện tử và có sự đầu tư thích đáng cho nhân tố này.
Với ưu thế tiết kiệm chi phí và đem lại hiệu quả tức thời do gắn liền với yêu cầu công việc của mỗi nhân viên, hình thức đào tạo tại chỗ vẫn là một lựa chọn phổ biến (theo kết quả điều tra 3 năm liên tiếp từ 2005 đến 2007, tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng hình thức đào tạo này luôn ở mức trên dưới 60%). Tuy nhiên, số doanh nghiệp kết hợp được một cách bài bản mô hình “vừa học vừa làm” với các phương thức đào tạo khác đang ngày càng gia tăng. So với 9% doanh nghiệp mở lớp đào tạo và 31% doanh nghiệp gửi nhân viên đi tham gia các khóa học ngắn hạn về CNTT năm 2004, con số 12% và 38% của năm 2007 cho thấy một dấu hiệu đáng khích lệ về xu hướng đào tạo chuyên sâu kỹ năng CNTT - TMĐT cho người lao động trong các doanh nghiệp.
Hình.5
Tỷ lệ nhân viên sử dụng m áy tính trong doanh nghiệp
9.4% 22.50% 22.50% 20.10% 48.10% dưới 10 từ 10%-40% từ 40-70% trên 70%
Để phát triển nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin và thương mại điện tử, mấu chốt thành công không chỉ nằm ở khâu đào tạo kỹ năng công nghệ thông tin cho người lao động, mà còn thể hiện ở khả năng và điều kiện để họ thực hành, ứng dụng những kỹ năng đó trong công việc hàng ngày. Tiêu chí này phần nào được phản ánh ở tỷ lệ nhân viên có điều kiện sử dụng máy tính thường xuyên cho công việc. Kết quả điều tra cho thấy gần một nửa doanh nghiệp tham gia điều tra có tỷ lệ này đạt từ 70% trở lên. Nếu lấy tỷ lệ nhân viên
sử dụng máy tính thường xuyên cho công việc ở mức trên 50% là mốc đánh giá trình độ trang bị kỹ thuật và tiếp cận công nghệ thông tin của doanh nghiệp, thì đã có gần ba phần tư số doanh nghiệp đạt ngưỡng này.
c.Hạ tầng viễn thông và Internet.
Máy tính đóng vai trò phần cứng cơ bản còn internet là môi trường thiết yếu cho ứng dung TMĐT trong doanh nghiệp. Vì vậy chỉ tiêu kết nối Internet phản ánh một khía cạnh quan trọng của mức độ sẵn sàng cho thương mại điện tử. Năm 2007 có 97% doanh nghiệp đã kết nối Internet, so với tỷ lệ 83% của năm 2004 và 92% của năm 2006. Số doanh nghiệp còn lại đang có kế hoạch kết nối Internet vào năm 2008.
Hình.6
Mức độ tiếp cận Internet qua các năm
97%92% 92% 89% 83% 75% 80% 85% 90% 95% 100% 2004 2005 2006 2007 T ỷ lệ d oa nh n gh iệ p
Mức độ phổ cập Internet ngày càng tăng là kết quả của việc phát triển mạnh dịch vụ ADSL trong những năm gần đây. Điều này được minh chứng bằng tỷ lệ doanh nghiệp kết nối Internet qua ADSL tăng đều theo các năm trong khi tỷ lệ sử dụng đường truyền riêng và đường điện thoại (modem quay số) giảm với tốc độ tương ứng. Đặc biệt, phương thức quay số từ vị trí thứ 2 trong các phương thức truy cập Internet vào năm 2004 với gần 28% doanh nghiệp sử dụng, nay chỉ còn hiện diện ở 1,8% doanh nghiệp, và nhiều khả năng sẽ hoàn toàn biến mất vào những năm tới. Xu hướng chuyển mạnh sang kết nối băng
thông rộng là tiền đề rất tốt cho các ứng dụng thương mại điện tử trên nền Internet của doanh nghiệp hiện nay cũng như trong tương lai.
Hình7.
Chuyển biến trong hình thức truy cập Internet của doanh nghiệp qua các năm 44.7% 10.2% 27.9% 17.1% 63.5% 7.6% 17.9% 11.0% 81.5% 5.4% 5.2% 7.9% 91.4% 3.8% 1.8% 3.0% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
ADSL Đường truyền
riêng
Quay số Chưa kết nối
Hình thức truy cập Internet T ỷ lệ d oa nh n gh iệ p 2004 2005 2006 2007
Trong các hình thức kết nối Internet băng thông rộng, ADSL chiếm ưu thế áp đảo do chi phí rẻ, việc lắp đặt đơn giản và các gói dịch vụ đa dạng. Những ưu điểm này đặc biệt thích hợp với doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, khi nhu cầu sử dụng Internet còn tương đối đơn giản, không đòi hỏi dung lượng đường truyền lớn. Con số 91,4% đơn vị được khảo sát cho biết đang sử dụng dịch vụ ADSL cho thấy đây hiện là lựa chọn số một trong các phương thức kết nối Internet của doanh nghiệp.
Trong nhóm doanh nghiệp chưa kết nối Internet, 81% là các doanh nghiệp nhỏ với quy mô trung bình 12 lao động/đơn vị. Con số này cho thấy các nỗ lực phổ cập Internet trong thời gian tới cần tập trung vào đối tượng doanh nghiệp nhỏ, bằng việc nâng cao nhận thức doanh nghiệp về hiệu quả ứng dụng Internet đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.
d.Hiệu quả của việc sử dung Internet trong doanh nghiệp.
Internet cũng ngày càng được doanh nghiệp quan tâm khai thác. 46,7% doanh nghiệp bắt đầu tận dụng Internet như một kênh hỗ trợ trong quá trình mua bán hàng hóa dịch vụ và 38,1% dùng để duy trì, cập nhật website. Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng các tính năng của Internet đều tăng so với năm 2006 cho thấy sự tiến bộ trong việc khai thác toàn diện những lợi thế mà Internet mang lại, đồng nghĩa với năng lực ứng dụng CNTT và TMĐT của doanh nghiệp đã được nâng cao hơn một bước.
Bảng9. Mục đích sử dụng Internet trong doanh nghiệp
Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng Internet cho các mục đích
2006 2007 Thay đổi
Tìm kiếm thông tin 82.9% 89.5% 6.6%
Trao đổi thư điện tử 64.3% 80.3% 16.0%
Truyền nhận dữ liệu 62.8% 68.3% 5.5%
Mua bán hàng hoá dịch vụ 40.9% 46.7% 5.8%
Duy trì và cập nhập website 31.3% 38.1% 6.8%
Liên lạc với cơ quan nhà nước 22.1% 30.6% 8.5%
Từ bảng trên, có thế thấy thứ tự về tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng Internet cho các mục đích khác nhau không thay đổi trong hai năm 2006-2007. Nhưng xét theo mức độ thay đổi, thì thay đổi lớn nhất thuộc về tỷ lệ sử dụng thư điện tử - ứng dụng Internet đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp. Thay đổi lớn thứ hai - việc tăng cường sử dụng Internet để tiếp xúc với các cơ quan nhà nước - cho thấy những bước tiến trong quá trình xây dựng chính phủ điện tử tại Việt Nam. Các cơ quan nhà nước bắt đầu cung cấp một số dịch vụ công trực tuyến (G2B) và việc tiếp cận nhanh chóng, chính xác những dịch vụ này là nhu cầu lớn của doanh nghiệp. Ngoài ra, duy trì cập nhật website và tìm kiếm thông tin, cơ hội kinh doanh cũng là mục đích quan trọng khi các doanh nghiệp kết nối Internet. Với việc khai thác tốt hơn thế mạnh tổng hợp của Internet, doanh nghiệp đã đánh giá cao hơn hiệu quả mà Internet mang lại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong số những trở ngại đối
với việc sử dụng Internet, vấn đề “hiệu quả không rõ rệt” có điểm bình quân thấp nhất (1,03 trên thang điểm 4) và giảm đáng kể so với năm trước (1,27)
Bảng10; Trở ngại đối với việc sử dụng Internet trong doanh nghiệp
Năm An toàn bảo mật Chất lượng
dich vụ Chi phí tốn kém Hiệu quả chưa rõ rệt 2007 2.9 2.4 1.6 1.0 2006 2.8 2.3 1.6 1.3
Đứng đầu trong số các trở ngại cho việc sử dụng Internet của doanh nghiệp là vấn đề an toàn bảo mật. Trong nhiều năm liên tiếp, trở ngại này luôn được doanh nghiệp cho điểm bình quân cao nhất khi được yêu cầu đánh giá những vấn đề cản trở việc triển khai ứng dụng Internet. Năm 2007, vấn đề an toàn bảo mật tiếp tục là mối quan ngại hàng đầu với điểm bình quân 2,88 trên thang điểm 4, vượt xa những trở ngại về công nghệ, chi phí hay chất lượng dịch vụ, và thậm chí tăng hơn so với năm trước (điểm bình quân cho trở ngại này theo khảo sát năm 2006 là 2,75).
Kết quả trên cho thấy doanh nghiệp đã nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề an toàn bảo mật khi ứng dụng Internet trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng để đưa ra các biện pháp tự bảo vệ thì nhiều doanh nghiệp vẫn còn lúng túng. Chính vì thế, thái độ của hầu hết doanh nghiệp vẫn là e ngại và chờ đợi, chưa chủ động tìm ra giải pháp cho vấn đề an ninh an toàn mạng nói chung và trong giao dịch thương mại điện tử nói riêng để có thể khai thác hết tiềm