XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÍ TÌNH HUỐNG

Một phần của tài liệu Vấn đề nuôi hổ của các chủ trại ở tỉnh Bình Dương (Trang 45 - 46)

Để xây dựng được các mục tiêu xử lý tình huống, trước hết ta phải căn cứ vào quan điểm chỉ đạo của Nhà nước Việt Nam và luật pháp quốc tế về loại động vật đặc thù này.

Hổ là loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được pháp luật Việt Nam quản lý, bảo vệ theo chế độ đặc biệt và thuộc Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES), nằm trong danh mục các loài loài cực kỳ nguy cấp (CR) thuộc Sách đỏ của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Thế giới (IUCN);

Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, Điều 2 quy định: hổ thuộc “Nhóm I là

nhóm động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm” là loài động vật có giá trị đặc biệt

về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng, thuộc danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quy định. Hổ là loài cần được bảo vệ và cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại dưới mọi hình thức”.

Việc xử lí tình huống: “Đàn hổ được tư nhân nuôi nhốt ở Bình Dương” là một bài toán khó cho các cơ quan quản lý nhà nước, sao vừa thấu tình lại vừa đạt lý. Muốn như vậy, trước hết phương án đưa ra để giải quyết tình huống này cần đảm bảo các mục tiêu cơ bản sau:

1. Bảo vệ, bảo tồn và phát triển được đàn hổ đang được những người dân ở tỉnh Bình Dương nuôi giữ, vì đây là nhóm động vật nguy cấp quý hiếm, thuộc Sách đỏ của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Thế giới (IUCN).

2. Giải quyết vấn đề này một cách thoả đáng, nhưng phải tuân thủ đúng những quy định của pháp luật Việt Nam về quản lí thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm;

3. Tăng cường pháp chế XHCN, duy trì kỉ cương phép nước, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên rừng cụ thể là bảo vệ những động vật rừng quý hiếm.

3. Giải quyết một cách hài hòa giữa tính pháp lý, lợi ích quốc gia với lợi ích của người nuôi hổ.

Một phần của tài liệu Vấn đề nuôi hổ của các chủ trại ở tỉnh Bình Dương (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w