Danh mục các dự án đầu tư đã và đang thực hiện:

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động đầu tư của Tổng Cty TM Hà Nội ( Hapro) (Trang 46 - 54)

II. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TRONG NHỮNG NĂM QUA.

3. Danh mục các dự án đầu tư đã và đang thực hiện:

- Quyết định giao hoặc cho thuê đất : 1757/QĐ- UB của UBND thành phố Hà Nội về việc chuyển giao nguyên trang xí nghiệp giống cây trồng Toàn Thắng. - Quy mô , công suất dự án : Xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp thực phẩm hoàn chỉnh , đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp , thu hút các doanh nghiệp có nhu cầu đến thuê đất để đầu tư phát triển sản xuất. Phạm vi chiếm đất 31,2 ha trong đó có 18,2 ha đất cho thuê xây dựng nhà máy xí nghiệp.

- Thời gian thực hiện: năm 2003-2008

- Giá trị tổng mức đầu tư: 55.944 triệu đồng

- Tình trạng hoạt động của dự án sau đầu tư : hiện nay có 20 doanh nghiệp đã và đang đầu tư vào cụm CNTP Hapro trong đó có 02 doanh nghiệp của Tổng công ty tự đầu tư.

+ Dự án nhà ở bán chung cư bán cho CBCNV tại 28 B Lê Ngọc Hân.

- Quyết định giao hoặc cho thuê đất : quyết định số 6989 / QĐ-UB ngày 19/11/2003 của UBND thành phố Hà Nội về việc cho phép Tổng công ty thương mại Hà Nội được chuyển mục đích sử dụng 516m2 đất để xây dựng nhà ở.

- Quy mô, công suất dự án: tổng diện tích đất 517m2 , diện tích xây dựng 380 m2, 7 tầng.

- Thời gian thực hiện :2005-2007 - Giá trị tổng mức đầu tư: 17 tỷ đồng.

- Tình trạng hoạt động của dự án sau đầu tư đã đưa vào sử dụng. + Dự án đầu tư xây dựng xí nghiệp dịch vụ kho hàng Dị Sử.

- Quyết định giao hoặc cho thuê đất: quyết định số 328/QĐ-UB ngày 05/2/2002 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Quy mô, công suất dự án: tổng diện tích đất 43.519m2, hệ thống 04 nhà kho mỗi nhà kho 2.500m2

- Thời gian thực hiện: 2002-2004 - Giá trị tổng mức đầu tư: 40 tỷ đồng

- Tình trạng hoạt động của dự án sau đầu tư: đang cho thuê. + Dự án đầu tư xây dựng nhà máy Mỹ Hapro.

- Quyết định giao hoặc cho thuê đất : thuê đất tại cụm CNTP Hapro Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội.

- Quy mô, công suất dự án: 15.000m2 đất , nhà xưởng 5.400m2, công suất 120.000 gói/ca.

- Thời gian thực hiện: 2006-2007

- Giá trị tổng mức đầu tư: 10,7 tỷ đồng

- Tình trạng hoạt động của dự án sau đầu tư : Đã đi vào hoạt động + Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại dịch vụ 362 Phố Huế.

- Quyết định giao hoặc cho thuê đất: Hợp đồng thuê đất số 60 -2004 / TNMTNĐ-HĐTĐTN ngày 02/7/2004 của Sở Tài nguyên, MôI trường và Nhà đất. - Quy mô, công suất dự án: Tổng diện tích đất: 618m2, tổng diện tích sàn xây dựng 3.411m2,7 tầng, 01 tầng hầm.

- Thời gian thực hiện: 2003-2007 - Giá trị tổng mức đầu tư: 17 tỷ đồng

+ Dự án khu nhà ở và khu phụ trợ cụm công nghiệp thực phẩm Hapro. - Quyết định giao hoặc cho thuê đất

- Quy mô , công suất dự án: Xây dựng đồng bộ hệ thống HTKT, nhà chung cư cao tầng , nhà biệt thự , trung tâm thương mại theo quy hoạch chi tiết khu nhà ở và khu phụ trợ cụm CNTP Hapro , tỷ lệ 1/500 đã được UBND thành phố phê duyệt tại quyết định số 78/2005/ QĐ-UB ngày 02/6/2005 . Diện tích đất dự kiến sử dụng 352.405 m2.

- Thời gian thực hiện: 2008- 2016

- Giá trị tổng mức đầu tư: dự kiến khoảng 800 tỷ đồng.

+ Dự án Trung tâm thương mại, dịch vụ- Trụ sở Tổng công ty Thương mại Hà Nội và văn phòng cho thuê 11B Cát Linh.

- Quyết định giao hoặc cho thuê đất : Hợp đồng thuê đất số 76-245/ĐC-NĐ- HĐTĐ ngày 9/10/2000 của Sở địa chính Nhà đất Hà Nội cho công ty Bách hoá Hà Nội thuê 2.942,5m2 đất tại phường Quốc Tử giám – quận Đống Đa . Công văn số 4163/UB-KH&ĐT ngày 23/9/2005 của UBND thành phố Hà Nội chấp thuận cho Tổng công ty thương mại Hà Nội được lập dự án đầu tư xây dựng TTTM Dịch Vụ , văn phòng cho thuê và Trụ sở Tổng công ty thương mại Hà Nội tại 11B Cát Linh – quận Đống Đa- Hà Nội.

- Quy mô , công suất dự án: diện tích đất nghiên cứu lập dự án: 2938,75m2. - Thời gian thực hiện: 2006-2010

- Giá trị tổng mức đầu tư: 236 tỷ đồng.

- Quyết định giao hoặc cho thuê đất : Hợp đồng thuê đất số 03- 05/QĐ49/2001/TNMTNĐ-HĐTĐ của Sở Tài nguyên môi trường nhà đất Hà Nội. - Quy mô, công suất dự án: 7.400m2 sàn xây dựng , tổng diện tích đất là 1.624m2, 9 tầng và 03 tầng hầm.

- Thời gian thực hiện: 2008- 2010 - Giá trị tổng mức đầu tư: 150 tỷ đồng.

+ Dự án trung tâm thương mại, dịch vụ và văn phòng cho thuê Trương Định.

- Quyết định giao hoặc cho thuê đất: Hợp đồng số 43-2005/TNMTNĐ-HĐTĐ của Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội.

- Quy mô , công suất dự án: Tổng diện tích đất 459,7m2, diện tích xây dựng 222,3m2, diện tích xây dựng : 1.341,8 m2 , 7 tầng.

- Thời gian thực hiện: 2009- 2010 - Giá trị tổng mức đầu tư: 13 tỷ đồng.

4.Nguồn vốn và cơ cấu vốn cho hoạt động đầu tư của Công ty.

Tài sản và nguồn vốn của Công ty không ngừng tăng qua các năm và đặc biệt tăng mạnh vào năm 2003, được thể hiện cụ thể dưới bảng sau:

Bảng 6-Tình hình tài sản-nguồn vốn của Công ty

Đơn vị : triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm2002 Năm 2003

I Tài sản

1 TSLĐ và ĐT ngắn hạn

Tiền 2.329.875 4.193.260 5.776.042 8.101.496 Các khoản phải thu 13.207.314 19.721.069 20.386.031 103.658.888 Hàng tồn kho 3.864.046 3.630.574 4.077.206 26.847.607 Tài sản lưu động khác 599.753 1.173.635 3.737.440 9.712.450 2 TSCĐ và ĐT dài hạn 8.727.038 19.858.607 23.494.591 60.133.419 Tài sản cố định 8.727.038 18.361.703 21.723.613 22.701.069 Các khoản ĐTTC dài hạn 0 0 0 14.581.502 Chí phí XDCB dở dang 0 1.469.613 1.738.681 22.412.981 Các khoản ký quỹ DH 0 27.291 32.297 437.867 Tổng tài sản 27.928.026 48.577.145 57.471.310 208.453.860 II Nguồn vốn 1 Nợ phải trả 22.230.438 40.605.604 48.726.725 181.901.414 2 Nguồn vốn chủ sở hữu 5.697.588 7.971.541 8.744.585 26.552.446 Nguồn vốn kinh doanh 4.849.582 5.824.490 6.527.612 21.399.549 Tr đó:-Ngân sách cấp 4.838.408 5.772.201 6.464.865 21.275.890 -Tự bổ sung 11.174 52.289 62.747 123.651 Chênh lệch tỷ giá 177.458 647.131 770.086 1.142.221 Quỹ phát triển KD 400.440 628.067 772.524 1.372.562 Quỹ dự trữ tài chính 94.521 124.551 146.970 218.481

Lãi chưa phân phối 0 432.030 0 2.015.385

Quỹ KT, phúc lợi 166.251 305.936 518.057 393.470

Nguồn vốn ĐT XDCB 9.336 9.336 9.336 10.778

Tổng nguồn vốn 27.928.026 48.577.145 57.471.310 208.453.860

Nguồn: Phòng Kế toán tài chính

Sở dĩ tài sản và nguồn vốn của công ty tăng mạnh vào năm 2003 (tăng 262,7% so với năm 2002) là do năm 2003, Công ty đã được quản lý phần vốn của Nhà

nước tại 3 Công ty cổ phần: Simex, Hapro Bát Tràng, Công ty cổ phần Thăng Long và được Nhà nước cấp vốn để thực hiện các hoạt động đầu tư.

Tuy nhiên, nhìn chung giá trị TSLĐ và vẫn chiếm phần lớn trong tổng tài sản của Công ty. Đây là một xu thế tất yếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu vì TSLĐ có khả năng thanh khoản cao nên giúp Công ty mở rộng vốn kinh doanh của mình, tạo điều kiện tốt cho đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng. Nguồn vốn kinh doanh và các quỹ của Công ty cũng tăng dần qua các năm.Với nguồn vốn như vậy thì khả năng tự chủ tài chính của Công ty là cao. Đây là điều kiện tốt cho Công ty mở rộng lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu trong và ngoài nước, thực hiện được các hợp đồng xuất khẩu giá trị lớn.

III. NHữNG HạN CHế , TồN TạI CầN KHắC PHụC.

+ Công tác điều hành , quản lý mạng lưới Siêu thị , cửa hàng tiện ích của Tổng công ty chưa tốt đã ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD ; hệ thống mạng lưới của Tổng công ty chưa được khai thác và sử dụng đạt hiệu quả tương xứng với tiềm năng.

+ Chưa triệt để thực hiện công tác tiết kiệm chi phí SXKD ( kể cả chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp…).

+ Công tác liên kết và phát triển thị trường nội bộ tại một số đơn vị mới chỉ dừng lại ở ý thức , việc triển khai còn rời rạc chưa được coi trọng đúng mức, chưa mang tính hệ thống.

+ Công tác đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và số lượng cho nhu cầu nhân lực chất lượng cao và theo quy mô, mức độ mở rộng hoạt động của Tổng công ty.

+Hệ thống bán lẻ hàng hoá: cơ cấu mặt hàng chưa phong phú , chưa có bộ sản phẩm đặc trưng, nguồn hàng chưa tập trung 1 mối , cơ sở hạ tầng logistic còn nhiều hạn chế, công tác quản lý luân chuyển hàng kém , trình độ nhân viên bán hàng chưa theo kịp yêu cầu của hệ thống bán lẻ hiện đại, chưa xây dựng được bộ yêu cầu chuẩn mực cho hoạt động bán lẻ.

+ Hệ thống dịch vụ ăn uống : phong cách và chất lượng dịch vụ chưa thực sự chuyên nghiệp , cần tiếp tục bồi dưỡng , nâng cao hơn nữa mới có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng.

+ Một số nhiệm vụ trọng tâm của Tổng công ty như: Công tác đầu tư , công tác cổ phần hoá và phát triển doanh nghiệp , phát triển mạng lưới , xây dựng thương hiệu … kết quả thực hiện chưa tốt.

+ Tổ chức bộ máy và trình độ của một số cán bộ chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng về quy mô và tính đa dạng của Tổng công ty , còn lúng túng , chưa đáp ứng tốt yêu cầu của công việc do hạn chế về kiến thức và trình độ . Một số cán bộ chưa chủ động trong công việc , chưa có ý thức cầu tiến. Tổ chức sản xuất , theo dõi , giám sát chất lượng hàng xuất khẩu chưa chặt chẽ .

+ Tư tưởng cục bộ vẫn còn ở một số đơn vị , cá nhân. Quan hệ phối hợp công tác giữa các Phòng , Ban quản lý Tổng công ty và các Công ty thành viên, các đơn vị trực thuộc công ty mẹ còn chưa thực sự nhuần nhuyễn đã ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết công việc.

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động đầu tư của Tổng Cty TM Hà Nội ( Hapro) (Trang 46 - 54)