Hiểu biết của các doanh nghiệp về các nguồn luật điều tiết hoạt động nhượng quyền kinh doanh

Một phần của tài liệu Tiềm năng phát triển mô hình nhượng quyền thương mại (franchise) trong hệ thống kinh doanh đồ ăn nhanh (fastfood) tại việt nam KFC và bài học kinh nghiệm (Trang 49 - 52)

III. McDonald’s – Điển hình áp dụng kĩ thuật franchising trên toàn thế giớ

2.1.3.Hiểu biết của các doanh nghiệp về các nguồn luật điều tiết hoạt động nhượng quyền kinh doanh

Chƣơng 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG FRANCHISE TẠI VIỆT NAM VÀ MÔ HÌNH FRANCHISE KFC

2.1.3.Hiểu biết của các doanh nghiệp về các nguồn luật điều tiết hoạt động nhượng quyền kinh doanh

nhượng quyền kinh doanh

Nhìn chung, các doanh nghiệp chƣa thật sự biết rõ về các nguồn luật chi phối hoạt động nhƣợng quyền kinh doanh. 52,5% cho rằng Luật Thƣơng mại là nguồn luật duy nhất chỉnh hoạt động này. Còn lại các doanh nghiệp đều lựa chọn nhiều nguồn luật. Đáng lƣu ý là không có nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp dành cho các qui định về sở hữu trí tuệ. Có lẽ do thói quen kinh doanh của ngƣời Việt Nam - vốn ít để tâm tới Luật, nhất là những vấn đề bản quyền…còn lạ lẫm với không ít ngƣời. Mặt khác, cũng vì những qui định của luật Việt Nam về lĩnh vực này chƣa hoàn thiện và do đó, không gây ấn tƣợng lớn với các doanh nghiệp kinh doanh vừa và nhỏ. Điều tra các doanh nghiệp về vấn đề luật pháp nƣớc ta, những doanh nghiệp đang có mô hình nhƣợng quyền kinh doanh, và cả những doanh nghiệp đã có chiến lƣợc cụ thể theo hƣớng nhƣợng quyền đều bày tỏ sự lo ngại và dè dặt. Có doanh nghiệp dự định tiến hành nhƣợng quyền kinh doanh nhƣng lại lo lắng về khả năng tranh chấp, kiện tụng về bản quyền hay thƣơng hiệu, mô hình kinh doanh "nhái"…Những doanh nghiệp đã có kinh nghiệm nhƣợng quyền đề xuất rằng luật nƣớc ta nên có qui định và hƣớng dẫn cụ thể về riêng loại hình hợp đồng nhƣợng quyền kinh doanh nhằm tránh những rủi ro vô hiệu hợp đồng, không lấy đƣợc tiền bản quyền, không tính đƣợc phí chuyển nhƣợng,…cho các doanh nghiệp tham gia do soạn thảo không đầy đủ và không có một mẫu tiêu chí chung.

Tóm lại, nhƣợng quyền kinh doanh vẫn là một hoạt động rất mới mẻ với đa số doanh nghiệp Việt Nam. Sự hiểu biết về khái niệm nhƣợng quyền kinh doanh, các cơ sở pháp lý của các doanh nghiệp còn rất hạn chế. Tuy nhiên, số doanh nghiệp quan tâm tới phƣơng thức kinh doanh này ngày càng tăng lên. Hiện tại, số doanh nghiệp biết và áp dụng kỹ thuật Franchising có thể đếm trên đầu ngón tay nhƣng lại là những doanh nghiệp hoạt động rất thành công. Mặt khác, Việt Nam đƣợc đánh giá là một thị trƣờng để phát triển nhƣợng quyền kinh doanh. Những điều trên chứng tỏ rằng các

doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội và hoàn toàn có khả năng để thành công với nhƣợng quyền kinh doanh trong tƣơng lai không xa.

2.2. Về thiết lập hệ thống

Việt Nam hiện mới có 3 thƣơng hiệu đang kinh doanh khá hiệu quả theo hình thức nhƣợng quyền thƣơng mại là Trung Nguyên, Kinh Đô, Phở 24. Nhiều chuyên gia kinh tế dự báo hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại sẽ bùng phát khi nhiều nhãn hiệu nổi tiếng của thế giới đang có kế hoạch xâm nhập thị trƣờng có sức mua lớn nhƣ Việt Nam trong khi một số thƣơng hiệu nội địa cũng đang ráo riết thực hiện phƣơng thức kinh doanh mới này.

Công ty Tƣ vấn Masso nhận định: Franchising là một trong những phƣơng thức đầu tƣ khôn ngoan và chắc chắn nhất. Theo nghiên cứu của Phòng Thƣơng mại Mỹ, từ năm 1974 đến nay, trung bình chƣa đến 5% doanh nghiệp trong lĩnh vực nhƣợng quyền thất bại so với tỷ lệ 30%-65% trong các lĩnh vực khác. Đối với những doanh nghiệp Việt Nam đang có tham vọng mở rộng ra thị trƣờng thế giới, nhƣng chƣa đủ sức để tấn công trực tiếp các thị trƣờng lớn đầy tiềm năng nhƣ Mỹ, EU hay Nhật Bản thì franchising là một bƣớc đi phù hợp. Nhƣợng quyền thƣơng mại sẽ giúp các doanh nghiệp xâm nhập một cách gián tiếp vào những thị trƣờng này với chi phí thấp nhất, đồng thời đây cũng là cách hữu hiệu để bảo vệ nhãn hiệu của doanh nghiệp tại thị trƣờng nƣớc ngoài. Còn đại diện Quỹ đầu tƣ VinaCapital lại cho rằng môi trƣờng kinh doanh tại Việt Nam đang cải thiện với tốc độ nhanh đã tạo ra cơ hội hấp dẫn cho hình thức nhƣợng quyền thƣơng mại, nhất là trong các ngành hàng tiêu dùng và bán lẻ.

Một trong những doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên nhạy bén nắm hình thức franchising là Công ty cà phê Trung Nguyên. Thành lập từ giữa năm 1996, đến nay, thƣơng hiệu Trung Nguyên đã có mặt tại 64 tỉnh, thành với hơn 500 quán cà phê nhƣợng quyền chính thức. Để đƣợc sử dụng bảng hiệu Trung Nguyên, các quán cà phê đều phải ký hợp đồng ràng buộc với công ty. Họ sẽ phải bài trí quán theo một phong cách thống nhất, pha chế cà phê theo một công thức nhất quán của Trung

Nguyên. Với phƣơng thức kinh doanh này, Trung Nguyên đã không chỉ thành công trong nƣớc mà còn có mặt tại nhiều nƣớc nhƣ: Nhật Bản, Campuchia, Singapore, Thái Lan... Thừa thắng xông lên, mô hình G7 mart cũng là hình thức nhƣợng quyền thƣơng mại mà Công ty cà phê Trung Nguyên đang khéo léo thực hiện để chiếm lĩnh và cạnh tranh với các nhà phân phối nƣớc ngoài trong lĩnh vực bán lẻ. Đi sau là Công ty cổ phần Kinh Đô với mạng lƣới 150 nhà phân phối và trên 30.000 điểm bán lẻ rộng khắp trên cả nƣớc với nhiều chủng loại sản phẩm bánh, kẹo cũng là mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại thành công.

Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp thực sự có nhu cầu thực hiện franchise, tuy nhiên họ vẫn chƣa mạnh dạn tiến hành vì chƣa nắm hết những kiến thức cũng nhƣ các bƣớc kỹ thuật của loại hình nhƣợng quyền này. Phó Tổng giám đốc Công ty Vifon Nguyễn Văn Bên băn khoăn: Vifon muốn áp dụng loại hình kinh doanh nhƣợng quyền nhƣng không biết ngành sản xuất mì gói có thể franchising hay không?. Còn đại diện Saigon Coop cũng không giấu lo lắng: Sắp tới Saigon Coop sẽ phải chuyển sang kinh doanh theo hình thức franchise nhƣng hiện nay chƣa nắm vững các kỹ thuật chuyển nhƣợng, ví dụ nhƣ phí franchising đƣợc tính nhƣ thế nào, nên áp dụng phí trọn gói hay từng phần. Việc hệ thống cửa hàng mang thƣơng hiệu Bon bánh mì khi phải ngƣng hoạt động sau một thời gian áp dụng mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại và gần đây nhất sự èo uột của hệ thống của hàng tiện lợi 24/7 cũng ít nhiều gây lo lắng cho những doanh nghiệp đang có ý định thực hiện franchise. Lý giải về hiện tƣợng bất lợi này, Giám đốc Công ty Phở 24 Lý Quý Trung cho rằng: Muốn kinh doanh nhƣợng quyền thành công, doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn là nắm chắc franchising, am hiểu thị trƣờng địa phƣơng, khả năng quản trị điều hành và khả năng tài chính. Hiện trạng này đang làm chậm lại hƣớng kinh doanh này. Chỉ vài doanh nghiệp mạnh nhƣ Công ty Kinh Đô hợp tác kinh doanh với tập đoàn bánh kẹo và nƣớc giải khát hàng đầu thế giới Cadbury, hay hệ thống siêu thị Citimart liên kết hoạt động với tập đoàn bán lẻ Dairy Farm của Hồng Kông ... còn lại vẫn chờ đợi.

Một phần của tài liệu Tiềm năng phát triển mô hình nhượng quyền thương mại (franchise) trong hệ thống kinh doanh đồ ăn nhanh (fastfood) tại việt nam KFC và bài học kinh nghiệm (Trang 49 - 52)