0
Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Về quản lý

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU GOM,VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀNG MAI, HÀ NỘI (Trang 58 -60 )

Xây dựng hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về công tác bảo vệ môi trường có nghiệp vụ chuyên môn cao và có hệ thống làm nòng cốt cho toàn dân tham gia bảo vệ môi trường. Để thực hiện được điều này cần:

Đối với công ty vệ sinh môi trường :

Sắp xếp lại các phòng ban cho hợp lí. Cụ thể là nên đưa công tác thu phí vệ sinh môi trường sang phòng tài vụ chứ không nên để phòng kế hoạch kiêm nhiệm như hiện nay vì mỗi phòng ban có chuyên môn khác nhau về một lĩnh vực. Phòng tài vụ thường chuyên về tài chính, lập kế hoạch cho việc chi tiêu còn phòng kế hoạch nên tập trung vào nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, phân bố kế hoạch hàng năm cho các xí nghiệp, hường dẫn công tác kế hoạch cho các cấp trong công ty, kiểm tra tình hình thựa hiện kế hoạch.

Gửi cán bộ đi học ở các trường để nâng cao kiến thức chuyên môn, quản lý của các cán bộ chuyên quản.

Đối với các tổ chức quản lý môi trường:

Thành lập ban chỉ đạo bảo vệ môi trường của quận Hoàng Mai, tránh tình trạng chồng chéo như hiện nay.

Thành lập,tiến tới chuyên môn hóa bộ phận quản lý khoa học công nghệ và môi trường quận Hoàng Mai.

Ngoài ra còn một số biện pháp khác như:

 Các văn bản hướng dẫn chỉ đạo ở phạm vi trung ương đối với các địa

phương (hướng dẫn thi hành các quy định mới, xây dựng, bổ sung các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể và chi tiết hơn)

 Các văn bản hướng dẫn ở phạm vi địa phương (nguyên tắc cơ bản trong

quản lý CTR, trách nhiệm được quy định trong các văn bản mới)

 Xác định ưu tiên xử lý đối với các loại CTR độc hại (biên soạn danh mục

các cơ sở phát thải và cơ sở xử lý)

 Xác định ưu tiên đối với các khu vực phát triển du lịch (áp lực sinh thái từ

hoạt động du lịch, đồng thời cũng là nguồn phát sinh CTR không nhỏ)

 Phòng ngừa ô nhiễm kết hợp với thiết lập các cơ sở xử lý hiện đại

 Quản lý phức hợp đối với các dự án đầu tư mới

 Tăng tính thực thi của hệ thống pháp luật thông qua thanh kiểm tra, xử phạt

3.4.4. Nâng cao nhận thức cộng đồng

Cộng đồng xã hội có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sống. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan đoàn thể tuyên truyền vận động nhân dân tham gia công tác thu gom CTR tại nơi mình ở.

Hướng dẫn nhân dân tiến hành phân loại CTR ngay tại nguồn ( từ các hộ gia đình, cơ quan, trường học…), cụ thể CTR được chia thành 2 loại:

- CTR hữu cơ: gồm rau, quả, thực phẩm phế thải.

- CTR hữu cơ: gồm nhựa, thủy tinh, giấy, kim loại.

Hai loại CTR này cần được để vào 2 túi riêng, có màu khác nhau. CTR vô cơ được dùng để tái chế, còn CTR hữu cơ được vận chuyển tới khu xử lý CTR.

Thường xuyên nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn đã được quy định trong Luật bảo vệ môi trường bằng cách:

- Tổ chức các chiến dịch truyền thông gây ấn tượng mạnh nhằm phát động phong trào toàn dân thực hiện Luật bảo vệ môi trường và chỉ thị “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

- Tổ chức tuyên truyền giáo dục thông qua sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức

quần chúng cơ sở, tạo ra phong trào thi đua hình thành thói quen mới, xây dựng nếp sống mới trong tập thể dân cư ở đô thị và khu công nghiệp.

- Vận động toàn dân tham gia công tác bảo vệ môi trường, thực hiện tuần lễ

xanh, sạch, đẹp. Tổ chức vệ sinh tập thể khối xóm vào cuối tuần, ngày lễ…

- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin quần chúng, các

phương tiện nghe nhìn của các tổ chức quần chúng như:đoàn thanh niên, hội phụ nữ, tổng lien đoàn lao động… và các địa phương để tạo ra dư luận xã hội khuyến khích, cổ vũ các hoạt động bảo vệ môi trường…

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU GOM,VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀNG MAI, HÀ NỘI (Trang 58 -60 )

×