Thị trường đầu vào

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động đầu tư của Tổng Cty TM Hà Nội ( Hapro) (Trang 32 - 34)

3. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty trong thời gian qua.

4.1 Thị trường đầu vào

Thị trường lao động:

Lĩnh vực hoạt động rộng lớn, nguồn lao động đầu vào của Tổng công ty rất phong phú, thị trường lao động nước ta có khả năng cung cấp số lao động lớn nhưng chất lượng lao động là một vấn đề cần xem xét. Với quan điểm tuyển dụng đúng nhu cầu, tìm người có năng lực, có tư cách đạo đức và ý thức vươn lên đóng góp cho sự phát triển chung, lao động trực tiếp của Hapro phần lớn là những trí thức qua đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng, dạy nghề. Ngoài ra còn một bộ phận không nhỏ cán bộ được đi tu nghiệp ở nước ngoài và chuyên gia nước bạn. Công tác tuyển dụng ưu tiên thu hút người tài trong xã hội, những lao động giỏi từ doanh nghiệp khác. Hơn nữa, người được tuyển có thể chưa có kinh nghiệm nhưng tiềm năng sẽ được đầu tư đào tạo. Công tác đào tạo tại chỗ là hình thức

đào tạo ngay tại đơn vị, do Tổng công ty tổ chức, có thể do cán bộ của Tổng công ty hoặc chuyên gia bên ngoài tới hướng dẫn, giảng dạy, là một chủ trương đúng đắn của Hapro trong công tác đào tạo CBCNV. Hình thức này áp dụng từ khá lâu và có hiệu quả rất tốt trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBCNV. Ngoài ra với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp trong cùng đơn vị sẽ tạo thuận lợi cho việc tiếp thu kiến thức, tạo môi trường làm việc hiệu quả, đoàn kết. Lao động thủ công, gián tiếp chiếm một tỷ trọng rất lớn, khoảng trên 70% tổng số lao động của Tổng công ty. Do điển hình hoạt động của Hapro, lao động loại này phần lớn được tuyển từ các làng nghề thủ công trên cả nước như Bát Tràng, Dị Sử – Hưng Yên, Đông Anh, Lương Yên…

Thị trường hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu phục vụ SXKD

Hàng hoá đầu vào phục vụ cho kinh doanh thương mại trong nước cũng như xuất khẩu của Tổng công ty rất đa dạng, dù là từ nguồn hàng trong nước hay ngoại nhập đều phải hội tụ những điểm chung là chất lượng, hình thức đảm bảo phù hợp nhu cầu thị hiếu của thị trường, giá cả cạnh tranh tương đối. Riêng về hàng nhập khẩu Hapro có những quy định chặt chẽ hơn, ưu tiên những đối tác truyền thống và thuộc chính sách khuyến khích của Nhà Nước như Nhật Bản, Singapore, Indonesia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan v.v. và tích cực tìm kiếm thêm các nhà cung cấp ở thị trường khác, ở các nước kinh tế phát triển như Nga, Mỹ, Canada, Eu …

Đối với nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho hoạt động SXKD của Tổng công ty, Hapro chủ trương tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có trong nước như mây tre phụ vụ sản xuất đồ mỹ nghệ, nông sản thô, sơ chế phục vụ chế biến thực phẩm,

vải sợi sản xuất trong nước phục vụ cho ngạch may mặc v.v. Một số loại nguyên vật liệu không thể tự sản xuất được như phôi thép, sắt thép, thiết bị thi công xây dựng, phân bón, hoá chất, nguyên liệu công nghiệp, vật liệu xây dựng cao cấp Tổng công ty nhập từ các thị trường như Bắc Phi, Đông âu, Bắc Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan …

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động đầu tư của Tổng Cty TM Hà Nội ( Hapro) (Trang 32 - 34)