0
Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Nâng cao chất lượng các phương pháp thủ công

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU GOM,VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀNG MAI, HÀ NỘI (Trang 52 -52 )

3.3.1. Khâu thu gom rác thủ công

- Phối hợp với Trung tâm PTQĐ & QLDT HTĐ, UBND các phường khảo sát

tìm kiếm các địa điểm thích hợp để xoá các điểm tập kết xe gom, điểm tập kết rác không hợp lý.

- Điều chỉnh lại thời gian thu gom rác cho hợp lý với từng khu vực, phối hợp với

UBND các phường tuyên truyền người dân vứt rác đúng giờ, bỏ rác đúng nơi quy định.

- Đối với các tuyến đường, phố chính của quận sẽ xem xét để đưa ra 1 số công

nghệ duy trì vệ sinh mới để lựa chọn như: Đối với tuyến phố có mật độ giao thông cao vỉa hè rộng thực hiện thu rác bằng các tấm nhựa đặt theo giờ (để tăng thời gian tiếp nhận rác cho người dân) và thu bằng cơ giới. Đến giờ quy

định ôtô vận chuyển đi dọc các tuyến phố để thu hết rác tại các tấm nhựa đã đặt (như tuyến Giải Phóng, Tam Trinh, Nguyễn Tam Trinh…) nhằm giảm tình trạng xe gom chờ cẩu nhiều trên đường phố chính. Các tuyến phố mật độ dân cư đông đúc vỉa hè hẹp thực hiện thu rác bằng xe cơ giới (xe 2.5 tấn), ôtô chuyên dùng chạy dọc theo các tuyến phố người dân sẽ trực tiếp mang rác bỏ vào xe (tuyến Tân Mai, Nguyễn Chính, Lương Khánh Thiện, Nguyễn Đức Cảnh, Hoàng Mai.)

- Đối với các khu trung cư, khu tập thể: Đặt thùng thu chứa rác theo giờ (từ 19h

22h), người dân tự mang rác ra điểm quy định, hết giờ công nhân đi thu các

thùng rác đẩy về điểm cẩu, vệ sinh khu vực xung quanh nơi đặt thùng.

- Đối với các chợ: Tại mỗi chợ có bố trí các vị trí đặt thùng chứa rác thuận tiện

để khi có rác phát sinh người dân tự mang bỏ trực tiếp vào thùng thu chứa. Yêu cầu các hộ kinh doanh phải có các dụng cụ thu chứa rác hợp vệ sinh và chỉ được bỏ rác ra khi có công nhân đến thu lấy rác.

- Ngoài công tác duy trì đường phố ban ngày mỗi công nhân làm việc trên tuyến

đường được giao phải thực hiện tuyên truyền vận động nhân dân, các cơ quan, các cơ sở sản xuất kinh doanh, hàng quán thực hiện Quyết định 3093, không vứt rác ra đường phố, nơi công cộng thường xuyên.

3.3.2. Công tác thu gom vận chuyển chất thải phế thải xây dựng (PTXD) (PTXD)

- Phối hợp với UBND các phường tìm kiến địa điểm để lập từ 1-2 điểm tiếp

nhận PTXD để thu gom toàn bộ khối lượng đất thải PTXD, bùn đất …có khối lượng nhỏ lẻ do các hộ gia đình, cơ quan sửa chữa nhỏ nạo vét cống rãnh.

- Tổ chức tổ xe cơ động thu dọn PTXD đổ bậy trên các đường phố, ngõ xóm.

- Quản lý PTXD tại nguồn bằng hình thức ký hợp đồng dịch vụ trọn gói (đào,

án … trên địa bàn quận) trước khi được cấp phép xây dựng hoặc khởi công công trình.

3.3.3. Phân loại rác tại nguồn

Một trong các chương trình về bảo vệ môi trường đã và đang được các cấp, các ngành của thành phố quan tâm hàng đầu là chương trình phân loại chất thải rắn (rác) sinh hoạt tại nguồn.

Để thực hiện tốt việc phân loại này, cần phải đáp ứng được những yêu cầu thiết yếu:

Từ hộ gia đình đến khu phố, trường học, cơ quan xí nghiệp

Việc đào tạo, tập huấn tuyên truyền về việc phân loại chất thải rắn tại nguồn phải được chú trọng hàng đầu. Việc đào tạo, tập huấn tuyên truyền nhằm mục đích thay đổi thói quen bỏ rác xưa nay của người dân, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường - một công việc đòi hỏi tính kiên trì và lâu dài; đồng thời phải hướng dẫn cho người dân với cách bỏ rác mới; phân tích những lợi ích mà việc phân loaị đem lại cho chính họ và xã hội.

Việc tuyên truyền phải được thực hiện tới mọi đối tượng nguồn thải từ hộ gia đình, các cơ quan, trường học, xí nghiệp, bệnh viện đến các trung tâm thương mại, chợ, các doing nghiệp sản xuất, kinh doanh…

Hơn nữa, các đối tượng tham gia vào quy trình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn cũng cần phải được tập huấn, tuyên truyền về chương trình, về cách thức phân loại chất thải rắn tại nguồn. Và vì đây là một chương trình hoàn toàn mới, một biện pháp quản lý tổng thể nên sự tham gia của các cấp, các ngành ở quận/huyện là không thể thiếu được.

Thiết bị kỹ thuật, công nghệ phù hợp

Để thực hiện tốt phân loại chất thải rắn tại nguồn phải đảm bảo được các yếu tố kỹ thuật hỗ trợ cho quá trình phân loại và sau phân loại. Các yếu tố kỹ thuật ở đây là các phương tiện, các quy trình thu gom, vận chuyển và xử lý rác. Khi thực hiện

phân loại chất thải rắn tại nguồn cũng đồng nghĩa với việc chúng ta phải thay đổi các phương tiện và quy trình kỹ thuật một cách tổng thể và đồng bộ.

Trong công tác thu gom, việc thay đổi quy trình và công nghệ gặp nhiều khó khăn chủ yếu do thói quen giao rác của người dân. Khi thực hiện phân loại chất thải rắn thành hai loại (rác thực phẩm và rác vô cơ), phương án thu gom đầu tiên là thu gom cách ngày (1 ngày lấy rác thực phẩm, 1 ngày lấy rác vô cơ). Ưu điểm của quy trình này là không phải thay đổi trang thiết bị thu gom, cũng như trang thiết bị vận chuyển.

Nhưng người dân phải lưu trữ rác trong nhà - điều này trên thực tế không nhận được sự đồng tình của người dân do không ai muốn giữ rác ở trong nhà hơn một ngày. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải thay đổi trang thiết bị kỹ thuật thu gom.

Về mặt kỹ thuật:

- Phải cùng lúc thu gom được cả hai loại rác đã phân loại mà không phải

quay vòng xe thêm một lần nữa.

- Phải chứa riêng từng loại rác đã được phân loại.

- Phải nhẹ và vừa cho người thu gom có thể đẩy đi gom rác trong phạm vi

thu gom của mình tại các phường xã. Để giải quyết kỹ thuật này, cần thiết kế phương tiện thu gom mới có 2 ngăn riêng biệt.

Phân loại thứ cấp để tách các dòng rác thải thành nguyên liệu tái chế

Ngoài ra cũng cần phải chú ý đến vấn đề quy trình kỹ thuật trong khâu xử lý cuối cùng. Vì để có thể tăng hiệu quả của quá trình tái sử dụng tái chế, làm phân compost như tiêu chí mà chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn đặt ra cần phải phân loại triệt để hơn. Vì vậy tại các nơi xử lý phải có trạm phân loại thứ cấp để thực hiện phân loại triệt để hơn trước khi sử dụng rác thải làm nguyên liệu tái chế.

- Reduce - giảm thiểu:tránh việc xẻ rác không cần thiết.Hãy dùng làn đi chợ, đừng bỏ phí thức ăn thừa, hãy mang các đồ dùng, vật dụng bị hỏng hóc của gia đình đến các cửa hàng sửa chữa như cửa hàng sửa chữa thiết bị điện, túi sách… vừa có thể tiếp tục sử dụng lại vừa tiết kiệm cho bạn và gia đình.

- Reuse - tái sử dụng:tái sử dụng lại các vật liệu không cần thiết.Hãy mang sách, quần áo, các thiết bị điện tử cũ đến bán tại các hàng đồ cũ.

- Recycle - tái chế.Sử dụng lại vật liệu để tạo thành các sản phẩm mới.Giấy, chai lọ thủy tinh, chai nhựa… sau khi sử dụng đều có thể được tái chế lại thông qua hoạt động của hệ thống những người, cửa hàng thu mua phế liệu (đồng nát) và hoạt động của các cơ sở tái chế.

Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có rất nhiều quận thực hiện tốt công tác 3R, điển hình là quận Hoàn Kiếm. Quận Hoàng Mai nên đẩy mạng công tác này bởi đây là hoạt động được thực hiện bởi người dân phân loại rác ngay tại gia đình, nếu tuyên truyền vận động được nhân dân tham gia thì sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.

3.4. Các biện pháp về mặt quản lý và chính sách3.4.1. Các giải pháp về cơ chế chính sách 3.4.1. Các giải pháp về cơ chế chính sách

Xây dựng đồng bộ các văn bản pháp quy

- Vấn đề ưu tiên hàng đầu là rà soát và ban hành đồng bộ các văn bản dưới

luật về quản lý CTR, đảm bảo nâng cao hiệu lực của Luật bảo vệ môi trường.

- Xác định rõ hơn vai trò, quyền hạn, cơ sở trách nhiệm trong quản lý và quy

hoạch CTR.

- Tăng tính thực thi và hiệu lực của hệ thống quy định pháp luật trong công

Nhà nước và chính quyền địa phương phải tạo điều kiện cho Công ty môi trường và Công trình đô thị có những điều kiện thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ của mình như:

 Tạo điều kiện khuyến khích các cá nhân, tổ chức thành lập các tổ nhóm làm

vệ sinh môi trường nhằm tạo sức cạnh tranh trong công tác vệ sinh môi trường.

 Thành lập ban thanh tra môi trường ở các phường và các thanh tra viên ở

phường xã thường xuyên tổ chức kiểm tra để chấn chỉnh các vi phạm về bảo vệ môi trường và khen thưởng kịp thời những gương tốt, đơn vị làm tốt công tác môi trường.

 Xây dựng quy chế bảo vệ môi trường cho từng phường, xã, .. có đặc điểm

riêng của mình.

 Khuyến khích thành lập các đội thu mua và tái chế các phế phẩm từ rác thải

như: chai, lọ, giấy, báo…

 Các phường xã xây dựng đề án phân công cho từng đơn vị, cơ quan,trường

học, khối xóm chịu trách nhiệm quản lý và vệ sinh từng đoạn đường, khu vực trên từng đoạn đường của nơi mình ở.

3.4.2. Công tác kiểm tra, giám sát

Căn cứ vào hợp đồng kinh tế giữa Công ty và chủ đầu tư, công tác kiểm tra giám sát chất lượng, khối lượng do Công ty chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và UBND Quận. Để thực hiện trách nhiệm của mình Công ty tổ chức hệ thống kiểm tra, giám sát theo ba cấp.

- Cấp1: Tổ trưởng sản xuất (tổ VSMT được giao duy trì vệ sinh trên địa bàn phường)

- Cấp 2: Đội sản xuất.

+ Xây dựng kế hoạch và triển khai kiểm tra giám sát chất lượng, khối lượng duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn quản lý.

+ Hướng dẫn, đào tạo công nhân thực hiện đúng quy trình tác nghiệp.

+ Xử lý các vi phạm quy trình công nghệ, quy trình quản lý gây ảnh hưởng tới chất lượng công tác duy trì vệ sinh.

- Cấp 3: Công ty, do tổ giám sát chuyên ngành VSMT thực hiện. Kiểm tra công tác quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất, công tác nghiệm thu khối lượng, chất lượng cấp 1, cấp 2 của đơn vị và trực tiếp kiểm tra địa bàn.

Ngoài công tác kiểm tra nội bộ, Công ty phối hợp với chủ đầu tư kiểm tra, phúc tra các hạng mục công việc duy trì VSMT trên địa bàn theo kế hoạch A-B thống nhất và theo kế hoạch đột xuất của A.

3.4.3. Về quản lý

Xây dựng hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về công tác bảo vệ môi trường có nghiệp vụ chuyên môn cao và có hệ thống làm nòng cốt cho toàn dân tham gia bảo vệ môi trường. Để thực hiện được điều này cần:

Đối với công ty vệ sinh môi trường :

Sắp xếp lại các phòng ban cho hợp lí. Cụ thể là nên đưa công tác thu phí vệ sinh môi trường sang phòng tài vụ chứ không nên để phòng kế hoạch kiêm nhiệm như hiện nay vì mỗi phòng ban có chuyên môn khác nhau về một lĩnh vực. Phòng tài vụ thường chuyên về tài chính, lập kế hoạch cho việc chi tiêu còn phòng kế hoạch nên tập trung vào nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, phân bố kế hoạch hàng năm cho các xí nghiệp, hường dẫn công tác kế hoạch cho các cấp trong công ty, kiểm tra tình hình thựa hiện kế hoạch.

Gửi cán bộ đi học ở các trường để nâng cao kiến thức chuyên môn, quản lý của các cán bộ chuyên quản.

Đối với các tổ chức quản lý môi trường:

Thành lập ban chỉ đạo bảo vệ môi trường của quận Hoàng Mai, tránh tình trạng chồng chéo như hiện nay.

Thành lập,tiến tới chuyên môn hóa bộ phận quản lý khoa học công nghệ và môi trường quận Hoàng Mai.

Ngoài ra còn một số biện pháp khác như:

 Các văn bản hướng dẫn chỉ đạo ở phạm vi trung ương đối với các địa

phương (hướng dẫn thi hành các quy định mới, xây dựng, bổ sung các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể và chi tiết hơn)

 Các văn bản hướng dẫn ở phạm vi địa phương (nguyên tắc cơ bản trong

quản lý CTR, trách nhiệm được quy định trong các văn bản mới)

 Xác định ưu tiên xử lý đối với các loại CTR độc hại (biên soạn danh mục

các cơ sở phát thải và cơ sở xử lý)

 Xác định ưu tiên đối với các khu vực phát triển du lịch (áp lực sinh thái từ

hoạt động du lịch, đồng thời cũng là nguồn phát sinh CTR không nhỏ)

 Phòng ngừa ô nhiễm kết hợp với thiết lập các cơ sở xử lý hiện đại

 Quản lý phức hợp đối với các dự án đầu tư mới

 Tăng tính thực thi của hệ thống pháp luật thông qua thanh kiểm tra, xử phạt

3.4.4. Nâng cao nhận thức cộng đồng

Cộng đồng xã hội có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sống. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan đoàn thể tuyên truyền vận động nhân dân tham gia công tác thu gom CTR tại nơi mình ở.

Hướng dẫn nhân dân tiến hành phân loại CTR ngay tại nguồn ( từ các hộ gia đình, cơ quan, trường học…), cụ thể CTR được chia thành 2 loại:

- CTR hữu cơ: gồm rau, quả, thực phẩm phế thải.

- CTR hữu cơ: gồm nhựa, thủy tinh, giấy, kim loại.

Hai loại CTR này cần được để vào 2 túi riêng, có màu khác nhau. CTR vô cơ được dùng để tái chế, còn CTR hữu cơ được vận chuyển tới khu xử lý CTR.

Thường xuyên nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn đã được quy định trong Luật bảo vệ môi trường bằng cách:

- Tổ chức các chiến dịch truyền thông gây ấn tượng mạnh nhằm phát động phong trào toàn dân thực hiện Luật bảo vệ môi trường và chỉ thị “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

- Tổ chức tuyên truyền giáo dục thông qua sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức

quần chúng cơ sở, tạo ra phong trào thi đua hình thành thói quen mới, xây dựng nếp sống mới trong tập thể dân cư ở đô thị và khu công nghiệp.

- Vận động toàn dân tham gia công tác bảo vệ môi trường, thực hiện tuần lễ

xanh, sạch, đẹp. Tổ chức vệ sinh tập thể khối xóm vào cuối tuần, ngày lễ…

- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin quần chúng, các

phương tiện nghe nhìn của các tổ chức quần chúng như:đoàn thanh niên, hội phụ nữ, tổng lien đoàn lao động… và các địa phương để tạo ra dư luận xã hội khuyến khích, cổ vũ các hoạt động bảo vệ môi trường…

3.4.5. Biện pháp tuyên truyền vận động kiểm tra xử lý

- Phối hợp với phòng VHTT, phòng TNMT, phòng XDĐT Quận tổ chức các đợt

thi tìm hiểu kiến thức VSMT, tuyên truyền biểu dương các đơn vị khu dân cư tổ dân phố giữ gìn tốt VSMT.

- Xây dựng các chương trình với nếp sống văn minh, gia đình văn hóa theo từng

địa bàn, khu dân cư.

- Phối hợp với Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên Quận trong công tác kiểm tra vận

động nhân dân thực hiện phong trào giữ gìn VSMT.

- Tổ chức các đợt kiểm tra vệ sinh môi trường trên địa bàn các phường.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU GOM,VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀNG MAI, HÀ NỘI (Trang 52 -52 )

×