HỘI HUYỆN HOÀI ĐỨC – HÀ NỘ

Một phần của tài liệu Tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công tại Phòng Lao Động- Thương binh và Xã hội huyện Hoài Đức (Trang 47 - 50)

II. Quá trình tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công tại Phòng Lao Động Thương binh & Xã hội huyện Hoài Đức Hà Nộ

HỘI HUYỆN HOÀI ĐỨC – HÀ NỘ

I. Phương hướng tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công của Phòng Lao động - Thương binh & xã hội huyện Hoài Đức năm 2010

Thực hiện việc chăm sóc đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng không chỉ là vấn đề đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” mà còn là vấn đề chính trị, tư tưởng, tình cảm, quan hệ xã hội. Không phải là vấn đề trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài và cũng luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế là cơ sở , điều kiện để thực hiện tốt hơn các chính sách xã hội, trong đó có chính sách ưu đãi, chăm sóc người có công với nước. Bởi vậy dựa trên kết quả đạt được và những tồn tại về công tác tổ chức thực thi chính sách ưu đãi, chăm sóc người có công năm 2009, trong năm 2010 công tác tổ chức thực thi chính sách ưu đãi, chăm sóc người có công với nước trên địa bàn huyện có những phương hướng sau:

 Luôn luôn quán triệt tư tưởng, quan điểm của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh về toàn dân chăm sóc đời sống người có công với nước.

 Tăng cường sự kết hợp chặt chẽ, chỉ đạo thường xuyên của các cấp, ban ngành của chính quyền huyện đến cơ sở đối với công tác xã hội hoá chăm sóc người có công.

 Tiếp tục ban hành các văn bản, quyết định, chỉ thị phù hợp, hợp với tình hình thực tế của từng xã, thị trấn tránh sự chồng chéo bất hợp lý trong việc chăm sóc đời sống người có công.

 Phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa huyện ủy, HĐND, UBND, phòng LĐTB & XH trong quá trình thực thi chính sách chăm sóc người có công với nước.

 Luôn luôn đôn đốc, kiểm tra các xã, thị trấn để đúc rút kinh nghiệm, đưa ra những giải pháp khắc phục những khó khăn, tồn tại trong việc thực hiện các phong trào chăm sóc và đồng thời cũng đẩy mạnh các chương trình chăm lo đời sống người có công trên địa bàn quản lý. Tổ chức triển khai và thực hiện nhanh chóng Nghị định 35/2010/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng bắt đầu từ 1/5/2010.

 Coi trọng việc huy động nguồn lực từ địa phương là nguồn vốn chủ yếu để thực hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc người có công với nước.

 Đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ làm công tác Lao động-TBXH của phòng và xã, thị trấn. Mỗi xã, thị trấn cần có các cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực công tác xã hội đặc biệt trong việc chăm sóc người có công.

 Phòng tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm như:

o Đẩy mạnh công tác kiểm tra, rà soát việc xác nhận người có công, kiến nghị xử lý kiên quyết những trường hợp vi phạm; giải quyết dứt điểm hồ sơ tồn đọng trong chiến tranh;

o Triển khai điều dưỡng cho người có công của huyện đi điều dưỡng tại các trung tâm nuôi dưỡng người có công của thành phố và điều dưỡng tại nhà.

o Tiếp tục duy trì công tác tuyền truyền, vận động bằng nhiều hình thức thường xuyên sâu rộng trong nhân dân về việc chăm sóc người có công.

o Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xã hội hoá công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng.

o Tổ chức thêm nhiều mô hình chăm sóc khác từ sự giúp đỡ, ủng hộ của các đoàn thể, cá nhân trong huyện khi đó nguồn lực trong cộng đồng sẽ phát huy hết tác dụng vào việc chăm sóc đời sống người có công.

o Phát triển mạnh việc xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” ở tất cả các cơ quan, đơn vị và các xã, thị trấn trong huyện, khuyến khích tạo điều kiện để các gia đình chính sách có điều kiện để học tập, nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, tiếp nhận những kỹ thuật công nghệ mới. Ưu đãi hỗ trợ về vốn, giống, đất đai, thuế đồng bộ và phù hợp cho các đối tượng người có công để họ và gia đình thuận lợi trong việc làm ăn, sản xuất, tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, tiếp tục cống hiến, tập trung xây dựng quê hương đất nước.

o Ngoài việc giúp đỡ vật chất, công tác ổn định tinh thần, ổn định tâm lý, tạo không khí vui vẻ đối với người có công để tinh thần họ luôn thoải mái tư tưởng, từ đó sẽ làm nguôi ngoai đi phần nào nỗi đau mất mát người thân và những thương tật, bênh tật vẫn còn trong người.

II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công tại Phòng Lao Động – Thương binh & xã hội huyện Hoài Đức

Một phần của tài liệu Tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công tại Phòng Lao Động- Thương binh và Xã hội huyện Hoài Đức (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w