Chỉ tiêu mục tiêu phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở:

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp đảm bảo nguồn vốn đầu tư nhằm đạt được mục tiêu phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010 ở vùng Tây Bắc (Trang 42 - 48)

II. Thực trạng phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở vùng Tây Bắc trong thời gian qua.

1. Đánh giá thực trạng phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở vùng Tây Bắc trong

1.1. Chỉ tiêu mục tiêu phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở:

1.1.1. Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi:

Bảng 8: Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp trung học cơ sở 1999-2002

Đơn vị tính: %

Các vùng 1999-2000 2000-2001 2001-2002

Tiểu học THCS Tiểu học THCS Tiểu học THCS

Toàn quốc 93,80 67,89 92,65 69,19 93,26 75,82 ĐB Sông Hồng 94,58 80,52 92,02 74,05 93,02 84,60 Đông Bắc 75,94 60,60 90,27 56,09 90,47 60,09 Tây Bắc 67,28 47,54 88,73 34,31 92,58 36,94 Bắc Trung Bộ 86,18 63,51 96,93 81,12 97,48 85,04 DH Nam Trung Bộ 83,56 63,99 96,06 85,00 97,88 86,14 Tây Nguyên 80,65 60,81 91,27 77,59 90,13 79,44 Đông Nam Bộ 83,37 66,95 93,88 81,12 94,19 73,96

ĐB Sông Cửu Long 70,35 48,95 87,90 60,85 90,52 57,54

Nguồn: Số liệu các mục tiêu phát triển của Việt Nam NXB. Thống kê, Hà Nội tháng 10 năm 2003.

Những dữ liệu này cho thấy tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp trung học cơ sở vùng Tây Bắc thấp nhất cả nớc và gần nh chỉ bằng một nửa tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi của vùng cao nhất, năm học 1999-2000 bằng 0,59 lần vùng ĐB Sông Hồng, năm 2000-2001 bằng 0,41 lần vùng DH Nam Trung Bộ. Có một điều

đáng báo động là trong khi cả nớc và các vùng khác tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi đều tăng qua các năm thì duy nhất ở Tây Bắc tỷ lệ này lại giảm dần trong các năm. Năm 2000-2001 tỷ lệ học sinh trung học cơ sở đi học đúng tuổi giảm 10,6%. Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp trung học cơ sở thấp hơn rất nhiều so với cấp tiểu học. Tỷ lệ học sinh trung học cơ sở đi học đúng tuổi thấp hơn tỷ lệ học sinh tiểu học đi học đúng tuổi năm học 1999-2000 là -19,74%, năm học 2000-2001 và 2001-2002 lần lợt tỷ lệ này là -54,42% và -55,64%. Lý do của tình trạng trên là sau khi học xong tiểu học nhiều học sinh bỏ học, không tiếp tục học lên trung học cơ sở ngay sau đó vì hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn không tiếp tục học ngay đợc, sau một thời gian mới quay trở lại học trung học cơ sở.

Nếu phân tích trong nội bộ khu vực Tây Bắc cho thấy tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi giữa các tỉnh có sự khác nhau. Điều này đợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 9: Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi các tỉnh vùng Tây Bắc năm học 1999-2002

Đơn vị tính: %

Tỉnh 1999-2000 2000-2001 2001-2002

Tiểu học THCS Tiểu học THCS Tiểu học THCS

Lai Châu 63,23 25,82 82,80 15,81 88,73 32,14

Sơn La 69,91 43,09 89,36 22,10 92,22 41,17

Hoà Bình 86,05 69,69 93,15 63,23 96,90 68,75

Nguồn: Số liệu các mục tiêu phát triển của Việt Nam NXB. Thống kê, Hà Nội tháng 10 năm 2003.

Qua bảng cho thấy tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi có sự khác biệt rõ ràng giữa 3 tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình ở cả 2 cấp học tiểu học và trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cao nhất là Hoà Bình, thấp nhất là Lai Châu. Sự chênh lệch về tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp trung học cơ sở giữa Hoà Bình và 2 tỉnh còn lại là rất lớn. Tỷ lệ này ở Hoà Bình gấp 2,7 lần Lai Châu năm 1999-2000, tơng tự gấp 3,99 lần năm học 2000-2001 và gấp 2,13 lần năm học 2001-2002. Điều này cho thấy có sự chênh lệch, không đồng đều rất lớn về tỷ lệ đi học đúng tuổi của học sinh cấp trung học cơ sở giữa các tỉnh của vùng Tây Bắc. Do trình độ và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội giữa các tỉnh là khác

nhau dẫn tới sự phát triển không đồng đều giữa các tỉnh trong vùng Tây Bắc (Hoà Bình có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao nhất, thấp nhất là Lai Châu).

Qua sự phân tích trên cho thấy: vùng Tây Bắc có tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp trung học cơ sở thấp nhất cả nớc. Trong bản thân vùng có sự phân hoá, chênh lệch rất lớn về tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi giữa các tỉnh với nhau và giữa các bậc học. Đây là một khó khăn rất lớn trong việc áp dụng chính sách phát triển giáo dục cho vùng Tây Bắc. Các chính sách cần phải có sự điều chỉnh phù hợp với đặc thù và điều kiện mỗi tỉnh trong vùng. Có nh vậy mới hy vọng cải thiện, nâng cao tỷ lệ đi học, đi học đúng tuổi của học sinh trong vùng.

1.1.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lợng giáo dục: 1.1.2.1. Tỷ lệ học sinh lu ban:

Bảng 10: Tỷ lệ lu ban học sinh cấp trung học cơ sở

Đơn vị tính: % 1999-2000 2000-2001 2001-2002 Cả nớc Vùng Tây Bắc Lai Châu Sơn La Hoà Bình 1,93 2,04 4,04 2,23 1,19 1,48 1,59 3,12 1,85 0,81 1,91 2,03 3,10 2,00 1,00

Nguồn: Số liệu các mục tiêu phát triển của Việt Nam NXB. Thống kê, Hà Nội tháng 10 năm 2003

Tỷ lệ lu ban phản ánh chất lợng giáo dục. Tỷ lệ lu ban có nghĩa là có nhiều học sinh không thể theo nổi chơng trình học, kết quả học tập không đạt yêu cầu, không đợc lên lớp. Điều này sẽ ảnh hởng không tốt đến sự phát triển tâm lý lành mạnh và tơng lai của học sinh sau này. Do đó các nhà hoạch định quản lý giáo dục cần phải quan tâm để đa ra các chơng trình phù hợp đặc biệt là với học sinh các dân tộc ít ngời, dân tộc thiểu số.

Qua bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ lu ban học sinh cấp trung học cơ sở giữa các tỉnh trong vùng có sự khác biệt. Tỉnh có tỷ lệ lu ban cao nhất là Lai Châu, thấp nhất là Hoà Bình. Năm học 1999-2000 tỷ lệ lu ban của tỉnh Lai Châu gấp 3,39 lần tỷ lệ lu ban của tỉnh Hoà Bình và gấp 1,81 lần tỉnh Sơn La. Sự chênh lệch này đã giảm xuống trong năm học 2001-2002, tỷ lệ lu ban của tỉnh Lai Châu gấp 3,1 lần tỷ lệ lu ban của tỉnh Hoà Bình và gấp 1,55 lần tỉnh Sơn La. Do Lai Châu là tỉnh có nhiều dân tộc ít ngời, kinh tế lạc hậu, trình độ dân trí thấp, giao thông đi lại khó khăn, đây là tỉnh nghèo nhất vùng Tây Bắc. Đời sống nhân dân Lai Châu gặp khó khăn hơn các tỉnh khác trong vùng, kinh tế gia đình khó khăn, học sinh không có điều kiện cơ bản, cần thiết để học hành, thiếu sách vở và nhiều khi phải hay nghỉ học để phụ giúp gia đình nên dẫn đến kết quả học tập không đạt yêu cầu để lên lớp.

Vùng Tây Bắc có chất lợng giáo dục thấp, tỷ lệ học sinh lu ban cao và cao hơn cả nớc. Nguyên nhân chính là do nguyên nhân kinh tế – xã hội. Đây là vùng thuộc loại nghèo nhất cả nớc lại có nhiều dân tộc ít ngời nên việc thực hiện các chủ trơng, giải pháp phát triển giáo dục cho vùng Tây Bắc gặp nhiều khó khăn. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực mạnh hơn nữa của Chính phủ, ngành giáo dục và cộng đồng địa phơng Tây Bắc trong việc giảm tỷ lệ lu ban của vùng so với cả nớc và giảm dần khoảng cách chênh lệch về sự phát triển giáo dục giữa các tỉnh trong vùng.

1.1.2.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cấp trung học cơ sở:

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp là chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành một bậc học của học sinh, đánh giá kết quả học tập giáo dục phổ thông.

Bảng 11: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cấp trung học cơ sở

Đơn vị tính:% 1999-2000 2000-2001 2001-2002 2002-2003 Cả nớc Vùng Tây Bắc Lai Châu 93,95 91,89 87,24 95,24 94,27 88,45 96,88 96,84 96,77 96,28 97,27 95,91

Sơn La Hoà Bình 88,58 95,63 97,43 94,06 96,11 97,39 95,53 99,23

Nguồn: Niên giám thống kê các năm 2000, 2001, 2002,2003. NXB Thống kê

Qua bảng số liệu trên cho thấy vùng Tây Bắc đã đạt đợc kết quả đáng mừng về tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cấp trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp là cao và ngang bằng với tỷ lệ học sinh tốt nghiệp của cả nớc. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cấp trung học cơ sở của vùng tăng đều qua các năm. Song trong từng tỉnh thì tỷ lệ đó lại có sự tăng, giảm không đều qua các năm: Hoà Bình năm học 2000-2001 giảm so với năm học 1999-2000 nhng đến 2 năm học 2001-2002, 2002-2003 lại có xu hớng tăng, Sơn La và Lai Châu thì tăng rồi lại giảm nhng mức độ tăng, giảm không quá lớn.

Những kết quả đạt đợc về tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cấp trung học cơ sở của vùng Tây Bắc là rất lớn, một vùng có trình độ phát triển kinh tế – xã hội lạc hậu, đói nghèo cao nhất cả nớc, song lại có tỷ lệ tốt nghiệp cấp trung học cơ sở ngang ngửa với tỷ lệ chung của cả nớc. Kết quả này đạt đợc thể hiện sự quan tâm phát triển giáo dục là một trong những u tiên hàng đầu của vùng Tây Bắc, sự hỗ trợ và thực thi chính sách phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở đã đạt nhiều kết quả.

1.1.3. Tỷ lệ phổ cập trung học cơ sở:

Phổ cập giáo dục nhằm cung cấp giáo dục cơ bản cho mọi ngời đợc Đảng, Nhà nớc và ngành giáo dục đặc biệt quan tâm. Kết quả đạt đợc về tỷ lệ phổ cập giáo dục phản ánh rõ nét trình độ phát triển giáo dục, chỉ tiêu tỷ lệ phổ cập giáo dục là chỉ tiêu mang tính tổng hợp của nhiều chỉ tiêu nhằm đánh giá trình độ phát triển giáo dục. Từ năm 2001, vùng Tây Bắc đã hoàn thành phổ cập tiểu học và đẩy mạnh phổ cập trung học cơ sở.

Bảng 12: Tỷ lệ phổ cập trung học cơ sở các tỉnh vùng Tây Bắc

Đơn vị tính: %

Tỉnh Năm 2002 Ước thực hiện 2003 Tăng giảm

Sơn La 15,92 32,34 +16,42

Lai Châu 6,4 12,8 +6,4

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2004 của các tỉnh Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La.

Qua bảng trên ta thấy: cả 3 tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình tỷ lệ phổ cập ớc thực hiện năm 2003 so với năm 2002 đều tăng. Hoà Bình tăng 17%; Sơn La tăng 16,42%; Lai Châu tăng 6,4%. Điều đó cho thấy các tỉnh đều rất nỗ lực đẩy mạnh phổ cập trung học cơ sở và đã đạt đợc những kết quả đáng mừng.

Từ số liệu trong bảng trên cũng cho thấy một bức tranh thật đáng lo ngại về phổ cập giáo dục trung học cơ sở của vùng Tây Bắc. Khoảng cách đạt đợc về phổ cập trung học cơ sở giữa các tỉnh là quá lớn.

Bảng 13: Khoảng cách chênh lệch phổ cập THCS các tỉnh vùng Tây Bắc

Năm Hoà Bình/ Sơn La Hoà Bình/ Lai Châu Sơn La/ Lai Châu Năm 2002 5,21 lần 12,97 lần 2,5 lần Ước thực hiện 2003 3,09 lần 7,81 lần 2,53 lần

Năm 2002, tỷ lệ phổ cập trung học cơ sở của Hoà Bình là rất cao (83%), gấp tỷ lệ phổ cập trung học cơ sở của Sơn La là 5,21 lần; Lai Châu là 12,97 lần. Đến năm 2003 con số này là 3,09 lần và 7,8 lần. Một khoảng cách chênh lệch quá lớn. Năm 2003, Hoà Bình ớc thực hiện hoàn thành xong phổ cập trung học cơ sở thì Sơn La và Lai Châu lại tụt mãi đằng sau, chỉ đạt 33,3% và 12,8%. Hai tỉnh Sơn La và Lai Châu có tỷ lệ phổ cập trung học cơ sở đã quá thấp, song lại có sự chênh lệch nhau không nhỏ. Năm 200 tỷ lệ phổ cập trung học cơ sở Sơn La gấp 2,5 lần Lai Châu; đến năm 2003 là 2,53 lần.

Sự phân tích trên cho thấy khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giáo dục giữa các tỉnh của vùng Tây Bắc là rất lớn. Hoà Bình có trình độ phát triển vợt trội hơn hẳn, còn 2 tỉnh Sơn La và Lai Châu trình độ phát triển giáo dục còn quá thấp. Điều này đặt ra một khó khăn rất lớn trong việc thu hẹp, tiến tới sự phát triển giáo dục đồng đều của vùng Tây Bắc, đòi hỏi phải có những chính sách, sự đầu t một cách thích đáng cho 2 tỉnh Lai Châu và Sơn La để phát triển giáo dục đuổi kịp tỉnh Hoà Bình.

Qua đó có thể khẳng định rằng: trình độ phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở vùng Tây Bắc vừa rất thấp lại không đồng đều, có sự chênh lệch rất lớn giữa các tỉnh trong vùng.

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp đảm bảo nguồn vốn đầu tư nhằm đạt được mục tiêu phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010 ở vùng Tây Bắc (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w