Ứng dụng thương mại điện tử trong quản trị doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển TM Điện tử ở VN (Trang 58 - 72)

Kết quả khảo sát qua các năm cho thấy ứng dụng TMĐT trong công tác quản trị doanh nghiệp đang dần đi vào chiều sâu, khi các phần mềm tác nghiệp được sử dụng trở nên ngày càng đa dạng. Bên cạnh phần mềm tài chính kế toán vẫn tiếp tục duy trì vị trí là phần mềm thông dụng nhất (với gần 80% doanh nghiệp được khảo sát cho biết đã triển khai), các phần mềm quản lý kho, quản lý khách hàng, quản lý nhân sự, v.v... cũng trở nên ngày càng phổ biến với tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng tăng đều qua các năm.

Các con số thống kê cụ thể cho thấy phần mềm quản lý nhân sự, quản lý hệ thống cung ứng (SCM) và lập kế hoạch nguồn lực (ERP) là những ứng dụng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ba năm qua. Đặc biệt, các giải pháp SCM và ERP đang được nhiều doanh nghiệp nghiên cứu đưa vào triển khai, cho

thấy những ứng dụng tích hợp với độ phức tạp cao đang dần trở nên phổ biến, mặc dù tỷ lệ ứng dụng vẫn chưa bằng các phần mềm phổ thông khác. Một dấu hiệu đáng mừng nữa về mức độ tin học hóa trong công tác quản trị doanh nghiệp là số đơn vị không triển khai phần mềm ứng dụng nào đã giảm từ tỷ lệ 8,8% vào năm 2006 xuống còn 4,5% vào năm 2007.

Bảng12; Tình hình ứng dụng các phần mềm trong doanh nghiệp.2006-2007

Phần mềm quản trị doanh nghiệp 2006 2007

Tài chính kế toán 71.3% 77.7% Nhân sự 41.8% 53.7% Quản lý kho 33.1% 34.8% Quan hệ khách hàng 26.9% 30.8% Quản lý hệ thống cung ứng 10.1% 12.5% Lập kế hoạch nguồn lực 8.9% 10.6% Phần mềm khác 7.3% 1.2% Không có 8.8% 4.5%

Theo kết quả trên cho thấy khi các phần mềm quản trị doanh nghiệp trở nên thông dụng và phù hợp hơn với điều kiện Việt Nam, sẽ có ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn triển khai những sản phẩm phần mềm chuyên nghiệp từ nguồn chính thống”.Việc ứng dụng các giải pháp CNTT và TMĐT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động từ trong nội bộ doanh nghiệp sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường trong tương lai. e.Tham gia sàn giao dịch

Trong bối cảnh nguồn nhân lực thương mại điện tử của doanh nghiệp còn ít và nguồn tài chính còn khiêm tốn, tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử (e-marketplace) là một giải pháp mang tính chiến lược và đem lại hiệu quả cao. Th eo kết quả điều tra, 10,2% doanh nghiệp đã tham gia giao dịch trên các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước, so với tỷ lệ 7,9% của năm 2006. Trong số những doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử, 63% đã ký được hợp đồng với con số trung bình là 19 hợp đồng trong năm 2007. Giao dịch có thể ở quy mô nhỏ, theo hình thức bán lẻ đến người dùng cuối (giao dịch thấp nhất trên sàn giao dịch đạt 300.000 đồng) hoặc những hợp đồng xuất

khẩu với giá trị lên tới chục tỷ đồng (hợp đồng có giá trị lớn nhất ký được qua sàn giao dịch là 9,6 tỷ đồng).

So sánh các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau, doanh nghiệp thuộc ngành du lịch, dệt may - da giày và dịch vụ CNTT-TMĐT có mức độ tham gia sàn giao dịch tích cực nhất. Các doanh nghiệp dệt may, da giày chiếm 8,1% số doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch trong khi chỉ chiếm 5,8% tổng mẫu điều tra. Tương tự, tỷ lệ các doanh nghiệp CNTT TMĐT và du lịch trong tổng số doanh nghiệp đã tham gia sàn lần lượt là 14,1% và 6,1%, cao hơn nhiều so với tương quan của hai nhóm ngành này trong mẫu điều tra nói chung.

Bảng13;Mức độ tham gia sàn giao dịch của các nghành nghề khác nhau

Lĩnh vực % trong số doanh

nghiệp tham gia sàn

% trong tổng số DN điều tra

Dệt may, da giày 8.1% 5.8%

Nông lâm thuỷ sản 6.1% 7.5%

Thủ công mỹ nghệ 3.0% 3.9%

Cơ khí máy móc, hoá chất, xây dựng

14.1% 14.8%

Dịch vụ công nghệ thông tin và thương mại điện tử

17.2% 10.6% Du lịch 6.1% 5.1% Tư vấn luật, bất động sản 6.1% 6.0% TM-DV, dịch vụ tổng hợp dịch vụ khác 30.3% 29.6% Sản xuất khác 4.0% 15.6% f.Xây dựng Website.

Ngày nay khi việc kết nối hệ thống giữa các đối tác chiến lược để trao đổi dữ liệu điện tử còn chưa phát triển, thì các website là kênh phổ biến nhất để doanh nghiệp quản bá sản phẩm và xúc tiến dịch vụ và tiến hành giao dịch thương mại điện tử theo cả hai hình thức B2B và B2C. Vì vậy nếu doanh nghiệp xây dựng và duy trì được một website hiệu quả để phục vụ sản xuất

kinh doanh thì điều đó nó cũng nói lên được trình độ phát triển của doanh nghiệp.

Hình.10

Tỷ lệ doanh nghiệp có Website năm 2007

38.1%

11.8%50.1% 50.1%

Doanh nghiệp có WEB Website trong tương lai DN không có Website

Trong tổng số 1737 doanh nghiệp được khảo sát, 38,1% đã có website và 11,8% cho biết sẽ tiến hành xây dựng website vào năm tới. So với kết quả điều tra của những năm trước (hình 4.15), ó thể thấy tỷ lệ website doanh nghiệp phát triển tương đối ổn định và tốc độ tăng trưởng hai ăm gần đây là rất khả quan. Xét về đặc điểm và tính năng, trong năm 2007 chất lượng của các website doanh nghiệp đã có nhiều tiến bộ so với năm 2006. Trước hết là tính năng giao dịch thương mại điện tử được cải thiện. Gần 36,7% website đã cho phép tương tác đặt hàng, so với con số 27,4% của năm 2006. Tỷ lệ website có tính năng thanh toán trực tuyến cũng tăng đáng kể, từ 3,2% lên 4,8%. Dịch vụ siêu thị điện tử vẫn được nhiều doanh nghiệp cung cấp, nhưng các mặt hàng kinh doanh chuyên biệt đã bắt đầu chiếm ưu thế, phổ biến nhất hiện nay là thiết bị điện tử viễn thông và hàng tiêu dùng. Bên cạnh đó, nhóm hàng nông lâm thủy sản và cơ khí máy móc cũng đang vươn lên vị trí hàng đầu với tần suất có mặt ngày càng tăng trên các kênh tiếp thị trực tuyến. Trong lĩnh vực dịch vụ, dẫn đầu về mức độ phổ biến trên website doanh nghiệp mấy năm gần đây đều là các sản phẩm du lịch; điều này phù hợp với mức độ hội nhập quốc tế cao và tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành du lịch trong giai đoạn này.

Tình hình đầu tư cho thương mại điện tử năm 2007 đã đi vào ổn định. Có khoảng 50% doanh nghiệp dành dưới 5% tổng chi phí hoạt động thường niên cho các ứng dụng CNTT và TMĐT, trên 36% doanh nghiệp có tỷ lệ đầu tư từ 5% lên đến 15% doanh nghiệp có tỷ lệ này đạt trên 15%

Hình11.

Chuyển biến trong đầu tư CNTT và TMĐT của doanh nghiệp qua các năm

3.6%14.0% 14.0% 82.4% 13.6% 38.1% 48.3% 13.9% 36.1% 50.0% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% Dưới 5% 5%-15% Trên 15% Tỷ trọng đầu tư T lệ d oa nh n gh iệ p 2005 2006 2007

Nếu như năm 2005 chỉ có dưới 5% số doanh nghiệp có tỷ trọng đầu tư trên 15% và có đến 82.4% doanh nghiệp đầu tư với tỷ trọng dưới 5% khoảng cách chênh lệch khá lớn. Nhưng đến năm 2006 khoảng cách này đã được rút ngắn và đến năm 2007 thi khoảng cách này đi dần vào sự ổn định, cụ thê là có 50% doanh nghiệp có tỷ trong đầu tư dưới 5% và 13.9% doanh nghiệp có tỷ trọng đầu tư trên 15%.

Cơ cấu đầu tư thương mại điện tử trong doanh nghiệp cũng có những bước cải thiện đáng kể. Đầu tư cho phần mềm và đào tạo ngày càng chiếm vị trí quan trọng với tỷ lệ kết hợp đạt trên 40% tổng đầu tư CNTT và TMĐT của doangh nghiệp trong năm 2007. Nếu đầu năm 2005 đầu tư cho phần cứng còn chiếm tỷ trọng 77% thì đến năm 2007 tỷ lệ này giảm xuống mức 55%.

Với các số liệu trên thì ta có thế rút ra kết luận. Thứ nhất, hạ tầng cho ứng dụng thương mại điện tử tại các doanh nghiệp đã cơ bản được ổn định. Nếu năm 2004 và 2005 là giai đoạn đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị CNTT, thì đến thời điểm này là lúc doanh nghiệp bắt tay vào khai thác các ứng dụng trên nền

thiết bị phần cứng này. Thứ hai, tỷ trọng chi phí đào tạo tăng nhanh gẩp rưỡi trong vòng 2 năm cho thấy doanh nghiệp đã nhận thức rõ vai trò quyết định của yếu tố con người trong bài toán chung về hiệu quả đầu tư TMĐT. Đây là bước quyết tiến cả về tư duy quản lý cũng như cách tiếp cận của doanh nghiệp đối với vấn đề triển khai ứng dụng thương mại điện tử nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Thứ ba, đầu tư cho phần mềm hầu như không thay đổi cho thấy vai trò của phần mềm ở Việt Nam thấp tương đối so với chi phí thiết bị công nghê thông tin

b.Doanh thu từ ứng dụng thương mại điện tử.

Hiệu quả của đầu tư vào công nghệ thông tin và thương mại điện tử được phán ánh rõ nét nhất qua doanh thu từ việc ứng dụng thương mại điện tử. Nếu như đầu tư vào CNTT và TMĐT của doanh nghiệp có xu hướng chuyển đến mức 5%-15% thì mức doanh thu của doanh nghiệp đã vượt qua mức 15%.

Hình12

Chuyển biến trong doanh thu từ ứng dụng thương mại điện tử qua các năm

63.5% 29.0% 29.0% 7.5% 32.3% 33.3% 27.6% 37.2% 34.4%35.1% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% Dưới 5% Từ 5%-15% Trên 15%

Mức đóng góp cho doanh thu

T lệ d oa nh n gh iệ p 2005 2006 2007

Doanh thu của doanh nghiệp trên 15% vào năm 2005 chỉ có 7.5% thì đến năm 2006 con số này đã tăng tới gần 5 lần đạt 33.3 % và đã lên đến 37.2 % vào năm 2007. Điều này cho thấy chiều hướng tích cức của viêc ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp. Trong tương lai gần thì đa số các doang nghiệp sẽ đạt được doanh thu cao từ việc ứng dụng thương mại điện tử.

Theo kết quả khảo sát trở ngại ở các doanh nghiệp thì những năm đầu tiên ứng dụng thương mại điện tử thì nhận thức là trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp. Nhưng đến năm 2007 thì trở ngại đó đã đứng thứ ba trong nhóm các trở ngại và nổi lên vị trí hàng đầu đó là vấn đề an ninh an toàn giao dịch. Khi mà nhận thức về thương mại điện tử được nâng cao thì ứng dụng thương mại điện tử đã được mở rộng và ngay lúc này nó đã bộc lộ những nguy cơ tiềm ẩn về an toàn an ninh mà người tiêu dùng và doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm xử lý khi gặp phải. Như vấn đề về thông tin khách hàng, các trang web bị tấn công bởi các hacker.. Trở ngại tiếp theo mà các doanh nghiệp gặp phải đó là vấn đề thanh toán điện tử. Với tốc độ phát triển của thương mai điện tử thì vấn đề áp dụng thanh toán điện tử trong giao dịch chỉ là một sớm một chiều mà thôi. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng của thanh toán điện tử còn nhiều vấn đề làm ảnh hưởng đến tiến độ của quá trình thanh toán và làm cho doanh ngiệp gặp khá nhiều khó khăn trong khâu xử lý.

III.Đánh giá thực trạng phát triển thương mại điện tử Việt Nam.

Năm 2006 có ý nghĩa đặc biệt đối với thương mại điện tử Việt Nam, là năm đầu tiên thương mại điện tử được pháp luật thừa nhận chính thức khi Luật Giao dịch điện tử, Luật Thương mại (sửa đổi), Bộ luật Dân sự (sửa đổi) và Nghị định Thương mại điện tử có hiệu lực. Năm 2006 cũng là năm đầu tiên triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010 theo Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.

Năm 2006 đánh dấu sự hội nhập kinh tế quốc tế sâu sắc và toàn diện của Việt Nam.Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Điều này đánh dấu bước phát triển khá quan trọng của nền kinh tế Việt Nam.

Năm 2007, sau một năm Việt Nam gia nhập WTO và thực hiện các cam kết, kinh tế Việt Nam nói chung cũng như thương mại điện tử đã phát triển và đạt được nhiều thành tựu.

Về nhận thức xã hội.

Nhận thức xã hội luôn là trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp trong quá trình phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam. Điều này cho thấy tầm quan trọng của nhân tố con người và xã hội khi bắt tay vào triển khai một phương thức kinh doanh mới đó là thương mại điện tử. Với cơ sở pháp lý đã được hình thành, trong hai năm qua doanh nghiệp cùng các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội đã có nhiều nỗ lực để tạo ra những chuyển biến tích cực trong nhận thức về thương mại điện tử, đặc biệt đó là sự ra đời của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam vào giữa năm 2007.

Ngày 25/6/2007, Bộ nội vụ ban hành quyết định số 706/QĐ-BNV cho phép thành lập Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam. Đây là kết quả của quá trình vận động từ phía các doanh nghiệp và xuất phát từ nhu cầu thực tế của xã hội, khi nhận thức cũng như ứng dụng về TMĐT đang trở nên ngày càng phổ cập trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế.

Mức độ phổ cập Internet và thiết bị di động.

Mức độ phổ cập Internet và thiết bị di động- những phương tiện cơ bản để tiếp cận và ứng dụng thương mại điện tử đã gia tăng khá nhanh chóng. Từ năm 2001 đến 2006, tổng số thuê bao di động của Việt Nam tăng từ 1.25 triệu lên 15.5 triệu, với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 65.4%, gấp 2.5 lần mức bình quân Châu Á và gấp 3 lần mức bình quân của thế giới. Tuy nhiên thì xét tương quan về dân số thì tỷ lệ thuê bao di động của Việt Nam vẫn còn khá thấp( năm 2006 đạt tỷ lệ 18.17 thiết bị/100 dân, so với con số 29.28 của Châu Á và 40.49 của thế giới).

Số người sử dụng Internet năm 2007 tăng 26.3%, đạt 18.5 triệu người chiếm 22.09% dân số. Tỷ lệ người dụng Internet đã vượt mức trung bình thế

giới(19.1)%. Một đặc điểm nổi bật của thị trường Internet Việt Nam trong hai năm 2006-2007 là sự phát triển mạnh của các thuê bao băng thông rộng. Tổng số thuê bao vào cuối năm 2007 đạt gần 1.3 triệu, gấp 6 lần so với thời điểm tháng 12/2005 (0.21 triệu). Ngoài ra, xu hướng hội tụ công nghệ giữa dịch vụ viễn thông, truyền thông và Internet cũng đagn góp phần đẩy nhanh tốc độ phổ cập Internet trong xã hội. Đây là tiền đề tốt cho việc phát triển theo chiều rộng các ứng dụng thương mại điện tử trong tương lai.

Kinh doanh thương mại điện tử trong doanh nghiệp.

Tình hình ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh của các doanh nghiệp đang phát triển khá nhanh.

Phần lớn các doanh nghiệp đã sử dụng thư điện tử. Năm 2007 có tới 8% doanh nghiệp sử dụng Email thường xuyên trong giao dịch với các đối tác. Đã xuất hiện một số doanh nghiệp sử dụng chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử(EDI) trong giao dịch.

Số doanh nghiệp có website tăng nhanh: Số doanh nghiệp có website vào cuối năm 2004 ước tính vào khoảng 17.500, chiếm khoảng 19% tổng số doanh nghiệp. Trong ba năm 2005-2007 số doanh nghiệp xây dựng website tăng mạnh, đưa tỷ lệ doanh nghiệp có website lên đến 38% vào cuối năm 2007. Tỷ lệ website tăng gấp đôi chỉ trong vòng ba năm cho thấy doanh nghiệp đã thực sự bước vào giai đoạn triển khai và ứng dụng thực tế mà thương mại điện tử đem lại để cải tiến phương thức kinh doanh của mình.

Bảng14;Tăng trưởng tên miền qua các năm.

Thời điểm 12/2003 12/2004 12/2005 12/2006 12/2007

Tổng số tên miền .vn được đăng ký

5.478 9.037 14.345 34.924 60.604

Tốc độ tăng trưởng 65% 59% 143% 64%

Doanh nghiệp tích cực tham gia các sàn thương mại điện tử. Trong bối

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển TM Điện tử ở VN (Trang 58 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w