ĐÁNH GÍA NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘ

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động đầu tư của Tổng Cty TM Hà Nội ( Hapro) (Trang 54 - 57)

ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI CÁC NĂM TỚI.

1. Thuận lợi.

Tổng công ty Thương mại Hà Nội hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con với 23 đơn vị thành viên với Ban giám đốc và bộ máy quản lý có năng lực là điều kiện thuận lợi to lớn giúp Tổng công ty tập trung nguồn lực, mở rộng thị trường, phát huy lợi thế so sánh trong hợp tác và phân công lao động để nhanh chóng nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển và cạnh tranh thành công với các tập đoàn nước ngoài đang vào Việt Nam, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Không những thế Tổng công ty còn đóng vai trò tiên phong trong việc tìm thị trường tiêu thụ tại một số quốc gia, vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp khác trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu dưới bối cảnh hoạt động xuất khẩu đang là một trong những chương trình mục tiêu được Nhà nước ưu tiên phát triển.

Mới được thành lập không lâu nhưng một số thương hiệu của Tổng công ty đã có uy tín nhất định tại thị trường thế giới như: Hapro, Artex, Unimex v.v.tại thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận như Thuỷ Tạ, Thăng Long, Hafasco, Thực phẩm HN v.v. Đây là nền tảng quan trọng ban đầu để Tổng công ty tiếp tục phát triển trong giai đoạn mới.

Thực tế những năm gần đây đã chứng minh hiệu quả hoạt động của Tổng công ty, từ chỗ nhiều công ty thành viên hoạt động không hiệu quả, nhiều năm thua lỗ và đứng bên bờ phá sản nay đã được tổ chức lại hiệu quả, xác định lại lĩnh vực

cũng như mặt hàng kinh doanh hiệu quả hơn, hàng năm đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách Nhà nước; Hoạt động XNK tập trung khai thác các sản phẩm nông lâm nghiệp, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã tạo nguồn tiêu thụ cho nhiều làng nghề truyền thống, tạo công ăn việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo cải thiện bộ mặt nông thôn đáng kể ở nhiều địa phương.

2. khó khăn, thách thức.

So với yêu cầu cạnh tranh lớn, hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại của Tổng công ty vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, phân tán và chưa được quy hoạch lại một cách phù hợp về quy mô, trình độ và ngành hàng kinh doanh. Do đó mặc dù chiếm giữ những vị trí có lợi thế cạnh tranh cao nhưng hiệu quả kinh doanh và chiếm lĩnh thị trường của Tổng công ty vẫn còn thấp so với tiềm năng. Điển hình là Bách hoá số 5 Nam Bộ, hệ thống cửa hàng thời trang Hafasco, các cửa hàng rượu Hapro mặc dù vẫn kinh doanh có lãi nhưng chưa tối đa được hiệu quả hoạt động.

So với một doanh nghiệp kinh doanh thương mại XNK tổng hợp với quy mô lớn nhất miền Bắc, trình độ quản lý, tiếp thị, công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ, chăm sóc khách hàng, đặc biệt là kiến thức chuyên sâu và kinh doanh tại thị trường nước ngoài của một bộ phận lớn cán bộ nhân viên của Tổng công ty thấp so với yêu cầu cạnh tranh quốc tế khi mà bối cảnh hội nhập đang ngày càng rõ nét, Tổng công ty không những phải tạo được chỗ đứng trên trường quốc tế mà luôn phải khẳng định vị thế của mình tại thị trường nội địa.

Tài sản thương hiệu của Tổng công ty chưa đủ mạnh so với yêu cầu hội nhập. Ngoài thương hiệu Hapro đã có chỗ đứng nhất định tại thị trường trong nước và

thế giới, các thương hiệu khác mới có được vị trí nhất định tại địa bàn Hà Nội và các vùng lân cận, chưa đủ mạnh trên phạm vi toàn quốc và khu vực.

Nhiều doanh nghiệp trong Tổng công ty kinh doanh chồng chéo, manh mún, tản mạn, chưa phối hợp được hiệu quả, mức vốn thấp, chưa có thương hiệu, khả năng cạnh tranh yếu.

Văn hoá doanh nghiệp của Tổng công ty Thương mại Hà Nội chưa đủ mạnh để định hình làm động lực cho phát triển. Đội ngũ cán bộ giỏi đang đứng trước các nguy cơ bị các công ty, các tập đoàn nước ngoài lôi kéo.

CHƯƠNG III.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI. CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI.

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động đầu tư của Tổng Cty TM Hà Nội ( Hapro) (Trang 54 - 57)