PHÂN TÍCH HẬU QUẢ

Một phần của tài liệu Vấn đề nuôi hổ của các chủ trại ở tỉnh Bình Dương (Trang 38 - 41)

Từ sự thiếu cẩn trọng, sự kém năng lực, buông lỏng quản lý và chậm chạp trong giải quyết vấn đề của các cơ quan chức năng, sự thiếu công cụ để quản lý mà ở đây là văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước mà vụ việc xảy ra đã gây những ảnh hưởng xấu về những mặt sau đây:

- ảnh hưởng xấu về mặt xã hội; nhân dân sẽ không tin tưởng vào cách giải quyết của chính quyền.

- Sự giảm sút uy tín, vai trò của các cơ quan chức năng đại diện cho nhà nước.

- Pháp chế XHCN Việt Nam không có hiệu quả nếu không được bổ sung đầy đủ.

- Làm mất uy tín, danh dự của những người có lòng tấm lòng yêu quý động vật.

IV. PHÂN TÍCH PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH

Việc Thủ tướng cho phép các hộ ở tỉnh Bình Dương được tiếp tục nuôi hổ là quyết định rất sáng suốt, chẳng những thấu lý đạt tình, mà còn phù hợp với thực tiễn. Khác với các kiến nghị gây "sốc" của Bộ NNPTNT và Cục Kiểm lâm trước đây là "tịch thu, nuôi tập trung"...

Ông Ngô Duy Tân rất vui và mãn nguyện. Ông nói: “Sau thời gian bị quá nhiều sức ép từ những ý kiến của các cơ quan tham mưu chưa sâu sát thực tiễn, thì giờ đây, tôi đã có thể yên tâm, lấy lại niềm tin để tiếp tục chăm sóc, đầu tư cho đàn hổ.

Nhân đây, tôi xin cảm ơn các cơ quan ngôn luận, bạn đọc gần xa, nhiều người dân trên cả nước đã chia sẻ với tôi trong vụ 37 con hổ vừa qua”.

Ông Nguyễn Văn Lãng - Chủ tịch Hội Cá cảnh TPHCM, hội viên Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã, nguy cấp (WWF): "Đây là quyết định hợp lý, hợp tình, phù hợp với thực tiễn".

Ông Huỳnh Văn Phùng - chủ DN tư nhân - nhà hàng Thanh Cảnh (xã Vĩnh Phú, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương): Thủ tướng đã quyết định theo lòng dân.

Thật quá tốt, thật hạnh phúc, khi tôi được tin Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định cuối cùng về vụ những con hổ ở Bình Dương. Trong đó, có 9 con hổ do tôi đang nuôi. Vậy là cuối cùng, sau biết bao tranh cãi, Thủ tướng Chính phủ đã lắng nghe và quyết định sự việc theo hướng thuận lòng dân.

Việc Thủ tướng cho phép những người như tôi được tiếp tục nuôi hổ, khác nào tiếp thêm động lực cho chúng tôi đầu tư, nuôi dưỡng đàn hổ. Ngày xưa, khi chưa chính danh, chúng tôi còn nuôi trong sự phập phồng, lo lắng, chưa dám phô trương. Nay, Thủ tướng cho phép, tôi sẽ tiếp tục đầu tư nuôi hổ; dĩ nhiên, theo đúng quy định của luật pháp”.

Vậy là quyết định của Thủ tướng ở thời điểm hiện tại là hợp lý và phù hợp với lòng dân, nhưng phải hiểu quyết định trên của Thủ tướng là phù hợp và thấu lý đạt tình với riêng 3 hộ nuôi 37 con hổ gây tranh cãi vừa qua. Không thể hiểu, quyết định trên cho phép mọi cá nhân, từ đây thả sức bắt hổ, mua hổ từ rừng về nuôi thoải mái...

Điều này không ai khuyến khích cả; thậm chí nó trái với quy định của các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã và Cites. Việc Thủ tướng chấp thuận

cho 3 hộ trên tiếp tục nuôi hổ ở đây, là chấp thuận một sự đã rồi, chứ không khuyến khích ai ai cũng được quyền nuôi hổ. Bất kỳ ai hiểu suy diễn như thế là rất nguy hiểm".

Cách giải quyết trên là quyết định theo lòng dân nhưng đứng trên phương diện quản lý của nhà nước thì còn những mặt chưa được, đó là:

- Theo Mục 2, Điều 46, khoản 3. Bảo vệ động vật rừng, đã ghi rõ:

“Những loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nguồn gen động vật rừng quý, hiếm phải được quản lý, bảo vệ theo quy định của Chính phủ”. Vậy là việc giao đàn hổ lại cho tư nhân tiếp tục nuôi nhốt chỉ là giải pháp tình thế, do các cơ sở bảo tồn của nhà nước chưa đủ điều kiện để nuôi hổ tốt hơn nhưng chiểu theo quy định của pháp luật thì việc tư nhân nuôi nhốt động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là trái với văn bản pháp luật hiện hành.

- Việc để tư nhân nuôi nhốt hổ nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ đầu ra dễ dẫn đến mục đích thương mại vì nguồn lợi mà các sản phẩm của hổ mang lại là quá lớn.

- Hổ là một loài vật nguy hiểm cho người, nếu các cơ sở nuôi tư nhân không đầu tư tốt về chuồng trại sẽ gây ra những thiệt hại cho bản thân chủ trại và những người dân xung quanh.

- Việc hổ được nuôi nhốt trong môi trường nhân tạo sẽ khó có khả năng tồn tại trong môi trường tự nhiên và việc lai tạo giống mới không thuần loài sẽ không có giá trị bảo tồn nguồn gen động vật hoang dã.

Một phần của tài liệu Vấn đề nuôi hổ của các chủ trại ở tỉnh Bình Dương (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w