Hiểu biết của các doanh nghiệp về khái niệm nhượng quyền kinh doanh

Một phần của tài liệu Tiềm năng phát triển mô hình nhượng quyền thương mại (franchise) trong hệ thống kinh doanh đồ ăn nhanh (fastfood) tại việt nam KFC và bài học kinh nghiệm (Trang 46 - 48)

III. McDonald’s – Điển hình áp dụng kĩ thuật franchising trên toàn thế giớ

2.1.1.Hiểu biết của các doanh nghiệp về khái niệm nhượng quyền kinh doanh

Chƣơng 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG FRANCHISE TẠI VIỆT NAM VÀ MÔ HÌNH FRANCHISE KFC

2.1.1.Hiểu biết của các doanh nghiệp về khái niệm nhượng quyền kinh doanh

Bảng 5: Hiểu biết của các doanh nghiệp về khái niệm nhƣợng quyền kinh doanh

Stt Nhƣợng quyền kinh doanh

đƣợc hiểu là:

Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%)

1 Hình thức mở rộng kinh

doanh thông qua các đại lý bán lẻ

24 57,14

2 Thuê thƣơng hiệu 16 38,1

3 Mua bán lại toàn bộ mô hình

kinh doanh

8 19,05

4 Cấp quyền kinh doanh sản

phẩm, dịch vụ dƣới một thƣơng hiệu đã có sẵn

15 35,71

5 Nhƣợng quyền sử dụng

thƣơng hiệu hoặc mô hình kinh doanh

10 23,8

Nguồn: Kết quả điều tra các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội

Kết quả khảo sát cho thấy, có đến 57,14% số doanh nghiệp đồng nhất nhƣợng quyền kinh doanh với hình thức đại lý bán lẻ của công ty. Với những doanh nghiệp này, nhƣợng quyền kinh doanh chẳng qua chỉ là một cách gọi khác đi, thậm chí có phần hoa mỹ hơn cho một kiểu kinh doanh đã có từ lâu là đại lý bán lẻ và các cửa hàng giới thiệu, trƣng bày sản phẩm của công ty. Cách hiểu này ở số đông doanh nghiệp điều tra chứng tỏ nhƣợng quyền kinh doanh thật sự là một khái niệm còn quá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt có 8 trong số 42 doanh nghiệp

đƣợc hỏi (chiếm 19,05%) nhầm lẫn một cách cơ bản nhƣợng quyền kinh doanh với việc mua bán lại mô hình kinh doanh cho các đối tác.

Phần lớn các doanh nghiệp đƣợc điều tra tỏ ra lúng túng khi đƣợc hỏi về nhƣợng quyền kinh doanh, các khái niệm đƣa ra thƣờng dựa trên sự phỏng đoán của doanh nghiệp. Trong đó, có 31,8% cho rằng nhƣợng quyền kinh doanh là hình thức cho thuê thƣơng hiệu. Bên đi thuê thƣơng hiệu đƣợc phép kinh doanh và thu lợi từ thƣơng hiệu của chủ thƣơng hiệu đó và phải trả môt khoản phí định kỳ hay thƣờng xuyên tuỳ theo thoả thuận giữa các bên. Lý do đƣa ra của các doanh nghiệp này dựa trên một số mô hình nhƣợng quyền kinh doanh nổi tiếng trên thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, những gì mà các doanh nghiệp này nhận thấy vẫn còn quá hời hợt.

Cũng có một số doanh nghiệp biết đến nhƣợng quyền kinh doanh thông qua các tài liệu hƣớng dẫn kinh doanh của nƣớc ngoài hay một số bài báo hoặc cũng nhờ quan sát các điển hình nhƣợng quyền kinh doanh ở Việt Nam và trên thế giới. Có 35,71% các doanh nghiệp này cho rằng nhƣợng quyền kinh doanh là việc một bên cấp quyền kinh doanh sản phẩm, dịch vụ dƣới một thƣơng hiệu đã có sẵn của mình cho các bên khác. Cách hiểu này đã đi đúng hƣớng song chƣa đầy đủ. Các doanh nghiệp cần hiểu "quyền kinh doanh sản phẩm, dịch vụ dƣới một thƣơng hiệu đã có sẵn" chính là quyền sử dụng thƣơng hiệu của bên nhƣợng và nhƣợng quyền kinh doanh là một hình thức kinh doanh nhƣợng lại quyền sử dụng thƣơng hiệu của hoặc thậm chí là nhƣợng mô hình kinh doanh mẫu của bên nhƣợng quyền cho các bên nhận quyền. Chỉ có 10 trên tổng số 42 doanh nghiệp trả lời phiếu điều tra (chiếm 23,8%) đƣa ra một khái niệm khá đầy đủ về nhƣợng quyền kinh doanh. Đây là các doanh nghiệp đã và đang thực hiện nhƣợng quyền kinh doanh tại Hà Nội, một số doanh nghiệp chƣa thực hiện nhƣợng quyền kinh doanh nhƣng có hiểu biết khá rõ về phƣơng thức kinh doanh này. Các doanh nghiệp này đang kinh doanh trong những lĩnh vực giáo dục đào tạo, thức ăn, đồ uống, và mỹ phẩm.

Có thể nhận thấy rằng, dù nhƣợng quyền kinh doanh đã phát triển khá rõ nét và có hiệu quả cao ở một vài doanh nghiệp trong nƣớc nhƣ cà phê Trung Nguyên, Phở 24 hay bánh kẹo Kinh Đô, thì vẫn còn một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp Việt Nam xa lạ với khái niệm này. Làm thế nào để mọi doanh nghiệp đều biết đến

hiện tượng nhượng quyền kinh doanh là một việc cần làm trƣớc tiên để có thể phát triển lâu dài kỹ thuật này ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tiềm năng phát triển mô hình nhượng quyền thương mại (franchise) trong hệ thống kinh doanh đồ ăn nhanh (fastfood) tại việt nam KFC và bài học kinh nghiệm (Trang 46 - 48)