II. Quá trình tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công tại Phòng Lao Động Thương binh & Xã hội huyện Hoài Đức Hà Nộ
4. Đổi mới quản lý nhà nước về ưu đãi xã hộ
Cùng với việc hoàn thiện hệ thống chính sách, điều chỉnh chế độ trợ cấp ưu đãi, tăng cường hoạt động xã hội hóa công tác chăm sóc người có
hoàn thiện công tác tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công, với nội dung chính là:
Chú trọng cả 3 nội dung thể chế chính sách, tổ chức bộ máy và công chức công vụ.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, ngăn ngừa, xử lý những sai sót, tiêu cực, trong lĩnh vực chăm sóc người có công, tăng niềm tin, sự tôn vinh, lòng biết ơn của xã hội đối với người có công với nước.
Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quá trình lập hồ sơ, giải quyết chế độ cho các đối tượng chính sách, người có công với nước.
III. Điều kiện thực hiện kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công víi níc tại Phòng Lao Động – Thương binh & xã hội huyện Hoài Đức
Sau hơn 20 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã cố gắng thực hiện nhiều chính sách đối với người có công, đời sống vật chất và tinh thần của người có công trong cả nước nói chung và huyện Hoài Đức nói riêng từng bước được cải thiện và không ngừng nâng cao. Trong năm 2010, chúng ta phải tiếp tục duy trì và làm tốt hơn nữa công tác ưu đãi, chăm sóc người có công với nước để thực hiện Di chúc của Bác về người có công. Để thực hiện được các kiến nghị trên góp phần hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách ưu đãi, chăm sóc người có công tại phòng LĐTB & XH huyện Hoài Đức cần có những điều kiện sau:
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện trong việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng; Phối hợp, tập trung giải quyết việc xác
nhận kịp thời, đảm bảo đúng chế độ chính sách đối với những người có công chưa được hưởng ưu đãi trong các cuộc kháng chiến.
Khuyến khích, động viên và tạo điều kiện để đối tượng thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công tích cực tham gia các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của gia đình, xứng đáng người công dân kiểu mẫu, gia đình cách mạng gương mẫu.
Tăng cường sự đóng góp nguồn quỹ cho thực hiện hoạt động chăm sóc người có công. Đặc biệt là quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”. Nhân rộng điển hình tiên tiến của phong trào,phát huy dân chủ, công khai mọi chính sách về lĩnh vực người có công.
Huy động mọi nguồn lực, sự đóng góp công sức, tiền bạc của tất cả mọi người dân trong huyện, có ý thức thực hiện hoạt động chăm sóc người có công không chỉ là trách nhiệm mà là nghĩa vụ của mọi người.
Phòng Lao động - TBXH huyện chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức điều tra, thống kê, tìm hiểu kĩ đời sống của các đối tượng chính sách tại đơn vị quản lý .
Các cán bộ làm công tác thương binh xã hội phải nắm chắc, hiểu biết đầy đủ các chính sách, chế độ đối với người có công với cách mạng; hiểu và làm đúng – tốt trách nhiệm của mình.
Phòng tổ chức những buổi giao ban, tổng kết kinh nghiệm hoạt động để khắc phục những thiếu xót mắc phải và phát huy những ưu điểm đã đạt được. Khi tiến hành tổng kết kinh nghiệm hoạt động cần phải thẳng thắn chỉ ra khuyết điểm mắc phải để kịp thời sửa chữa trong các giai đoạn tiếp theo, tránh bảo thủ, che đậy.
Mở các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, về các chính sách của Nhà nước cho các cán bộ xã, thị trấn.
KẾT LUẬN
Sau khi trải qua các cuộc đấu tranh gian khổ ác liệt, đất nước ta giành được độc lập, hoà bình, nhân dân được tự do làm chủ đất nước, nhưng để có được nền độc lập đó đất nước ta đã bị tàn phá, phá hoại rất lớn về cơ sở vật chất gây khó khăn cho đất nước khi hoà bình lặp lại; sự hy sinh mất mát của hàng triệu chiến sỹ đồng bào đã ngã xuống, những người khác may mắn sống sót trở về khi trải qua các cuộc chiến đấu ác liệt thì đã không ít người mang trong mình nhiều thương tật hoặc đã bỏ lại một phần thân thể ngoài chiến trường. Vì vậy sự cống hiến hy sinh vĩ đại ấy không gì có thể bù đắp được, Nhân dân ta, tổ quốc ta, dân tộc ta đời đời nhớ ơn, những công lao to lớn ấy.
Để thể hiện sự biết ơn đó trong những năm qua kế tục và phát huy truyền thống tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn” việc chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng đã luôn được Đảng và Nhà nước, cùng toàn thể nhân dân ta quan tâm, chăm sóc để bù đắp phần nào những khó khăn trong cuộc sống, giúp người có công tiếp tục cố gắng phần đấu vươn lên cống hiến cho quê hương, đất nước.
Tuy đã được quan tâm giúp đỡ nhiều nhưng do hậu quả nặng nề của chiến tranh, nền kinh tế đất nước còn chưa phát triển cho nên đời sống người có công với cách mạng vẫn còn rất nhiều khó khăn. Vì vậy việc chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng chưa được thực hiện đầy đủ. Do đó cần có sự quan tâm, tham gia ủng hộ, giúp đỡ của toàn dân vào việc chăm sóc đời sống người có công, từ đó sẽ tạo ra nguồn lực tổng hợp to lớn trong cộng đồng một cách triệt để.
Quán triệt quan điểm, tư tưởng của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại về công tác chăm sóc đời sống người có công với cách mạng. Trong năm 2009, phòng LĐTB & XH huyện Hoài Đức phối hợp cùng các ban ngành trong huyện tiếp tục thực hiện tổ chức thực thi chính sách chăm sóc, ưu đãi người có công với nước; chỉ đạo các cơ quan, ban ngành cùng toàn thể nhân dân các dân tộc huyện Hoài Đức tích cực tham gia các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, đã động viên huy động được nhiều sự ủng hộ, hỗ trợ của nhiều tập thể, đơn vị, cá nhân để chăm lo tốt đời sống các gia đình có công với cách mạng, đã đạt được nhiều kết quả đáng kể. Nhờ đó mà đời sống của các gia đình chính sách đã dần dần được cải thiện và ngày càng nâng cao, nhiều gia đình đã vượt qua mọi khó khăn vươn lên làm giàu xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hộ gia đình chính sách vẫn còn rất nhiều khó khăn cần tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, chăm sóc hơn nữa của toàn thể cộng đồng để người có công và gia đình họ vươn lên cuộc sống tiếp tục phát huy truyền thống của gia đình cách mạng, làm gương cho các thế hệ trẻ sau này. Chính vì vậy trong năm 2010. phòng LĐTB & XH huyện Hoài Đức cần có những giải pháp cụ thể để tiếp tục duy trì và nâng cao hơn hiệu quả công tác tổ chức thực thi chính sách ưu đãi, chăm sóc người có công với nước, góp phần nâng cao đời sống người có công về cả vật chất và tinh thần.