II. Quá trình tổ chức thực thi chính sách chăm sóc người có công tại Phòng Lao Động Thương binh & Xã hội huyện Hoài Đức Hà Nộ
3. Tăng cường hoạt động xã hội hóa, đẩy mạnh phong trào chăm sóc người có công
chăm sóc người có công
Xã hội hoá chăm sóc người có công là sự huy động nguồn lực từ trong nhân dân, đa dạng hoá các loại hình chăm sóc, giúp đỡ người có công để họ ổn định cuộc sống. Đây là trách nhiệm, nghĩa vụ, tình cảm của tất cả mọi người. Để tăng cường hoạt động xã hội hóa, đẩy mạnh phong trào chăm sóc người có công trên địa bàn huyện Hoài Đức, phòng LĐTB & XH huyện cần thực hiện các biện pháp:
3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách chăm sóc người có công. người có công.
Muốn huy động được nguồn lực từ trong nhân dân vào việc chăm sóc người có công thì phải tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về chủ trương, chính sách, chế độ quy định của Đảng và Nhà nước đối với người có công. Đặc biệt là tuyên truyền để cho người dân ý thức được rằng chăm sóc người có công với cách mạng là tâm tư, tình cảm và là trách nhiệm của tất cả mọi người và cần thực hiện tốt.
Mục đích của việc tuyên truyền vận động trong dân là làm cho nhân dân luôn luôn ghi nhớ những người đã cống hiến công sức to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Từ đó giáo dục lòng kính trọng, biết ơn và có nhiều hình thức mô hình chăm sóc bù đắp cho người có công với nội dung tuyên truyền:
Tuyên truyền phổ biến chính sách của Đảng và Nhà nước về pháp lệnh ưu đãi người có công, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với việc chăm sóc người có công.
Tuyên truyền các mô hình chăm sóc có hiệu quả để mở rộng ra nhiều nơi khác trong địa bàn toàn huyện nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình chăm sóc người có công.
Giới thiệu, nêu gương, biểu dương khen thưởng các cá nhân, gia đình chính sách chịu khó, chịu khổ làm ăn kinh tế, vươn lên trong cuộc sống, làm giàu cho quê hương đất nước.
Tuyên truyền nhiều tấm gương tiêu biểu làm cho người dân làm theo, từ đó các chương trình sẽ được mở rộng thành chương trình thi đua thực hiện tốt chính sách xã hội hoá chăm sóc người có công trong nhân dân. Thông qua tuyên truyền, người dân hiểu được việc chăm sóc
thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công là cần thiết là vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị của đất nước vì khi đời sống người có công được nâng cao thì đó cũng là góp phần làm ổn định đời sống của nhân dân và phát triển của đất nước.
Các hình thức tuyên tuyền:
Ngoài hình thức tuyên truyền là thông qua các phương tiện nghe nhìn như: Đài phát thanh của xã, thôn hay tuyên truyền thông qua cán bộ làm công tác xã hội tại xã, thị trấn nơi người có công sinh sống. Hình thức dùng các băng rôn, khẩu hiệu, biểu ngữ để tuyên truyền, vận động cũng rất hiệu quả. Và kết hợp tổ chức một số hoạt động như:
Tổ chức các chương trình nêu gương những người có công vươn lên trong làm ăn kinh tế.
Biểu dương, khen thưởng những cá nhân, đơn vị xã, thị trấn làm tốt công tác chăm sóc người có công như công tác đền ơn đáp nghĩa, tặng nhà tình nghĩa, số tiết kiệm tình nghĩa, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, bố, mẹ,vợ liệt sỹ già yếu cô đơn, nhận đỡ đầu con liệt sỹ, thương binh, bệnh binh nặng.
Tổ chức nhiều buổi, chương trình liên hoan, các chương trình về tìm hiểu truyền thống cách mạng của Đảng, dân tộc và huyện nhà về nhiều tấm gương anh dũng hy sinh để từ đó giáo dục truyền thống cách mạng, lòng biết ơn cho thế hệ trẻ.
Có thể nói công tác tuyên truyền vận động luôn luôn phải được thực hiện thường xuyên và lâu dài. Khi đó phong trào sẽ phát triển, lan rộng trong địa bàn toàn huyện, đời sống người có công sẽ được nâng cao.
3.2. Duy trì và mở rộng nhiều hình thức chăm sóc người có công
Đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình chăm sóc người có công chính là góp phần và việc thực hiên tốt công tác xã hội hoá công tác chăm sóc đời sống người có công.
Để duy trì các hình thức chăm sóc người có công, trong năm 2010, Phòng LĐTB & XH huyện cần thực hiện tốt các hoạt động:
Luôn đề ra những phương pháp, kế hoạch cụ thể trong việc huy động các nguồn lực trong cộng đồng vào việc chăm sóc đời sống người có công như gửi các công văn, chỉ tiêu đến các đơn vị, đoàn thể trong diện vận động đóng góp, khuyến khích các cá nhân, đơn vị tiếp tục ủng hộ, tham gia các phong trào chăm sóc đời sống người có công.
Luôn luôn quan tâm việc thực hiện tốt chương trình xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa để phục vụ cho các chương trình chăm sóc như: Trích quỹ xây dựng, cải thiện nhà ở, tặng quà thăm hỏi người có công, hỗ trợ làm ăn phát triển kinh tế, phải duy trì quỹ đền ơn đáp nghĩa và chi có hiệu quả, đúng mục đích.
Có kế hoạch và thực hiện thường xuyên việc chăm sóc khám và điều trị, điều đưỡng nâng cao sức khoẻ người có công để họ có đủ sức khoẻ làm ăn phát triển kinh tế cùng gia đình.
Luôn nắm chắc các đối tượng để chú trọng chăm sóc cho các gia đình chính sách khó khăn thật sự cần quan tâm, giúp đỡ của toàn thể cộng đồng địa phương khi đó mới đạt được hiệu quả cao trong việc nâng cao sức khoẻ của người có công.
Tiếp tục phát động, sửa chữa, cải thiện nhà ở cho các hộ còn khó khăn và tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, tạo nguồn vốn thiết thực ban đầu để họ đầu tư sản xuất, tăng thu nhập.
Muốn tăng cường họat động xã hội công tác chăm sóc người có công, bên cạnh việc duy trì các hình thức chăm sóc người có công đã có, cần thực hiện và đa dạng hoá các hình thức chăm sóc đời sống người có công:
Luôn phải dựa trên những tiềm năng sẵn có của địa phương cộng đồng và cá nhân gia đình chính sách để xây dựng các mô hình chăm sóc phù hợp.
Đặc biệt nên vận động nhân dân cùng tham gia chăm sóc, thực hiện. Lúc đó mới mang lại hiệu quả cao cho đời sống các gia đình chính sách, luôn luôn chăm sóc hỗ trợ các gia đình chính sách trong việc chăm sóc các mô hình đã xây dựng và xây dựng thêm nhiều mô hình khác hơn nữa.
Tổ chức phối hợp quyên góp cùng Nhà nước để xây dựng các nhà bia liệt sỹ, nhà bia phải nghiêm trang, trang trọng. Luôn chăm sóc các mộ, nghĩa trang liệt sỹ và ổn định đời sống gia đình chính sách, những người thân liệt sỹ.
Phải đẩy mạnh các phong trào tạo việc làm cho con em các gia đình chính sách gặp khó khăn trong cuộc sống và người có công để họ có công ăn việc làm tạo niềm vui hứng khởi tăng thêm thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống.
Các chương trình, dự án xây dựng cần chú ý tới các giải pháp liên quan tới lợi ích người có công trong việc hưởng quyền lợi như thế nào, lồng ghép chương trình chăm sóc vào các chương trình của Quốc gia, địa
3.3. Đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ, chỉ đạo thường xuyên của các cấp, ban ngành của chính quyền huyện đến cơ sở đối với công tác xã hội cấp, ban ngành của chính quyền huyện đến cơ sở đối với công tác xã hội hoá chăm sóc người có công.
Công tác xã hội hoá chăm sóc đời sống người có công được thực hiện tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự lãnh đạo của cấp Uỷ, chính quyền, nó có ý nghĩa quyết định, đảm bảo cho công tác xã hội hoá chăm sóc đời sống của người có công đạt kết quả tốt.
Việc chăm sóc đời sống thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng là trách nhiệm của phòng LĐTB & XH huyện, ban ngành và toàn thể cộng đồng, vì vậy cần sự chỉ đạo, định hướng chính xác đúng đắn các phương pháp, mục tiêu để huy động được toàn bộ mọi tiềm năng, nguồn lực trong cộng đồng vào việc đáp ứng chăm sóc người có công. Và để thực hiện tốt công tác chăm sóc người có công, huyện Hoài Đức cần được sự quan tâm, chỉ đạo hơn nữa của ban ngành cấp trên, từ đó sẽ thực hiện được nhiều kế hoạch, chương trình chăm sóc đời sống người có công có hiệu quả.
Cùng với đó giữa các cấp phải có sự kết hợp chặt chẽ với nhau, để từ xã đến huyện đều nắm được kế hoạch thực hiện, nắm bắt đối tượng như chăm sóc sức khoẻ, công việc, từ đó có chương trình chăm sóc phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng gia đình chính sách. Và việc đôn đốc, kiểm tra thường xuyên từ huyện đến cơ sở xã, thị trấn công tác xã hội hoá chăm sóc người có công cũng đòi hỏi phải có sự kết hợp, làm việc thường xuyên giữa các ban ngành trong huyện.