Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thời gian tới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai (Trang 39 - 40)

gian tới.

1.Mục tiêu đến năm 2010.

Phát triển nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, sản xuất sản phẩm thành hàng hóa, khai thác và phát huy mọi tiềm năng thế mạnh, huy động nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp tăng thêm trong 4 năm tới 60 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 15 tỷ đồng (1,7% - 1,8% tổng sản phẩm xã hội). Tích cực chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng, đảm bảo tối đa chủ động nước tưới 100% diện tích cây lúa nước. Từng bước áp dụng công nghệ sinh học tiên tiến vào sản xuất để hình thành vùng sản xuất đi liền với chế biến tập trung quy mô lớn với sản phẩm chất lượng cao, giá trị kinh tế lớn có khả năng cạnh tranh với thị trường trong điều kiện gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO).

Với đặc điểm là huyện miền núi dân trí thấp, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu, kinh tế xã hội chậm phát triển… là những thách thức lớn trong quá trình phát triển, nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải có bước đi sáng tạo đột phá có tính chất bền vững, lấy sản xuất hàng hóa và hiệu quả kinh tế đầu tư để làm cơ sở so sánh đánh giá, đi đôi với giải quyết những bức xúc về xã hội, cải thiện một bước đời sống nhân dân, nâng cao tích luỹ nội bộ.

Để đạt mục tiêu tổng quát trên, huyện đưa ra chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế, đến năm 2010 GDP bình quân đầu người đạt 10triệu đồng (tăng 4.272 triệu đồng so với năm 2006), giảm tỷ lệ dân số tự nhiên đến 2010 còn1,25%. Giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp trong GDP xuống còn 50%, tập trung phát triển một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, tăng tích luỹ từ nông nghiệp, tăng việc làm và tăng thu nhập phấn đấu 2010 không còn hộ đói, hộ nghèo còn dưới 20%. Hình thành mối quan hệ chặt chẽ với công

nghiệp và dịch vụ để tăng giá trí sản lượng và giá trị sản lượng hàng hóa nông nghiệp. Đến 2010 sản lượng lương thực bình quân đạt 387 kg/người/năm. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản phẩm nông nghiệp thời kỳ 2007 - 2010 đạt bình quân 4 ÷ 4,5% năm. Xây dựng vùng cây nguyên liệu giấy, cây ăn quả chất lượng cao, phát triển mạnh trồng rừng kinh tế, chè, cam quýt, hồng không hạt, xoài, quế, lạc, khoai tây, khoai sọđậu tương… nhất là chuyên canh cây đặc sản (chè Tuyết shan, cam sành, khoai sọ…). Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, trọng tâm là chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn, gia cầm, thuỷ sản. Tìm tòi đưa con giống có năng suất, chất lượng tốt và chăn nuôi, thực hiện có hiệu quả đề án “ Bảo tồn và phát triển đàn trâu huyện Bảo Yên” . phấn đấu đến 2010 tốc độ tăng trưởng đàn trâu bò đạt bình quân 4,5 – 5,5% năm, đàn lợn tăng 4,5 - 5% năm, gia cầm tăng 4,5 - 5% năm, đưa sản lượng thịt các loại tăng gấp 2 lần so với hiện nay. Đi đôi với phát triển trồng trọt, chăn nuôi cần đẩy mạnh phát triển dịch vụ phục vụ nông nghiệp để tạo việc làm, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho khu vực nông thôn, coi trọng việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp, các tiến bộ về công nghệ sinh học tiến tới thực hiện nền nông nghiệp sạch đi đôi bảo vệ môi trường sinh thái.

Như vậy Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Bảo Yên theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, từ nay đến 2010 nông nghiệp của huyện phải phát triển theo hướng tận dụng hợp lý các nguồn lực, phát huy cao độ nội lực để phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, đảm bảo an toàn lương thực, tập trung xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa với giá trị sản lượng, giá trị sản phẩm hàng hóa và hiệu quả sản xuất cao hơn. Có thể xem xét các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Bảo Yên tại biểu 7:

Biểu 7 : Mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Yên đến năm 2010

Số

TT Nội dungMục tiêu Đơn vị tính Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Năm 2010 so với 2007 (%)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w