NÔNG NGHIỆP.
1. Khái quát thực trạng chuyên dịch cơ cấu nông nghiệp huyện Bảo Yên Bảo Yên
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là một yếu tố quan trọng bới nó tạo ra việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, là khâu đột phá. Từ các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh Lào Cai được HĐND - UBND huyện và các ngành các cấp xây dựng nhiều chương trình, đề án và ra nghị quyết chỉ đạo phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp như Nghị quyết chuyên đề số 02 NQ/HU ngày 1.3.2002 của Huyện uỷ Bảo Yên khoá XII (nhiệm kỳ 2000 - 2005) về chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Đề án số 01/ĐA/UBND ngày 15/4/2002 của UBND huyện về chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác v.v… Nhằm chuyển sang một cơ cấu kinh tế mới năng động, hiệu quả và ngày càng gắn với nhu cầu thị trường, từng bước đưa nông nghiệp phát triển với một cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là xem xét tỷ lệ giữa chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp; trong chăn nuôi đưa các giống kinh tế cao vào chăn nuôi, trong trồng trọt thì chuyển đổi cơ cấu lại cây trồng cho hiệu quả, năng suất cao, thời vụ ngắn, đẩy mạnh dịch vụ nông nghiệp từ đó đưa ra mục tiêu để phát triển, xem ngành nào, loại nào có khả năng để tập trung phát triển. Huyện Bảo Yên lĩnh vực trồng trọt vẫn là chính, tỷ trọng ngành trồng trọt hiện chiếm 64,99% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi mới chiếm 34,89%; giá trị sản xuất ngành dịch vụ nông nghiệp chưa phát triển chiếm tỷ trọng thấp (0,12%). Nhìn tổng thể cả giai đoạn 2004 - 2006 thì sự chuyển dịch cơ cấu tương đối phù hợp với qui luật chung của cả nước là giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ; song sự chuyển dịch diễn ra rất chậm. Xét cho cùng muốn đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong thời gian tới huyện phải tập trung lĩnh vực phát triển chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp ở nông thôn; khai thác có hiệu quả tiềm năng về chăn nuôi và các nguồn lực của huyện. Kết quả chuyển dịch cơ cấu thể hiện biểu sau :
Biểu 4 : Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Bảo Yên thời kỳ 2004 - 2006
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 * Giá trị sản phẩm (tr.đồng) 109.887 124.557 155.048 Trong đó : - Ngành trồng trọt 40.965 77.321 100.781 - Ngành chăn nuôi 68.802 47.086 54.092 - Dịch vụ nông nghiệp 120 150 175
* Cơ cấu giá trị sản phẩm (%) 100 100 100
Trong đó :
- Ngành trồng trọt 64,58 62,08 64,99
- Ngành chăn nuôi 35,31 37,8 34,89
- Dịch vụ nông nghiệp 0,11 0,12 0,12
2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt 2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt
Trong những năm qua sản xuất ngành trồng trọt của huyện đạt được kết quả đáng kể, diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng đều tăng.
- Về diện tích : Tổng diện tích gieo trồng của huyện năm 2006 là 11.405 ha tăng 1.603 ha so năm 2004, tốc độ tăng trưởng 3,4% năm. Diện tích vụ lúa hè thu trên cơ sở tăng cường đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa một số giống cây có năng suất cao vào sản xuất và tăng cường đưa vụ 3 (vụ đông) vào cơ cấu cây trồng chính của huyện.
+ Diện tích cây lương thực tăng từ 8.738 ha năm 2004 lên 9.559 ha năm 2006.
+ Diện tích cây công nghiệp dài ngày tăng từ 775 ha năm 2004 lên 862 ha năm 2006 chủ yếu là chè, cây ăn quả. Trong đó cây chè có 387 ha chiếm 50% so với cây lâu năm, trong 3 năm qua cây chè tăng 11,5%, giá trị kinh tế cây chè chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu nông nghiệp, một số xã có thu nhập kha từ chè như Phố Ràng, Thượng Hà, Lương Sơn…
+ Diện tích cây ăn quả tăng khá (11%) so với năm 2004 tập trung chủ yếu ở xã Việt Tiến, Long Khánh, Bảo Hà…
Về năng suất, sản lượng : Năng suất lúa tăng qua các năm do việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đẩy mạnh thâm canh; năng suất lúa năm
2006 đạt 51,25 tạ/ha, tăng 3,7tạ/ha so năm 2004, tốc độ tăng bình quân 1,2% năm. Năng suất ngô bình quân đạt 31,1 tạ/ha, tốc độ tăng bình quân 1,2 % năm. Tổng sản lượng lương thực qui thóc năm 2006 đạt 29.559 tấn, tăng so năm 2004 là 1.017tấn. Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2004 - 2006 là 3,56% năm, đưa lương thực bình quân đầu người từ 384 kg/người/năm lên 386 kg/người/năm 2006, đã khắc phục được tình trạng đói giáp hạt.
Biểu 5 : Diện tích gieo trồng và cơ cấu diện tích gieo trồng huyện Bảo Yên 2004 - 2006
Chỉ tiêu
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) Tổng diện tích 10.343 100 10.448 100 11.405 100 - Cây lương thực 8.738 84,49 8.680 83,09 9.559 83,81
- Cây công nghiệp ngắn ngày 501 4,84 450 4,30 397 3,48
- Cây công nghiệp dài ngày 775 7,49 807 7,72 862 7,56
Trong đó :
+ Cây chè 347 44,78 367 45,48 387 44,9
+ Cây ăn quả 428 55,22 440 54,52 475 55,10
- Cây rau mầu khác 329 3,18 511 4,89 587 5,15
Qua biểu 5 cho thấy cơ cấu diện tích gieo trồng chủ yếu vẫn là cây lương thực chiếm 83,81% tổng diện tích gieo trồng. Tỷ trọng cây công nghiệp dài ngày chiếm 7,56% trong đó cây chè chiếm 44,9%, cây ăn quả chiếm 55,1% tổng diện tích cây công nghiệp dài ngày. Cây công nghiệp ngắn ngày chiếm tỷ trọng thấp 3,48% trong khi đó tiềm năng đất đai, khí hậu để phát triển cây này là rất lớn.
Sản xuất lương thực, đặc biệt là sản xuất lúa chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất ngành trồng trọt. Giá trị sản xuất năm 2006 cây lúa đạt 47,4 tỷ đồng, chiếm 47,3% so với cây lương thực khác . Trong thời gian tới để tăng giá trị sản lượng ngành trồng trọt, tăng sản phẩn hàng hóa và để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt một cách mạnh mẽ cần tập trung đầu tư phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, đẩy mạnh việc khoanh nuôi chăm sóc rừng và phát triển rừng trồng mới, đến năm 2006 tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 45,%.
2.2. Thực trạng cơ cấu ngành chăn nuôi
Trên cơ sở tổng hợp số liệu thống kê tình hình phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và kết quả điều tra nông nghiệp nông thôn và thuỷ sản nhìn chung đàn vật nuôi chính đều tăng trưởng qua các năm, trong đó đàn bò tăng cao nhất 13,31% trong 3 năm 2004 - 2006, tiếp đến là đàn dê 4,5%, đàn trâu 4,75%.
Biểu 6 : đàn gia súc gia cầm huyện Bảo Yên giai đoạn 2004 – 2006
Chủng loại con Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Tốc độ tăng trưởng bình quân 2004-2006 %/năm Đàn trâu 17.173 17.664 18.430 2,43 Đàn bò 1.285 1.330 1.460 4,53 Đàn ngựa 671 686 850 8,9 Đàn Dê 3.106 3.170 3.500 4,22 Đàn lợn 42.108 43.430 44.815 2,14 Đàn gia cầm 288.386 294.154 302.000 1,57
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bảo Yên 2006)
Qua kết quả tính toán về cơ cấu giá trị sản lượng ngành chăn nuôi 2006 thì tỷ trọng giá trị sản lượng gia súc chiếm 30%, đàn gia cầm chiếm 70% cho thấy chăn nuôi gia súc, gia cầm là ngành chủ yếu trong chăn nuôi của huyện. Cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trâu và lợn, xu hướng chuyển dịch này phù hợp với điều kiện phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; ngoài các loại vật nuôi chính như trâu, bò, lợn, gà, ngan, vịt… phát huy ưu thế thì chăn nuôi dê cũng được chú trọng góp phần làm tăng giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi.
2.3. Thực trạng phát triển ngành dịch vụ nông nghiệp
Huyện Bảo Yên trong tình trạng chung của các huyện miền núi ngành dịch vụ nông nghiệp mới chỉ tập trung vào hoạt động dịch vụ cung ứng vật tư phân bón, giống và thực hiện tốt một số dịch vụ khác như tưới tiêu, tiêu phòng dịch vật nuôi. Tuy nhiên dịch vụ này vẫn còn ở mức thấp, tỷ trọng ngành dịch vụ còn quá thấp, năm 2006 mới đạt 0,2% so với tổng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp. Trong những năm tới để đẩy mạnh phát triển sản
xuất ngành nông nghiệp cần chú ý hoạt động dịch vụ nông nghiệp, động viên tuyên truyền cho các hộ gia đình tự nguyện tham gia hoạt động dịch vụ nông nghiệp vào các hợp tác xã chuyển đổi theo Luật hợp tác xã…
3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng lãnh thổ lãnh thổ
Sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng của nó, nếu như ngành công nghiệp sản xuất theo phương pháp cơ lý hóa thì ngược lại nông nghiệp chỉ sản xuất theo phương pháp sinh học. Do đó cơ cấu sản xuất nông nghiệp chịu sự chi phối, lệ thuộc lớn và rất nghiêm ngặt của các yếu tố tự nhiên, tập quán sản xuất và điều kiện sản xuất (đất đai, khí hậu, cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí, thành phần dân tộc…). Quá trình hình thành và phát triển cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn liền với bố trí sản xuất và chuyên môn hóa trong sản xuất nông nghiệp. Những vấn đề này lại phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội trong từng không gian cụ thể; nơi nào phù hợp thế mạnh loại cây trồng nào, nuôi con vật gì thì tập trung nguồn lực vào đó để phát triển.
3.1. Khái quát về vùng lãnh thổ của huyện
Địa hình toàn huyện thuộc dạng các dải núi cao xen kẽ các thung lũng. Các mạch núi chính chạy theo hướng Tây bắc - Đông nam. Nằm dọc theo thung lũng sông Hồng và sông Chảy là các dải núi thấp, đỉnh tròn chân rộng dạng lượn sóng; chia thành 2 dạng cơ bản:
- Vùng thung lũng - bồn địa : bao gồm các vùng đất phù sa dọc theo 2 con sông chính và phần đất tiếp cận có độ dóc dưới 10o. Được chia thành 3 dạng
+ Tiểu vùng thung lũng sông Hồng : gồm các dải đất bằng và tươngđối bằng nằm dọc sông Hồng của các xã Bảo Hà - Kim Sơn - Cam Cọn thuận lợi cho phát triển các cây trồng nông nghiệp, đặc biệt là cây rau màu thực phẩm; cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả nhiệt đới.
+ Tiểu vùng thung lũng sông Chảy : nằm dọc sông Chảy, có độ dốc dưới 10o thuộc các xã Việt Tiến, Long Khánh, Long Phúc, Lương Sơn, Thượng Hà, Điện Quan, Xuân Thượng, Tân Dương, Xuân Hòa. Tiểu vùng này được hình thành do bồi tụ của sông Chảy, phù hợp các loại cây trồng nông nghiệp.
+ Tiểu vùng bồn địa Nghĩa Đô : được chia thành trong quá trình bào mòn rửa trôi, bồi tụ của các mạch núi Khao tanh và Pao nam la, là vùng đất tương đối bằng phẳng của xã Nghĩa Đô, Vĩnh Yên có khả năng thâm canh cao các loại cây nông nghiệp đặc biệt là lúa nước.
- Vùng núi cao : là phần còn lại của các dãy núi chính có độ cao trung bình từ 400m trở lên, độ dốc trên 10o, được tách thành 2 tiểu vùng cơ bản :
+ Tiểu vùng núi cao dãy núi Con Voi thuộc dãy núi Haòng liên sơn. + Tiểu vùng núi cao khu Bắc và Đông bắc huyện.
Nhìn chung Bảo Yên là huyện vùng thấp của tỉnh Lào Cai, điều kiện địa hình ít phức tạp so các huyện khác trong tỉnh, mức độ chia cắt vừa phải, độ cao và độ dốc trung bình; qua khảo sát có các loại cấp độ dốc sau :
- Độ dốc cấp I (dưới 3o) : 3.283,6 ha chiếm 4% diện tích tự nhiên, - Độ dốc cấp II (từ 3o - 7o) : 6.567,2 ha chiếm 8% diện tích tự nhiên, - Độ dốc cấp III (từ 7o - 15o) : 12.313,5 ha chiếm 15% diện tích tự nhiên,
- Độ dốc cấp IV (từ 15o - 25o) : 26.268,8 ha chiếm 32% diện tích tự nhiên,
- Độ dốc cấp V (trên 25o) : 33.656,9 ha chiếm 41% diện tích tự nhiên.
3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng
Trong các tiểu vùng trên có 3 tiểu vùng kinh tế nông nghiệp phát triển hơn cả về địa hình thấp, đất đai tương đối bằng phẳng, ít dốc, nguồn nước dồi dào, trình độ dân trí và kinh nghiệm sản xuất khá, giao thông thuận tiện hơn.
Ta có thể khẳng định chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ ở huyện Bảo Yên trong những năm qua đạt thành tựu đáng kể; cơ cấu kinh tế dần được thay đổi phù hợp với từng vùng do đó có giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp tăng khá nhanh, nâng cao đời sống nhân dân, bộ mặt kinh tế nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống văn hoá và tinh thần được nâng cao, nhân dân tin tưởng, phấn khởi vào đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Có được thành tựu trên bởi Đảng, Nhà nước, cấp uỷ, chính quyền các cấp từ huyện đến xã đã quan tâm sâu sát đến việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện với phương châm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tập trung, có sản phẩm hàng hóa tạo đà phát triển kinh tế chung của huyện, của tỉnh Lào Cai cũng như cả nước với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong thời gian trước mắt.