Chế biến phân vi sinh (compost)

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom,vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội (Trang 48 - 50)

Hầu hết các hộ gia đình đều lựa chọn các loại chất thải có thể sử dụng lại hoặc tái chế được bán cho những người thu gom, sau đó đưa về các cơ sở sản xuất để tái chế.Nhờ loại hình này, một khối lượng CTR khá lớn đã không phải đưa về các bãi chôn lấp để xử lý.

Trong các dự án quản lý CTR hiện nay, hầu hết đều lựa chọn công nghệ sản xuất compost, một trong những phương pháp tái chế CTR có hiệu quả và sản phẩm của nó dùng được cho ngành sản xuất. Đây là một giải pháp tiết kiệm quỹ đất để chôn lấp trong điều kiện quỹ đất ngày càng thu hẹp do quá trình đô thị hóa, vừa phù hợp với các điều kiện đầu vào của nguyên liệu và đầu ra của sản phẩm, vừa mang tính xã hội và môi trường.

Xử lý rác hữu cơ thành phân compost là một quá trình sinh học, trong đó vi sinh vật hoạt động chuyển hóa rác hữu cơ thành mùn (dạng giống đất) đó là một chất điều hòa lý tưởng cho đất và rất có lợi cho cây trồng.Quá trình làm phân compost ở Nhà máy phân hữu cơ Cầu Diễn, Hà Nội gồm 2 giai đoạn chính:

- Giai đoạn ủ thổi khí

- Giai đoạn ủ chín

Công nghệ này đưa vào sử dụng vào năm 1992 do UNDP tài trợ. Đây là công nghệ ủ đống tĩnh có thổi khí, quá trình lên men được kiểm soát bằng hệ thống điều khiển tự động nhiệt độ. Nhà máy xử lý nằm trên diện tích 4 ha, với công công suất theo thiết kế 210 tấn/ngày (hình 8). Sản phẩm phân hữu cơ đã được đăng ký tiêu

chuẩn chất lượng và đang được bán trên toàn quốc. Các sản phẩm thu hồi phục vụ tái chế là: sắt, nylon, nhựa, giấy, thủy tinh.

Hình 8: Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt, Nhà máy phân hữu cơ Cầu Diễn, Hà Nội

Công nghệ này có ưu điểm : Đơn giản, dễ vận hành; máy móc thiết bị dễ chế tạo, thay thế thuận lợi; tiêu thụ năng lượng ít; đảm bảo hợp vệ sinh; thu hồi được nước rác để phục vụ quá trình ủ lên men, không ảnh hưởng tới tầng nước

Rác được thu gom, vận chuyển đến Nhà máy

Xác định trọng lượng Xử lý sơ bộ ( vi sinh vật)

Tuyển chọn Bổ sung vi sinh vật, phụ

gia, ủ lên men Ủ chín, bổ sung nước

sạch 35% Tinh chế 30%

Mùn loại I, 8,5%

Đóng bao, hoàn thiện sản phẩm Mùn loại II

8,5%

Chất vô cơ đi chôn lấp 50% Bay hơi 15%

Bay hơi 5%

Chất vô cơ đưa đi chôn lấp 13% Làm phân bón Cải tạo đất

ngầm, có điều kiện mở rộng nhà máy để nâng công suất. Tuy nhiên, công nghệ này còn có một số nhược điểm như: Rác lẫn quá nhiều tạp chất, chưa được cơ giới hóa trong khâu phân loại, chất lượng phân bón chưa cao vì còn lẫn tạp chất, dây chuyền chế biến, đóng gói còn thủ công, không có quy trình thu hồi vật liệu tái chế.

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom,vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w