1 Tốc độ tăng trưởng (GDP) % 12,5 13,3 13,46 13,53 108,24
Ngành nông lâm nghiệp % 6,6 6,8 6,8 6,8 103
Ngành CN xây dựng cơ bản % 16,0 17,0 17,5 18,0 112,5
Ngành TM-DV % 17,8 18,5 19,0 20,0 112,35
2 Tổng sản phẩm (GDP) tr.đồng 510.000 595.000 696.000 813.700 159,55
3 Cơ cầu GDP
Ngành Công nghiệp xây dựng
cơ bản % 18 19 20 21 116,66
Ngành TM-DV % 25,7 27 28 29 112,84
4 Tổng SL lương thực Tấn 30.000 30.400 30.7850 31.200 104,0
5 Lương thực bình quân đầu
người kg 387 387 386 387 100
6 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,4 1,35 1,3 1,26 90
7 Độ che phủ rừng % 46,5 48 49 50 107,52 II CHỈ TIÊU CỤ THỂ 1 Trồng trọt Lúa nước Ha 4.315 4.320 4.342 4.350 100,81 Ngô Ha 3.090 4.120 4.160 4.200 135,9 Đậu tương Ha 215 220 250 280 130,23 Lạc Ha 100 115 120 130 130
Rau và hoa màu khác Ha 475 490 510 520 113,78
Rừng hiện có Ha 38.600 39.500 40.700 41.250 106,86
Cây chè Ha 437 470 490 508 116,24
Cây ăn quả Ha 535 570 610 650 121,2
2 Chăn nuôi Đàn trâu Con 20.600 21.800 23.000 24.000 116,5 Đàn bò Con 2.000 2.300 2.700 3.000 150 Đàn dê Con 4.000 4.300 4.700 5.000 125 Đàn lợn Con 45.245 46.511 47.813 49.000 108,3 3 DT thuỷ sản Ha 200 205 215 220 110 .
2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Yên đến 2010 Bảo Yên đến 2010
Thực tế cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Bảo Yên hiện nay và các căn cứ, cơ sở để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp như : Điều kiện tự nhiên, vùng lãnh thổ, hiệu quả kinh tế của từng loại sản phẩm, nhu cầu thị trường, quan điểm và phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp như đã đề cập ở trên, phương hướng, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Bảo Yên đến năm 2010 như sau :
2.1. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt.
- Thực hiện đổi mới cơ cấu nông nghiệp bằng sản xuất hàng hóa và xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, phát triển bền vững thay thế quảng canh độc canh cây lương thực bằng đầu tư thâm canh. Trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng giảm dần tỷ trọng giá trị ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, trong điều kiện giá trị tuyệt đối của ngành trồng trọt vẫn tăng qua các năm.
- Trong cơ cấu ngành trồng trọt chủ trương chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, chuyển một phần diện tích hoa màu, cây lương thực có năng xuất thấp sang phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản để tạo ra giá trị trên 1 ha/năm. Những năm tới cây chè, cây ăn quả và cây lâm nghiệp là cây trồng mũi nhọn cung cấp sản phẩm hàng hóa chiến lược của huyện trước mắt cũng như lâu dài. Tận dụng lợi thế sẵn có thị trường lớn về tiêu thụ sản phẩm nông sản là tỉnh Vân Nam Trung Quốc và trung tâm huyện thị và thành phố Lào Cai để phát triển cây trồng vụ đông, cây trái vụ như khoai tây, đậu tương, rau, đậu …
- Để tăng giá trị sản phẩm hàng hóa và tăng tỷ trọng các loại cây có lợi thế so sánh của huyện trong ngành trồng trọt, mục tiêu đến 2010 diện tích các nhóm cây trồng tăng hơn so với năm 2006 là :
+ Cây lương thực có hạt tăng 1.244 ha, tốc độ tăng 24,23%/năm. Trong đó diện tích sản xuất tăng vụ từ 750-800 ha (40% diện tích lúa nước)
+ Rau và hoa màu khác tăng 56ha tốc độ tăng 4% năm.
+ Cây công nghiệp dài ngày (chè, quế, tre, măng, măng hốc) tăng 221 ha, tốc độ tăng 8,3% năm.
+ Cây ăn quả tăng thêm 160 ha, tốc độ tăng 8,16% năm.
+ Phát triển trồng thêm các loại cây nguyên liệu (song, mây, cọ, tre…) để làm hàng thủ công mỹ nghệ.
+ Trồng rừng tăng thêm 3.950ha, tốc độ tăng 2,65% năm. Với các loại cây như bạch đàn, xoan, mỡ, keo tai tượng, trám, Lát, Luồng thanh hoá…
2.2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi
Tập trung phát triển mô hình trang trại hợp lý để chăn nuôi trâu, bò, lợn, dê theo hướng có hàng hoá đáp ứng nhu cầu tại chỗ và cung cấp cho thị trường bên ngoài. Đưa trị giá ngành chăn nuôi đến năm 2010 đạt 62,0 tỷ đồng, tăng so với năm 2006 là 32,5 tỷ đồng.
- Đàn trâu tốc độ tăng bình quân khoảng 4,5 – 5,5% năm đảm bảo sức kéo, sinh sản, bù đắp số trâu thải loại, giết mổ, bán ra thị trường, đàn trâu từ 18.430 con năm 2006 tăng lên 24.000 con năm 2010. Thực hiện đề án bảo tồn và phát triển đàn trâu huyện Bảo Yên”.
- Đàn bò tốc độ tăng 4,5% - 5,5% năm, hướng chính là cung cấp thịt, da… tăng tỷ trọng thịt bò trong tiêu dùng xã hội. Sind hóa đàn bò địa phương để tăng thể trọng và chất lượng thịt đạt hiệu quả, đàn bò đạt 3000 con năm 2010, tăng 2,05 lần so năm 2006.
- Đàn lợn tăng bình quân 4,5% - 5% năm, chuyển mạnh sang nuôi lợn hướng nạc phù hợp nhu cầu tiêu dùng, đàn lợn từ 44.013 con năm 2006 tăng lên 49.000 con năm 2010.
- Đàn dê tập trung phát triển ở vùng đồi núi đa với qui mô 3.600 con năm 2006 lên 5000 con năm 2010.
- Đàn gia cầm, thuỷ cầm từ 302.000 con năm 2006 lên 312.500 con năm 2010.
- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2006 là 180 ha đến năm 2010 tăng lên 220 ha, tốc độ tăng 3,3% năm.
- Phát triển một số mô hình khác như nuôi ong, nuôi rắn, ba ba, nhím, nuôi cá lồng đặc sản trên sông suối.
2.3. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ
Theo qui luật chung việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng lãnh thổ là tập trung nguồn lực phát triển sản xuất, tăng tỷ trọng các loại cây, loại con có năng suất cao và có giá trị kinh tế, phù hợp với điều kiện phát triển của vùng lãnh thổ đó chứ không phát triển theo kiểu dàn trải, tập trung cho phát triển ngành, nghề mà những lĩnh vực kinh tế nông nghiệp có lợi thế; hạn chế các ngành nghề không phù hợp với điều kiện thực tế của huyện.