Giải pháp xử lí tình huống của các cơ quan chức năng

Một phần của tài liệu Vấn đề nuôi hổ của các chủ trại ở tỉnh Bình Dương (Trang 48 - 52)

III – PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ

2- PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN

2.1. Giải pháp xử lí tình huống của các cơ quan chức năng

Ông Ngô Duy Tân kể rằng: "Tháng 3/2000, có người mang 5 con hổ con gạ bán cho tôi. Cả 5 con hổ này đều trong tình trạng bị kiệt sức, bại chân.

Biết mua hổ là vi phạm quy định của Nhà nước, tôi đã lưỡng lự. Song, vốn là người rất yêu động vật, tôi biết chắc chắn, 5 con hổ trên vào tay người không yêu động vật, không có năng lực để dưỡng nuôi, hổ sẽ chết. Tôi gọi điện xin phép ông Nguyễn Minh Đức - Bí thư Tinh uỷ lúc đó, ông Đức đồng ý ngay. Sau đó, Chi cục Kiểm lâm Bình Dương cũng ủng hộ, cho phép tôi nuôi, trong điều kiện phải bảo đảm chuồng trại, kiểm lâm lập hồ sơ theo dõi thường xuyên, tôi chỉ được phép chăm sóc, nhân giống, sinh sản mà không kinh doanh hay làm bất cứ gì xâm phạm đàn

hổ...".

Cả đàn 5 chú hổ con sau một thời gian được nuôi dưỡng đúng quy cách đã không chỉ hết bại chân, mà ngày càng khoẻ mạnh. Gia đình ông Ngô Duy Tân đặt tên cho chúng là: Simba, Ford, Ami, Laser và Copbeo.

Ông Ngô Duy Tân đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dựng chuồng trại đạt tiêu chuẩn cho phép

nuôi hổ... "Chỉ riêng thức ăn cho chúng, mỗi Vợ chồng ông Ngô Duy Tân bên 4 con hổ vừa mới sinh tháng 9-2006

ngày tôi phải tốn 2-3 triệu đồng mua thịt về nuôi đàn hổ. Nhờ sản xuất bia hơi, mà tôi mới đủ sức nuôi hổ. Tôi chăm sóc chúng còn hơn con đẻ” - ông Ngô Duy Tân nói.

Suốt 7 năm qua, những hổ cái như Ami, Laser và Copbeo đã đẻ ra số hổ hàng chục con như hiện nay, trong đó có không ít con nặng từ 200-300 kg/ con. Cũng ngay trong thời gian đó – vào tháng 05/2002, Công ty Pacific –nơi ông Ngô Duy Tân làm giám đốc đã có tờ trình gửi Bộ NN-PTNT, Văn phòng Cites Việt Nam xin thành lập Khu bảo tồn và phát triển sinh sản các loại động vật hoang dã với mục đích đáp ứng nhu cầu tham quan, du lịch sinh thái của du khách đồng thời đầu tư nghiên cứu cho sinh sản để bảo tồn phát triển các loại động vật hoang dã (trong đó có số hổ sinh sản mà ông Ngô Duy Tân nuôi được). Tuy nhiên đề nghị này đã không được phúc đáp và rơi vào... quên lãng !

Đàn hổ nuôi ở Bình Dương phát triển rất tốt, đồng thời sinh sản được trong điều kiện nuôi nhốt

Khi đàn hổ của ông Ngô Duy Tân đã lên tới hàng chục con và việc nuôi hổ không chỉ là của một mình gia đình ông Ngô Duy Tân mà còn có 2 chủ nuôi khác là ông Huỳnh Phi Ngọc và ông Huỳnh Văn Phùng với đàn hổ lên tới 37 con, nơi nuôi hổ của các hộ tư nhân đã trở thành một địa điểm du lịch tham quan hấp dẫn thì tiếng tăm về việc nuôi hổ này đã không chỉ còn bó gọn trong tỉnh Bình Dương mà đã lan xa ra ngoài, thậm chí mấy hãng thông tấn nước ngoài cũng đã đến tận nơi điều tra và quay phim, chụp ảnh thì lúc này

UBND tỉnh Bình Dương mới có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn giải quyết tình trạng nuôi hổ trái phép ở tỉnh.

Bộ NN-PTNT khi nhận được báo cáo kiểm tra của các cơ quan chức năng đã tổ chức cuộc họp với các cơ quan có liên quan để xem xét vụ việc. Cục Kiểm lâm cũng đã cùng đại diện một số cơ quan Nội chính và Khoa học ở Trung ương họp vào ngày 15/12/2006 để xem xét, tư vấn cho Bộ biện pháp chỉ đạo giải quyết. Sau khi cân nhắc thấy rằng việc giải quyết vụ việc phải được xem xét toàn diện cả về quy định pháp luật và tình hình thực tiễn, nhận thấy có những vấn đề vượt quá thẩm quyền của cấp Bộ, do vậy Bộ NN-PTNT đã có công văn số 3421/BNN-KL ngày 22/12/2006 xin ý kiến chỉ đạo giải quyết của Thủ tướng Chính phủ.

Tại báo cáo đó, Bộ NN-PTNT chỉ nêu ý kiến của Hội nghị tư vấn, trong đó Bộ NN-PTNT đã báo cáo rõ: “Sau khi nghiên cứu, thảo luận về các quy định pháp luật hiện hành, các đại biểu đã thống nhất đề nghị tịch thu toàn bộ số hổ đang nuôi nhốt bất hợp pháp, giao cho tổ chức có chức năng nuôi nhằm mục đích bảo tồn theo đúng quy định của Nhà nước. Bộ NN-PTNT kính báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ”.

Ngày 13/03/2007, theo báo Lao Động số 57 đưa tin: “Ngày 12/3, nguồn tin từ tỉnh Bình Dương cho biết: Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng vừa thay mặt Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ NN-PTNT phối hợp với các cơ quan liên quan để xử lý việc nuôi nhốt trái phép 37 con hổ tại tỉnh Bình Dương, theo đúng quy định luật pháp.

37 con hổ này được nuôi nhốt tại các huyện Thuận An, Dĩ An và thị xã Thủ Dầu Một đều có nguồn gốc bất hợp pháp.

Hành vi mua, nuôi hổ trái phép của các tổ chức, cá nhân ở Bình Dương là vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển động vật rừng nguy cấp, quý hiếm; cần được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật, nhằm ngăn chặn tình trạng vi phạm các quy định về bảo tồn tái diễn trên diện rộng, có thể gây phức tạp trong công tác quản lý và việc xuất nhập khẩu động - thực vật nuôi hợp pháp, như một số loài đã bị Ban Thư ký Công ước về buôn bán động vật hoang dã nguy cấp quốc tế cấm vận.

Sau khi thống nhất với các cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an, Viện KSND và Toà án ND Tối cao, Bộ NNPTNT đã có báo cáo và đề xuất Thủ

tướng Chính phủ tịch thu toàn bộ số hổ đang nuôi nhốt bất hợp pháp ở tỉnh Bình Dương, giao cho tổ chức có chức năng nuôi, nhằm mục đích bảo tồn theo đúng quy định của Nhà nước”.

Quan điểm trên đã được Bộ trưởng NN-PTNT khẳng định qua cuộc trao đổi nhanh với phóng viên báo SGGP ngày 14/3/2007 như sau: “Việc nuôi nhốt động vật rừng nguy cấp, quý hiếm phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật và quốc tế. So sánh với những quy định này thì rõ ràng các hộ nuôi nhốt hổ tại Bình Dương là không đúng pháp luật. Vì vậy, những con hổ này phải được đưa vào nuôi nhốt tập trung là quy định bắt buộc.

* Thông tin về việc những hộ nuôi hổ tại Bình Dương đã có từ lâu, nhưng

tại sao khi người dân nuôi tốt và nhân giống được hổ thì lại bị tịch thu; trong khi trước đó, họ nuôi những con hổ ốm thì không thấy nói đến chuyện tịch thu ?

Đây không phải là quan điểm của riêng Bộ NN-PTNT mà là quy định của pháp luật. Hơn nữa, Chính phủ cũng đã có ý kiến rõ ràng về việc này là cần phải đưa những con hổ vào nuôi tập trung. Tôi muốn nhấn mạnh, tinh thần là phải làm đúng quy định của pháp luật xung quanh vấn đề trên.

* Việc tịch thu thì không thể nói đến chuyện bồi thường, tuy nhiên, các cơ quan chức năng có tính đến phương pháp hỗ trợ kinh tế như thế nào đối với những người chăn nuôi đàn hổ hiện nay ?

Về nguyên tắc, đã là tịch thu thì cá nhân, tổ chức bị tịch thu là vi phạm pháp luật mà không có ai bồi thường cho người vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, ở trường hợp những người nuôi hổ trên, chúng tôi cũng còn phải bàn bạc thêm với các cơ quan chức năng liên quan để có biện pháp có lý có tình.

* Được biết, Bộ NN-PTNT đề nghị đưa đàn hổ về chăn nuôi tập trung tại Sóc Sơn (Hà Nội), liệu điều kiện chăn nuôi ở đây có bảo đảm cho đàn hổ tiếp tục duy trì và phát triển?

Bộ NN-PTNT không có ý định đưa đàn hổ trên về Sóc Sơn mà đưa về nơi khác tại miền Bắc. Còn địa điểm cụ thể thì chúng tôi sẽ thông báo sau.

* Vẫn có nhiều ý kiến lo ngại về việc khi đưa đàn hổ về địa điểm mới, thì chưa chắc đàn hổ đã được bảo tồn và phát triển như hiện nay ?

Việc bảo tồn và phát triển đàn hổ chắc chắn phải được thực hiện với điều kiện tốt hơn hoặc ít nhất là bằng điều kiện hiện tại. Chúng tôi cũng đã tính tới cả điều kiện ngoại cảnh là khí hậu giữa miền Nam và miền Bắc. Mục đích bảo tồn và phát triển đàn hổ là quan trọng hàng đầu.

Một phần của tài liệu Vấn đề nuôi hổ của các chủ trại ở tỉnh Bình Dương (Trang 48 - 52)

w