Báo điện tử.

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển TM Điện tử ở VN (Trang 42 - 43)

8 Công ty cổ phần Quảng cáo DV trực tuyến

3.3.1.Báo điện tử.

Báo điện tử là một loại hình kinh doanh giá trị trực tyến khá mới nhưng đã khẳng định được vị thế của mình. Năm 2004 là năm khởi đầu, năm 2005 là năm phát triển thì đến 2006 và 2007 báo điện tử đã thực sự khẳng định vị thế của mình. Theo thống kê của vụ báo chí- bộ văn hoá thông tin, tính đến thang 11/2006, có khoảng 102 báo điện tử đang hoạt động. Theo điều tra của ACNielsen, khoảng 70% số người truy cập vào Internet với mục đích đọc báo điện tử được cập nhập thông tin hàng ngày. So với hoạt động khác như hoạt động khác như học tập trực tuyến, trò chơi trực tuyến, báo điện tử khá có sức hút đối với người sử dụng Internet tại Việt Nam.

Là “em út” trong đại gia đình báo chí, báo Internet có được lợi thế lớn về công nghệ. Không phải phụ thuộc vào khâu in ấn, phát hành báo giấy hay dựng băng, ghi âm như truyền hình, đài phát thanh nên khả năng cập nhập thông tin của loại hình báo chí này rất linh động và tốc độ đưa tin cũng có phần vượt trội. Sự năng động, đa dạng và tính mở của báo mạng đã trở nên đặcbiệt hấp dẫn với độc giả là giới trẻ, nhân viên văn phòng, doanh nhân…. bởi vì chính những đối tượng này có khả năng tiếp cận báo tốt nhất.

Khảo sát các báo điện tử lớn hiện nay cho thấy nội dung được đăng tải khá phong phú, trải rộng ở hầu hết tất cả các lĩnh vực. Đây là một điểm mạnh của báo điện tử do không bị hạn chế về số trang, số từ hay phạm vi hoạt động đưa tin. Các chuyên mục chính của báo điện tử hiện nay bao gồm chính trị, xã hội, kinh tế, khoa học, pháp luật, thể thao văn hoá, giải trí, công nghệ thông tin, diễn đàn.

Nỗ lực cải tiến trong nội dung và hình thức được minh chứng rõ nhất thông qua số lượng truy cập cũng như lượng độc giả hàng ngày. Ba tờ báo điện tử thu hút đựơc nhiều độc giả nhất hiện nay là www.Vnexpress, www.vnn.vn và

www.dantri.com.vn. Tính đến năm 2006 thì Vnexpress đã có trung bình 1.5 triệu độc giả hàng ngày. Sự kiện Vnexpress lọt vào 300 trang web hàng đầu thế

giới, theo bảng xếp hạng của Alexa.com, đánh dấu bước phát triển vượt bậc về nội dung Internet ở Việt Nam. Giới công nghệ thông tin trong nước và quốc tế đánh giá cao việc một Website Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng các website lớn nhất toàn cầu.

Trong ba năm trở lại đây, các tờ báo giấy như Tuổi trẻ, Thanh Niên, Lao động đã xây dựng các ấn bản trực tuyến của mình với mong muốn trở thành những tờ báo điện tử tiếng Việt hàng đầu nhằm phục vụ nội dung tuyên truyền đối ngoại. Đây cũng mục tiêu quan trọng để các tổ chức chính trị, các cơ quan ngôn luận của chính phủ lien tục vó những đổi mới nâng cấp các trang thông tin điện tử của mình trên Internet thời gian qua. Theo bộ văn hóa thông tin thì có tới 96 trong số 102 báo điện tử có nguồn gốc từ báo giấy. Và hầu hết nội dung của báo giấy đăng tải trên báo điện tử.

Để xây dựng được một trang báo điện tử đòi hỏi phải đầu tư không nhỏ cho việc xây dựng phần mềm, công cụ xuất bản web, mua sắm trang thiết bị máy tính, thuê đường truyền cập nhập dữ liệu, thuê hosting cùng các chi phí khác cho phóng viên, biên tập viên,..v.v Báo điện tử được coi là một phiên bản nhằm tăng doanh thu và quảng bá danh tiếng cho báo giấy một các hiệu quả. Các báo điện tử ở Việt Nam hiện nay đã phát huy được các thế mạnh đặc thù của mình. Quá trình đổi mới, hội nhập, cùng với sự cởi mở về thông tin là động lực quan trọng dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng nhu cầu thông tin báo chí của xã hội. Các báo điện tử có thế mạnh về tốc độ đưa tin, đồng thời củng cố được độ tin cậy và sức hấp dẫn của thông tin trước độc giả. Ngoài ra, mức độ phổ cập máy tính, với cấu hình tiên tiến trong công chúng sử dụng Internet đã tăng vượt bậc, đặc biệt, sự phát triển bùng nổ Internet băng thông rộng (ADSL) sẽ giúp báo điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong các kênh truyền

thông hiện nay.

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển TM Điện tử ở VN (Trang 42 - 43)