Tính khả thi của giải pháp tình huống

Một phần của tài liệu Vấn đề nuôi hổ của các chủ trại ở tỉnh Bình Dương (Trang 30 - 35)

Tại báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 22/12/2006 tại công văn số 3421/BNN-KL, Bộ NN-PTNT đã nêu ý kiến của Hội nghị tư vấn: “Sau khi nghiên cứu, thảo luận về các quy định pháp luật hiện hành, các đại biểu đã thống nhất đề nghị tịch thu toàn bộ số hổ đang nuôi nhốt bất hợp pháp, giao cho tổ chức có chức năng nuôi nhằm mục đích bảo tồn theo đúng quy định của Nhà nước”.

Trước tiên, phải công nhận các quy định của Nhà nước và quốc tế về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý hiếm là vô cùng cần thiết. Trước đề xuất tịch thu đàn hổ của Bộ NN-PTNT với Thủ tướng Chính phủ, các chủ nuôi hổ cũng sẵn sàng giao lại những con hổ cho cơ quan quản lý của nhà nước nhưng cũng không khỏi băn khoăn không biết số phận đàn hổ của mình sẽ ra sao khi giao lại cho các ngành chức năng là điều kiện nuôi có tốt được như của mình không ?

Theo ông Đoàn Văn Tràng (Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm Bình Dương) bùi ngùi “ Theo pháp luật chúng tôi sẽ phải xử lý thôi. Nhưng nói thật thấy tội cho ông Tân. Ông ấy nuôi hổ từ lúc sinh ra đến trưởng thành giống như chăm đứa con mọn vậy. Nào là lót mền, thắp điện cho hổ đủ ấm, đặt cả bình sữa cho hổ bú, phòng ngừa bệnh tật…Nói chung là đủ thứ trên đời. Cực lắm!”.

Tuy nhiên nếu hiểu đúng bản chất “bảo tồn” của Cites (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp) thì sẽ có hướng ra. Theo ông Đỗ Quang Tùng, chuyên gia Cites (văn phòng Cites Việt Nam) bảo tồn theo Cites là giữ gìn nguồn gien. Khi hổ đã lai loài này với

giống kia, không thuần loài, không có gia phả thì không có giá trị bảo tồn! Nếu thả hổ lai vào môi trường sống của hổ thuần loài sẽ phá vỡ môi trường, không đúng với mục tiêu của Cites !

Phó giám đốc Thảo Cầm Viên Sài Gòn, ông Phạm Việt Lâm, người lấy bằng tiến sĩ về động vật hoang dã cho hay để bảo tồn nguồn gien động vật hoang dã, Cites quản lý sinh sản theo mã nguồn gien loài của Vườn thú thế giới. Nghĩa là mỗi con hổ (ở sở thú, đoàn xiếc) đều lập gia phả và gắn chip dưới da.

Vì vậy tấm lòng của ông là rất đáng quý nhưng phương pháp thì sai. Việc Bộ NN-PTNT kiến nghị tịch thu cũng đúng theo luật. Tuy nhiên mục tiêu tịch thu để bảo tồn nhưng giả sử 37 con hổ kia lai tạp thì rõ là…không ý nghĩa !

Các chuyên gia cho rằng trước tiên cần lấy mẫu AND 37 con hổ xác định gien, con nào thuần loài Đông Dương sẽ nuôi bảo tồn, con nào lai tạp phải xử lý. Khi chưa xác định nguồn gien thì mọi động tác đều vội vàng.

Nếu xác định con có gien thuần loài cũng không thể thả ngay vì mất bản năng săn mồi, cọp sẽ chết… đói ! Còn nếu 37 con hổ đều thuần loài hết thì khả năng của Thảo cầm viên Sài Gòn, Hà Nội nhận nuôi cũng chỉ 3 con ở mỗi nơi là tối đa. Vì vậy cần phải có Trung tâm cứu hộ quy mô cũng như nhân vật lực đảm bảo để động vật hoang dã đủ thời gian lấy lại bản năng của mình.

Việc bảo tồn động vật hoang dã thường do cơ quan Nhà nước làm. Tuy nhiên Cites không phân biệt tư nhân hay Nhà nước. Từ đây cũng sẽ mở ra cơ hội nếu ông Ngô Duy Tân đủ khả năng bảo tồn đúng nghĩa như các chuyên gia Cites đã phân tích để hổ là hổ chứ không phải hổ lùa theo con thỏ được một đoạn thì…đứng lại thở hổn hển !

Theo Phó GS-TS Trần Hồng Việt – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu động vật ẩn sinh và động vật quý hiếm Việt Nam - việc thả hổ ở Việt Nam là thuận lợi, vì hổ hoang dã không còn nhiều, địa bàn rộng. Nhưng "thuận lợi" ấy rất nhỏ (0,1%), trong khi hiểm hoạ đối với những con hổ được "trả tự do" quá lớn.

Ông Việt nói: "Một con hổ con để thuần dưỡng còn khó, nói gì đến việc huấn luyện hổ lớn thành hổ hoang dã. Không ai làm thế bao giờ với những

con hổ đã trưởng thành. Hổ thả về vài chục con, nhưng có đến hàng ngàn chiếc bẫy đang... chờ chúng. Chưa kể bản năng săn mồi của hổ nhà gần như không có. Tôi khẳng định, bây giờ nếu thả hổ nuôi vào các khu rừng của Việt Nam, thì một thời gian ngắn sau chẳng còn con nào".

Qua các ý kiến trên của những chuyên gia động vật hoang dã, cho thấy việc nuôi tập trung lẫn thả hổ về rừng đều bế tắc trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Thế nhưng, không hiểu vì sao lãnh đạo Bộ NN-PTNT và Cục Kiểm lâm Việt Nam vẫn... kiên định một mục tiêu, mà ai cũng biết để biến nó thành thực tiễn là quá khó khăn !

Giải pháp tịch thu đàn hổ để đưa về nuôi tập trung ở Trung tâm Bảo tồn không chỉ làm các ông chủ của đàn hổ băn khoăn, lo lắng mà ngay cả ông Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Bình Dương cũng tỏ ra băn khoăn không kém:

“Bởi vì quy định của luật pháp, Nhà nước, chúng tôi phải chấp hành thôi. Dù quy định Nhà nước cấm nuôi nhốt hổ, nhưng thực tế những năm qua, nếu không nhờ 3 hộ trên chăm sóc, nhân giống, sẽ không thể có số hổ lớn như thế để tập trung vào Trung tâm bảo tồn. Còn việc chăm sóc, nuôi dưỡng số hổ này ra sao, trách nhiệm thuộc Trung tâm bảo tồn. Dĩ nhiên, rất tốn kém. Nếu không chăm sóc kỹ lưỡng, chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng đàn hổ", ông Tràng nói.

Trong lúc đó, theo ông Lương Xuân Quang - Chánh Văn phòng Công ty bia Pacific: "Chấp hành chỉ đạo của Chính phủ, chúng tôi sẽ giao đàn hổ cho Trung tâm bảo tồn nuôi. Nhưng họ phải cam kết nuôi tốt, nhân giống sinh sản thật tốt đàn hổ như chúng tôi đã thực hiện bao năm nay.

Nếu không bảo đảm được như thế, chúng tôi kiến nghị Chính phủ, Nhà nước hãy tạo điều kiện, có một cơ chế mở cho một số người đủ điều kiện như chúng tôi được phép nuôi, bảo tồn và phát triển đàn hổ. Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm trước luật pháp, đàn hổ sẽ ngày một sinh sôi, khoẻ mạnh, mà Nhà nước không phải tốn bất cứ một chi phí nào".

Bây giờ chúng ta hãy cùng đoàn phóng viên báo Lao động tới thăm Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn để tìm hiểu điều kiện cơ sở vật chất của Trung tâm này để chuẩn bị đón nhận đàn hổ về đây nuôi dưỡng.

Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn có tổng diện tích là 1ha nhưng thực tế phần diện tích dành cho nuôi nhốt các loại thú, rắn, rùa, khỉ, chim... lại chưa đến 300m2. Để tiếp nhận 93 con khỉ từ Quảng Ninh, trung tâm đã phải nhốt chung vào chuồng chim.

Theo ông Ngô Bá Oanh - Phó giám đốc phụ trách trung tâm động vật hoang dã Sóc Sơn – khi được hỏi về việc liệu có đủ điều kiện tiếp nhận 37 con hổ vào thời điểm này ? Ông thừa nhận: Hiện tại không thể tiếp nhận. Nếu Trung tâm bắt buộc phải tiếp nhận thì chúng tôi mới xây dựng đề án trình Chi cục Kiểm lâm và trình UBND TP. Hà Nội, đồng thời phải tăng thêm biên chế với các bác sĩ thú y, kỹ sư chăn nuôi. Theo tạm tính, riêng kinh phí cho việc xây dựng mỗi chuồng hổ cũng lên đến hàng trăm triệu đồng...

Ông Oanh cho biết thêm, từ khi thành lập đến nay (trên 10 năm), trung tâm chưa nuôi hổ lần nào. Mới đây nhất là tháng 1 năm 2007, Trung tâm tiếp nhận 1 con hổ (khoảng 1 năm tuổi) từ Đồng Nai về nuôi dưỡng. Còn bác sĩ thú y áng Toàn Thế khẳng định, việc nuôi dưỡng hổ là rất khó do điều kiện chăn nuôi và thời tiết tại Bình Dương rất khác với ngoài Bắc.

Theo ghi nhận của nhóm phóng viên báo Lao động, công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, điều trị tại đây cũng còn quá nhiều hạn chế. Với khá nhiều loại chim, thú nhưng cũng chỉ có 2 bác sĩ, 1 kỹ sư chăn nuôi, 6 công nhân, điều này đã dẫn tới việc khám bệnh cho động vật còn chưa đảm bảo, đặc biệt không phát hiện được nguyên nhân, không chẩn đoán được bệnh dẫn tới việc chết hàng loạt động vật quý hiếm... Ông Oanh cho biết tỉ lệ chết đã có thấp hơn, nhưng vẫn lớn. Trước đây, tỉ lệ sống chỉ đạt 30 - 40% thì nay đã hơn khoảng 60%.

Theo ý kiến của một số chuyên gia, lãnh đạo vườn thú Hà Nội thì nếu mang hổ về phải bắt buộc có đủ năng lực như chuồng nuôi, kỹ thuật, con người. Để số hổ phát triển bình thường, hoạt động không bị tù túng phải cần tới từ 30-40m2/một con, đặc biệt phải có đội ngũ y bác sĩ thú y am hiểu về loại động vật này.

Phải đi qua mấy chuồng nuôi khỉ mới tới chuồng nuôi hổ. Chị nhân viên nuôi hổ mở 2 lần cửa ngoài, tới cửa thứ ba mới vào được bên trong. Mùi hôi thối xộc lên nồng nặc. Một con hổ nằm trong cũi rộng 1m x 1,5m. Con hổ

không đứng được mà nằm im, chẳng phản ứng gì. Con hổ nặng khoảng 30kg, không còn màu sắc gì của hổ nữa, lông rụng tả tơi.

Đây là cảnh nuôi nhốt hổ tại Trung tâm cứu hộ đồng vật hoang dã quý hiếm...nơi người ta phải bịt khẩu trang và

đi qua 3 lần cửa để vào chuồng thú !

Con hổ trên được Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai tịch thu của một người dân và chuyển giao cho Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn nuôi dưỡng cách đây hơn 2 tháng. Chủ nuôi cũ của con hổ là bà Dương Thị Nhã - chủ một trang trại tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai - đã rơi nước mắt, khi nhắc tới con hổ vốn có thời gian được bà chăm sóc, nuôi nấng.

Con hổ của bà Nhã ban đầu chỉ nặng có 3kg, được bà chăm sóc, nuôi dưỡng trong 5 tháng đã nặng khoảng 50kg. Con hổ có bộ lông rất đẹp. Hổ khoẻ mạnh, hiếu động lắm. Bà Nhã đã đầu tư xây dựng chuồng, không gian rộng rãi cho con hổ sống, với điều kiện tốt nhất...

Tuy nhiên sau đó, chấp hành luật pháp và quy định của cơ quan chức năng, bà đã phải giao con hổ cho Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai để đưa về Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn nuôi dưỡng, mặc dù lòng đau như cắt, vì con hổ đã quá quen thuộc với bà. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tết Đinh Hợi vừa rồi, bà Nhã ra Hà Nội, lặn lội lên tận Sóc Sơn để thăm con hổ. Bà đã khóc khi thấy con hổ trong tình trạng suy kiệt trầm trọng không còn giống con hổ của mình đã nuôi ngày nào.

Chú hổ không còn sức sống này được chụp lúc 10h ngày 17/03/2007 tại Trung tâm Cứu hộ động vật

hoang dã quý hiếm ở Sóc Sơn, Hà Nội.

Bà Nhã đã bày tỏ nguyện vọng của mình: “Nếu Nhà nước cho phép, tôi xin giúp Nhà nước nhận nuôi lại con hổ trên cho qua cơn bi kịch này. Dẫu sao, tôi đã từng nuôi và quen tính nết nó. Tôi nuôi cho hổ khoẻ mạnh, béo mập thật tốt, rồi sẽ giao lại cho Nhà nước bảo quản, hay thả vô rừng theo đúng quy định của luật pháp".

Hổ là một loài động vật rất hiếu động, thích đùa giỡn mà nhốt trong cũi thế này là không được. Hổ ưa những vũng nước sạch, ánh sáng ngoài trời, nhưng TT Sóc Sơn không làm được điều này. Nếu trung tâm cứ để nguyên hiện trạng nuôi hổ thế này, e rằng chỉ thời gian ngắn con hổ trên sẽ bại liệt và không sống nổi.

Điều có thể khẳng định, việc tiếp nhận 37 con hổ vào thời điểm này là hoàn toàn... không thể. Bởi lẽ chuồng trại cũng như con người đều thiếu.

Một phần của tài liệu Vấn đề nuôi hổ của các chủ trại ở tỉnh Bình Dương (Trang 30 - 35)