Dư luận xã hội về việc xử lí đàn hổ của các cơ quan chức năng

Một phần của tài liệu Vấn đề nuôi hổ của các chủ trại ở tỉnh Bình Dương (Trang 52 - 76)

III – PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ

2.2.Dư luận xã hội về việc xử lí đàn hổ của các cơ quan chức năng

2- PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN

2.2.Dư luận xã hội về việc xử lí đàn hổ của các cơ quan chức năng

Ngay sau thông tin về đề xuất tịch thu đàn hổ thì khắp nơi trong cả nước bày tỏ mối quan tâm của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng. Có nhiều quan điểm khác nhau nhưng chủ yếu việc xử lý 37 con hổ đã gây ra 2 luồng tranh cãi:

* Thứ nhất: Đó là nhóm (mà hầu hết là những người đại diện cho các tổ chức, cơ quan chức năng của Nhà nước) đã viện dẫn cả những điều luật để cho rằng hành vi nuôi nhốt hổ của ông Ngô Duy Tân là trái với pháp luật và cần được xử lí.

Đó là những tổ chức quốc tế về bảo tồn động vật hoang dã hiện đã có mặt tại Việt Nam và đại diện của họ vừa ký bức thư gửi Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN- PTNT) và Cục trưởng Cục Kiểm lâm Việt Nam. Các chuyên gia quốc tế cho rằng, rất có thể đàn hổ nuôi ở Bình Dương là nhập trái phép từ Campuchia.

6 tổ chức này gồm WWF (Quỹ quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên), WAR (Cuộc sống hoang dã trước nguy cơ bị tổn hại), TRAFFIC (Mạng lưới Giám sát bảo tồn động thực vật hoang dã), IUCN (Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên quốc tế), ENV (Trung tâm Giáo dục Môi trường) và FFI (Tổ chức Động vật, Thực vật hoang dã quốc tế).

Các chuyên gia bảo tồn động vật hoang dã cho rằng, việc nuôi hổ có nguồn gốc trái phép đã vi phạm Nghị định 82 của Chính phủ Việt Nam, ban hành ngày 10/8/2006. Theo những thông tin hiện nay, dường như những con hổ này đang được nuôi nhốt trái phép.

Chiểu theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP, thì động vật thuộc nhóm 1B. Điều này có nghĩa là không tổ chức, cá nhân nào được phép vận chuyển hoặc nuôi nhốt nếu không có sự đồng ý của Bộ NN-PTNT. Chỉ khi "việc vận chuyển và nuôi nhốt" động vật này phải có đầy đủ giấy tờ mới được coi là hợp pháp.

Bên cạnh đó, theo đại diện các tổ chức này, lập luận cho rằng hiện các con hổ đang được nuôi nhốt vì mục đích bảo tồn là không có căn cứ. Đến thời điểm này, vẫn có chưa có một trường hợp nào thả hổ nuôi nhốt về môi trường tự nhiên mà chúng vẫn sinh sống được.

Các chuyên gia bảo tồn động vật hoang dã quốc tế nhận định, nguồn gen của những con hổ này vẫn chưa được xác định và chúng cũng không nằm trong chương trình nuôi vì mục đích bảo tồn hổ trên thế giới. Do đó, xét về khía cạnh bảo tồn nguồn gen, những con hổ này hoàn toàn không có một giá trị bảo tồn gen nào.

Cần giao hổ cho các trung tâm cứu trợ

Do các chức trách Việt Nam khẳng định rằng trường hợp nuôi nhốt hổ ở Bình Dương là phạm pháp, các tổ chức này kiến nghị, đối tượng liên quan đến viêc nhập khẩu trái phép những con hổ này nhất định phải bị khởi tố và chịu các hình phạt như trong Nghị định 82. Mức cao nhất dành cho những người nuôi nhốt hổ trái phép ở Bình Dương là bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó, có một hình phạt nữa mà các tổ chức quốc tế cho rằng rất nên áp dụng. Đó là nếu những người nuôi hổ này bị tuyên bố là vi phạm pháp luật thì họ sẽ phải chịu tất cả những chi phí liên quan đến việc tịch thu, vận chuyển và chăm sóc những con hổ này cho đến khi chúng tự chết.

Các con hổ này sẽ bị tịch thu và giao cho các trung tâm cứu hộ hoặc sở thú có đầy đủ trang thiết bị.

Điều quan trọng là hiện nay, đã có một tổ chức quốc tế bày tỏ nguyện vọng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng và quản lý một khu bảo tồn mới để nuôi giữ những con hổ ở Bình Dương. 5 tổ chức này cũng thông báo sắp diễn ra cuộc họp Diễn đàn Hổ toàn cầu, tổ chức tại Kathmandu (Nepal). Trong đó, sẽ thảo luận về việc tiếp tục duy trì lệnh cấm buôn bán sản phẩm từ hổ trên toàn thế giới. Đặc biệt, chấm dứt tình trạng gia tăng các trại nuôi hổ.

"Chúng tôi xin nhấn mạnh rằng đây là cơ hội quan trọng để Chính phủ Việt Nam tuyên bố rằng việc mua bán, nuôi nhốt trái phép các loài bảo tồn dưới bất kỳ hình thức nào nhất định sẽ KHÔNG được tha thứ. Đồng thời, đây cũng là một cơ hội tốt để Việt Nam chứng tỏ với cộng đồng thế giới rằng Việt Nam có một lập trường cứng rắn và dứt khoát đối với những vấn đề như thế

này và sẵn sàng hành động về bảo vệ lập trường đó", bức thư do các tổ chức này viết.

* Thứ hai: Nhóm này thì cho rằng việc nuôi hổ của ông Ngô Duy Tân là một việc làm tốt đáng được biểu dương khen ngợi.

Theo luồng dư luận này thì việc tư nhân đã nuôi sống lại sinh sản cả một bày đàn hàng chục con hổ thì phải coi đó là điều đáng mừng, lẽ ra Nhà nước nên xúm vào mà hỗ trợ hướng dẫn sao cho phải phép cả về pháp lý lẫn khoa học.

Dưới đây là một vài trong số những ý kiến có quan điểm như vậy:

Ông Ngô Duy Tân nuôi hổ không vi phạm pháp luật ?

Là người đã từng được chiêm ngưỡng đàn hổ của ông Ngô Duy Tân ở Bình Dương, tôi thật bất ngờ khi Bộ NN-PTNT đề xuất với Thủ tướng Chính phủ cho tịch thu về nuôi tập trung.

Tôi xin đặt ra câu hỏi là tại sao Bộ NN-PTNT không đề xuất tịch thu khi ông Ngô Duy Tân vừa mới đem mấy con hổ bệnh tật, èo uột về để điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng? Tại Bộ NN-PTNT chưa biết hay cố tình không biết ? Trong khi Nhà nước chưa có điều kiện chăm sóc chu đáo, thì tư nhân nuôi dưỡng và cho sinh sản được hổ là điều đáng biểu dương. Thế nhưng ngược lại, Bộ NN-PTNT lại quy cho ông Ngô Duy Tân là... vi phạm luật pháp.

Theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP, ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, tại điểm a, khoản 3, điều 5 nghiêm cấm hành vi "nuôi nhốt" động vật rừng... tuy nhiên "nuôi sinh sản" lại không vi phạm luật pháp. Hàng chục con hổ ông Ngô Duy Tân nuôi không nhằm mục đích thương mại, sinh trưởng mạnh khỏe và sinh sản phát triển đàn hổ.

Hổ do ông Ngô Duy Tân được nuôi trong điều kiện bán tự nhiên, vừa trong nhà, vừa có không gian rộng rãi ngoài trời gần 1 ha và hổ được tiếp xúc với thiên nhiên là điều cần khuyến khích bởi cách nuôi ấy đã giúp đàn hổ khỏe mạnh, phát triển và sinh sôi dễ dàng, mà ngay cả những vườn thú trong nước cũng chưa làm được. Hơn nữa khoản 3, điều 3 của Nghị định 32 lại quy định: Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư, quản lý, bảo vệ và phát triển thực vật

rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Dư luận đặt câu hỏi, tại sao lúc ông Ngô Duy Tân thông báo xin phép mua 5 hổ con ốm yếu về nuôi, ngành kiểm lâm không tịch thu, đưa vào nuôi tập trung nhằm bảo tồn? Để đến khi người dân nuôi hổ sinh sản thành công, các đài, báo đưa tin thì các cơ quan chức năng lại tịch thu để "đưa vào nuôi nhốt tập trung" ? Phải chăng có uẩn khúc gì đây ?

Việt Hà(175 Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM)

Để có một đàn hổ "hùng mạnh"

Theo tôi, Nhà nước không nên tịch thu số hổ này. Người dân đã nuôi đạt hiệu quả như vậy thì cứ để cho họ tiếp tục nuôi. Nhà nước chỉ nên phối hợp với người nuôi để phát triển đàn hổ, phải cố gắng tạo cho chúng có được một môi trường sống nhân tạo giống như môi trường sống tự nhiên của chúng.

Các cơ quan liên quan phải có trách nhiệm quản lý chặt chẽ việc nuôi hổ. Đồng thời người nuôi hổ cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về bảo tồn các loài động vật của Nhà nước.

Nếu giữa Nhà nước và người nuôi hổ cùng phối hợp tốt được việc nuôi hổ, tôi nghĩ với những thành công như thế này thì khoảng vài ba năm nữa nước ta sẽ có một đàn hổ "hùng mạnh" khiến cả thế giới phải để mắt đến và khi đó Nhà nước có tiến hành đưa một số con hổ vào các khu bảo tồn tự nhiên, các vườn thú để "trưng bày hổ của Việt Nam" thì sẽ không có ai phản đối mà còn tự hào.

Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên tạo điều kiện và cho phép số người đã nuôi hổ thành công tiếp tục nuôi chứ không nên để dân nuôi một cách tự do sẽ rất nguy hiểm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Võ Minh Huy(75 Trần Nhân Tôn, P.9, Q.5, TP HCM)

Không chu cấp thì thôi, sao còn tịch thu ?

Nghe công văn ấy có vẻ hợp lý nhưng lại không hợp lý chút nào. Mà khi đọc xong nó lại càng thấy sự ngang như cua của các ngài trong Bộ NN-PTNT. Người dân xin đem về nuôi khi chúng ốm o gầy mòn thì ủng hộ nhiệt tình (có xin hẳn hoi chứ không phải là lậu), nhưng khi dân nuôi thành công, đẻ ra cả đàn lại muốn "tịch thu". Tịch thu cái gì ở đây ? Từ tịch thu chỉ nên dùng cho

những người làm việc phạm pháp, tồn trữ hàng lậu... Nhưng đây là dân nuôi hổ thành công, không ủng hộ hay chu cấp thì thôi, nay đàn hổ đã đông thì muốn lấy lại. Nếu Chính phủ mà chấp nhận thì thật tôi chẳng còn gì để mà nói nữa ! Thất vọng hoàn toàn !

Minh Duy (Bluesky )

Bộ NN&PTNT muốn gì ?

Là một công dân của đất nước Việt Nam, tôi thật sự xấu hổ thay cho Bộ NN&PTNT khi đã ra đề nghị tịch thu đàn hổ của ông Tân.

Tôi không rõ Bộ ta muốn làm gì đây nhỉ. Bộ muốn cứu vớt cho cuộc đời của những chú hổ hiện đang rất sung sướng và hài lòng với cuộc sống bên gia đình của chúng và những người chủ tốt bụng của chúng ư ? Nghe "nhân đạo" vô cùng. Làm sao mà chúng có thể thích nghi với đời sống tự nhiên để tồn tại. Làm sao mà chúng có thể tránh được những tay thợ săn ranh mãnh đang nóng lòng chờ chúng được thả về.

Hay Bộ muốn đưa chúng vào vườn thú để vinh danh với bạn bè quốc tế là nước tôi đã nuôi dưỡng tốt những hơn ba mươi con hổ Đông Dương, một giống loài đang bên bờ của sự tuyệt chủng. Bộ hãy nhìn cho rõ vài con hổ phải sống ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn chật vật như thế nào...

Bọn thợ săn đang chờ "tin nóng" !

Nếu tịch thu và thả vào rừng thì không khác gì bỏ đói đàn hổ. Bọn thợ săn chắc đang mừng rỡ chờ đón vì tin "nóng" này, đàn hổ sẽ nhanh chóng vào tay bọn họ.

Người ta nuôi hổ từ nhỏ, xin phép và xin ý kiến của chính quyền đàng hoàng, giấy tờ, thậm chí cả khai sinh cho từng con hổ cũng được công khai. Lý do gì bây giờ đòi tịch thu ?

Bất kỳ ai đi sở thú cũng thấy lác đác vài con hổ gầy xơ xác, thiếu sức sống đang tù túng, chết dần mòn trong sở thú ở TP HCM (nhiều loài khác cũng vậy, chứ không riêng gì loài hổ), điều đó chứng tỏ gì ? Nhà nước hay cơ quan chức năng không có quan tâm đúng mực về vấn đề thú nuôi quý hiếm hoặc không đủ sức hay tệ hơn là không đủ trình độ nuôi hổ. Người ta nuôi hổ từ 5 conbệnh hoạn từ tay bọn thợ săn trở nên khỏe mạnh và sinh nở trong môi trường nhân tạo. Vậy cớ gì lại tịch thu đàn hổ ?

Doan Duy

Hình như mấy anh nuôi hổ quên...

Mấy hôm trước, nghe đài, xem truyền hình, thấy mấy ông ở Bình Dương nuôi được hổ, mừng quá vì như vậy là nguy cơ diệt vong của hổ đã có thể qua, chẳng mấy chốc nước ta cũng chẳng kém gì Thái Lan có trại nuôi hàng trăm con hổ cho bà con đến xem. Lại còn cảm phục mấy ông nuôi hổ, chưa cần lợi lộc gì, làm việc phúc đức (chăm sóc mấy con hổ con suýt chết), có lợi cho môi trường sinh thái, cho dân cho nước... Cái hay ấy ai mà chẳng biết. Nay lại nghe tin mấy con hổ bị tịch thu, mấy ông nuôi hổ chưa chừng có lẽ ra tòa cũng nên vì dám làm việc phi pháp, coi thường pháp luât. Không hiểu sao cái pháp luật nước mình kỳ lạ thế ! Cùng một việc, khi thì bảo đúng, báo đài tuyên dương rất là xôm tụ, khi thì lại bảo sai. Nghĩ một lúc, hình như hóa ra mấy anh nuôi hổ quên không "thăm hỏi" mấy bác có trách nhiệm.

Dương Đình Giao (Hà Nội)

Phương án tối ưu

Tôi rất xúc động khi biết tin ông Ngô Duy Tân đã nuôi được đàn hổ với tấm lòng yêu quý con vật hoang, không quản ngại đến chi phí về kinh tế của gia đình. Trước hết, ông là một chuyên gia giỏi về nuôi hổ. Thứ hai ông là con người đàng hoàng, tôn trọng kỷ cương, phép nước, ngay từ đầu ông đã báo cáo và xin phép các cơ quan chức năng về việc làm của mình. Đến nay, đàn hổ do ông nuôi dưỡng đang khỏe mạnh và sinh sản tốt. Phương án tối ưu hiện nay, theo tôi là, Nhà nước nên tạo điều kiện về pháp lý và hỗ trợ về kinh phí để ông Ngô Duy Tân tiếp tục phát triển đàn hổ. Nên động viên ông Ngô Duy Tân xây dựng doanh nghiệp tư nhân, hình thức kinh doanh du lịch và nhân giống hổ để ông Ngô Duy Tân có thể lấy thu bù chi. Nếu làm được như vậy mới thực sự bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch và khuyến khích người dân làm việc thiện. Nếu giải quyết theo bất kỳ phương án khác đều không ổn.

Tran Duc Vuong (vuonghou@yahoo.com)

Tôi cảm phục những người gây dựng đàn hổ

Tôi rất đồng ý với các ý kiến phản ứng của bạn đọc về việc Bộ NN- PTNT trình Chính phủ về việc tịch thu hổ ở Bình Dương. Là người dân ở Đà Nẵng chỉ mới thấy các con hổ nuôi qua truyền hình tôi thực sự cảm phục

những người đã bỏ công sức để nuôi và gây dựng đàn hổ. Tôi thực sự không hiểu những người có trách nhiệm ở Bộ NN-PTNT nghĩ gì khi trình ý kiến đề nghị chính phủ tịch thu đàn hổ khi chúng đang được chăm sóc và phát triển trong một môi trường tốt.

Nếu như đó là ý kiến đề nghị Chính phủ hỗ trợ hoặc tạo điều kiện cho những người dân nuôi và phát triển được động vật quý hiếm như hổ Đông Dương thì tốt cho dân biết bao và như vậy chắc rằng những động vật quý hiếm sẽ không bao giờ bị tuyệt chủng.

Tôi đề nghị người nào ký vào văn bản đề nghị tịch thu hổ và người nào ký quyết định tịch thu hổ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước công luận khi để đàn hổ này sau khi bị tịch thu mà có vấn đề, cụ thể là chết đi một vài con và không "sinh sôi nảy nở" lên thêm.

Hữu Nguyên (Bến Tre)

Nếu tịch thu giao cho cơ quan chức năng của Nhà nước quản lý chăn nuôi, tôi e rằng nó sẽ chết dần chết mòn với đủ lý do mà không ai chịu trách nhiệm gì hết (vì nhiều lý do khách quan bất khả kháng) cùng lắm cũng chỉ rút kinh nghiệm, kiểm điểm nghiêm khắc.

Vũ Huy Thuật (Hà Nội)

Người ta cứu 5 con hổ bị săn bắt, sau đó còn bỏ ra bao nhiêu công sức và trí tuệ để nhân giống thành 37 con thì bị đề nghị tịch thu. Còn hàng ngàn con gấu bị săn bắt sau đó nuôi bất hợp pháp để lấy mật thì sao chẳng thấy cái Bộ NN-PTNT này có ý kiến ý cò gì ? Hay đây là một hình thức "đánh tiếng" nhằm gây khó dễ ?

Nguyen Huy Hoang (quận 4, TP HCM) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tôi đề nghị các cấp lãnh đạo hãy ngồi lại và cùng bàn bạc với người dân để lập nên một dự án khả thi nhất. Cái gì giao được cho tư nhân làm thì cứ giao đi để mình còn cáng đáng nhiều công việc khác nữa. Chứ cái gì mình cũng đòi giành quyền quản lý rồi cuối cùng thì chẳng ra ngô ra khoai gì cả.

Một phần của tài liệu Vấn đề nuôi hổ của các chủ trại ở tỉnh Bình Dương (Trang 52 - 76)