CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NS HUYỆN NAM ĐÀN GIAI ĐOẠN 2006-
2.2. Đánh giá mức độ phân cấp quản lý ngân sách:
2.2.1. Nội dung phân cấp quản lý NS Huyện Nam Đàn:
Hàng năm căn cứ vào Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc giao dự toán thu, chi NS cho tỉnh Nghệ An; Căn cứ vào Nghị Quyết của HĐND tỉnh về dự toán và phân bổ NS hàng năm; Căn cứ vào Quyết định của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế công, phân cấp và quản lý điều hành NS trong năm. Sở Tài chính và kho bạc nhà nước hướng dẫn các khoản phân cấp thu chi NS Huyện Nam Đàn như sau:
Phân cấp nguồn thu cho Huyện
Các khoản thu NS Huyện được hưởng 100% là:
- Thuế môn bài của công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh ( trừ thuế môn bài thu từ cá nhân và hộ kinh doanh).
- Thuế tiêu thụ đặc biệt của công thương nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh. - Thuế SDĐNN các doanh nghiệp trên địa bàn Huyện.
- Các khoản nộp NSNN theo quy định của pháp luật từ các khoản phí và lệ phí do các cơ quan, đơn vị trực thuộc Huyện tổ chức thu ( bao gồm các đơn vị y tế, giáo dục thuộc Huyện quản lý ), không kể phí xăng dầu và lệ phí trước bạ. - Thu từ các hoạt động sự nghiệp của các cơ quan, đơn vị do cấp huyện quản lý.
- Thu thanh lý tài sản do cấp Huyện quản lý.
- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trực tiếp cho cấp Huyện theo quy định của pháp luật.
- Đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của Chính Phủ.
- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho NS Huyện.
- Thu kết dư NS Huyện. - Thu từ bổ sung NS cấp trên.
- Thu chuyển nguồn NS cấp Huyện năm trước chuyển sang. - Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Các khoản thu được điều tết theo tỷ lệ:
- 70% lệ phí trước bạ ( không kể trước bạ nhà đất )
- 30% thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất, lệ phí trước bạ nhà đất, thuế môn bài cá thể ngoài quốc doanh.
- 80% thuế GTGT, thu nhập doanh nghiệp và thu khác của công thương nghiệp-dịch vụ ngoài quốc doanh.
- 40% Tiền cấp quyền sử dụng đất. Nhiệm vụ chi của NS cấp Huyện: a.Chi đầu tư phát triển:
- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội theo phân cấp của UBND tỉnh.
- Chi đầu tư hỗ trợ các chương trình mục tiêu, các dự án phát triển kinh tế theo Nghị Quyết của UBND Huyện.
b.Chi thường xuyên:
- Các hoạt động sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và các sự nghiệp khác do cơ quan cấp Huyện quản lý.
- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do cơ quan cấp Huyện quản lý. - Quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội.
- Hoạt động của các cơ quan quản lý NN ( bao gồm cả chi cho tôn giáo ) cấp Huyện.
- Hoạt động cơ quan Đảng Cộng Sản Việt Nam ( bao gồm cả tôn giáo và chỉ đạo cơ sở, khám sức khỏe…)
- Các tổ chức chính trị xã hội cấp Huyện ( Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,Cựu chiến binh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân…)
- Hỗ trợ các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp cấp Huyện theo quy định của pháp luật.
c.Chi bổ sung cấp dưới.
d.Chi chuyển nguồn từ NS Huyện năm trước sang. Phân cấp nguồn thu cho Xã:
Các khoản thu NS Xã được hưởng 100% là:
- Thu từ kinh doanh vận tải tư nhân, xây dựng nhà ở tư nhân, trông giữ xe ( trừ các đơn vị sự nghiệp có thu được giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo nghị định số43/2006/ND-CP), cho thuê nhà, đất của hộ gia đình và các dịch vụ tổ chức dạy thêm.
- Thuế SDĐNN thu từ hộ gia đình
- Phần nộp NSNN theo quy định của pháp luật từ các khoản phí và lệ phí do các cơ quan, đơn vị thuộc cấp xã tổ chức thu (bao gồm cả các đơn vị y tế, giáo dục đào tạo thuộc cấp xã quản lý), không kể phí xăng, dầu và lệ phí trước bạ.
- Thu thanh lý tài sản do cấp Xã quản lý
- Các khoản đóng góp cho NS Xã, thị trấn theo quy định của pháp luật - Thu từ sử dụng quỹ đất công ích và hoa lợi cộng sản khác.
- Thu từ các hoạt động sự nghiệp do xã, thị trấn quản lý. - Các khoản đóng góp tự nguyện cho xã, thị trấn.
- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho xã, thị trấn theo quy định của pháp luật.
- Thu kết dư của NS xã, thị trấn. - Thu bổ sung từ NS cấp trên.
- Thu chuyển nguồn NS từ NS cấp xã năm trước chuyển sang - Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
- 70% thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất, lệ phí trước bạ nhà đất, thuế môn bài cá thể ngoài quốc doanh
- 20% thuế GTGT, thu nhập doanh nghiệp và thu khác của công thương nghiệp-dịch vụ ngoài quốc doanh.
- 40% Tiền cấp quyền sử dụng đất. Nhiệm vụ chi của NS Xã:
a. Chi cho đầu tư phát triển: Chi cho các công trình xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội thep phân cấp của Huyện.
b. Chi thường xuyên:
- Chi công tác xã hội và hoạt động văn hóa, TDTT do xã, thị trấn quản lý - Hoạt động của các cơ quan NN, cơ quan Đảng Cộng Sản Việt Nam,
các tổ chức chính trị xã hội ( Mặt trận tổ quốc, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, hội nông dân, hội phụ nữ…) do xã, thị trấn quản lý. Hỗ trợ các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp theo quy định của Pháp luật. - Chi hỗ trợ bổ túc văn hóa, nhà trẻ mẫu giáo do xã, thị trấn quản lý. - Chi lương, phụ cấp cán bộ y tế xã và hỗ trợ hoạt động y tế xã, thị trấn. - Quản lý duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc, các công trình phúc
lợi xã hội do xã, thị trấn quản lý. Phòng chống cháy rừng, chi cho tôn giáo.
- Chi khuyến nông, khuyến ngư.
- Chi hỗ trợ cán bộ công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội. - Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
c. Chi chuyển nguồn từ NS xã, thị trấn từ năm trước sang.
Ngoài việc phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cho NS cấp Huyện thì UBND tỉnh còn trình HĐND tỉnh quyết định phân cấp chức năng nhiệm vụ quyền hạn cho Huyện trong công tác quản lý NS trên địa bàn như sau:
- HĐND Huyện có thẩm quyền quyết định dự toán NS cấp Huyện; phân bổ tổng mức nguồn thu, nguồn chi và mức bổ sung cân đối NS cho chính quyền cấp Xã;
phê chuẩn quyết toán thu NS trên địa bàn Huyện, chi NS cấp Huyện và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo qui định của pháp luật.
- UBND cấp Huyện tiến hành phân bổ các chức năng nhiệm vụ cho các cơ quan hành chính để thực hiện việc lập dự toán thu, chi NS cấp mình; phương án phân bổ tổng mức dự toán NS cấp dưới; dự toán điều chỉnh NS Huyện trong trường hợp cần thiết, trình HĐND cùng cấp quyết định; Hàng năm thông báo số kiểm tra dự toán thu, chi NS cho đơn vị trực thuộc và UBND cấp dưới.
- UBND cấp Huyện hướng dẫn tổ chức, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và chính quyền cấp dưới thực hiện nghị quyết, quyết định và các nhiệm vụ tài chính NS do cấp trên (Huyện) giao.
2.2.2. Đánh giá thực trạng phân cấp quản lý NS Huyện Nam Đàn:
Về cơ bản phân cấp quản lý NS thời kỳ 2006-2008 về cơ bản phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế xã hội và tổ chức bộ máy hành chính sự nghiệp và khả năng quản lý của cấp Huyện, đã phát huy mạnh mẽ tính chủ động, sáng tạo trong quản lý, điều hành ngân sách các cấp Huyện và xã phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế- xã hội trong những năm qua.
2.2.2.1. Về nguồn thu và cơ chế điều hành nguồn thu:
Nguồn thu ngân sách của cấp Huyện và Xã được gắn liền với trách nhiệm quản lý, khai thác nguồn thu, thống nhất thu của cấp đó và tỉ lệ điều tiết các khoản thu được ổn định trong 3 năm ( 2007-2010 ) đã kích thích các cấp tăng thu ngân sách để đáp ứng các nhu cầu chi cho phát triển kinh tế- xã hội. Cụ thể như sau:
- Tổng thu trên địa bàn toàn Huyện tăng tăng từ 27577081 nghìn đồng năm 2006 lên 34541583nghìn đồng năm 2008.
- Đáng chú ý là các khoản thu có quy mô lớn, tỷ lệ điều tiết đã được phân cấp cho cấp Huyện và xã đã được khai thác mạnh như thuế GTGT của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, thuế TNDN.
+ Năm 2007: Thu thuế GTGT đạt 2020000 nghìn đồng chếm 49,7% thu ngoài QD. Thu thuế TNDN đạt 1368000 nghìn đồng chếm 33,7% thu ngoài QD. + Năm 2008: Thu thuế GTGT đạt 1852000 nghìn đồng chếm 44,2% thu ngoài QD.
Thu thuế TNDN đạt 1300000 nghìn đồng chếm 31,1% thu ngoài QD. - Một số khoản thu giao cho cấp xã hưởng 100% đã tăng cả quy mô và tỷ lệ tương đối như: Thuế sử dụng đất nông nghiệp, Thuế PTVT và xây dựng nhà ở tư nhân. + Thuế SDĐNN năm 2007 thu được 200 triệu đồng sang năm 2008 thu được 260 triệu đồng.
+ Thuế PTVT và xây dựng nhà ở TN năm 2007 thu được 350 triệu đồng thì năm 2008 thu được 1300 triệu đồng.
Nhìn vào bảng sau ta có thể thấy khoảng trên 85% tổng thu NS trên địa bàn Huyện được giữ lại cho các nhiệm vụ chi của NS Huyện. Điều này cho thấy đã có hướng phân cấp mạnh mẽ các nguồn thu cho cấp Huyện.
Nhưng cũng có thể thấy có khoản thu về thuế tài nguyên, tiền thuê đất là một khoản thu thường chếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu thu NS Huyện, theo tôi nên cần phân cấp cho cấp Huyện được hưởng 100% nguồn thu này.
Bảng 5: Thu NS Huyện năm 2008 theo các cấp
Đơn vị: nghìn đồng TT Chỉ tiêu Thực hiện Huyện
hưởng Xã hưởng Huyện và Xã Tổng thu NS 34541583 13208893 16678861 29887754 1 Thu ngoài QD 4187000 2621710 1530290 4152000 Thuế GTGT 1852000 1481600 370400 1852000 Thuế TNDN 1852000 1000000 300000 1300000 Thuế PTVT và XD nhà ở TN 600000 600000 600000 Thuế môn bài 400000 140110 259890 400000 Thuế Tài nguyên 15000 0 0 0 Thu khác ngoài QD 20000 0 0 0 2 Lệ phí trước bạ 3037000 2028171 400000 2068171 3 Thuế SDĐNN 260000 0 260000 260000 4 Thuế nhà đất 570000 170000 400000 570000 5 Phí và lệ phí 2240583 59012 2181571 2240583 6 thuế chuyển QSDD 500000 150000 350000 500000 7 Thu tiền SDD 19500000 7800000 7800000 15600000 8 Tiền thuê đất 110000 0 0 0 9 Thu khác NS 1880000 380000 1500000 1880000 10 Thu CĐ tại xã 2257000 0 2257000 2257000
( Nguồn: Phòng tài chính kế hoach Huyện Nam Đàn) - Bên cạnh đó Tỉnh đã tạo điều kiện cho Huyện phát triển nguồn thu mới vào NS nhằm tăng tính chủ động về hoạt động NS cho Huyện. Trong những năm qua Huyện cũng đã có các khoản thu khác NS để bổ sung vào nguồn thu NS. Đây là các khoản thu luôn vượt mức dự toán đề ra ở mức cao và tạo tiềm lực NS cho Huyện. Nguồn thu này luôn có tốc độ tăng lớn qua các năm. Cụ thể như sau:
+ Năm 2006 đạt 500000 nghìn đồng + Năm 2007 đạt 957283 nghìn đồng + Năm 2008 là 1880000 nghìn đồng
- Về công tác tăng các nguồn thu để tăng chi cho các công trình đầu tư cơ bản, phát triển kinh tế xã hội Huyện đã chủ động trong việc quy hoạch và đấu thầu sử dụng đất giao cho các xã các quyền hạn và nhiệm vụ nhất định. Có thể nói đây là nguồn bổ sung vào NS khá lớn là yếu tố cơ bản để thực hiện các khoản chi lớn cho đầu tư phát
triển của Huyện. Nhưng cũng phải chú ý rằng đây là một nguồn thu không cố định, khi sử dụng quỹ đất hết thì sẽ không còn nguồn thu này cho chính quyền địa phương. Vì vậy cần phải xây dựng quy hoạch phát triển đồng bộ sử dụng quỹ đất vào phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Huyện.
Như vậy nhờ được phân cấp khá rõ ràng nên Huyện đã chủ động hơn trong việc quản lý nguồn thu. Có thể thấy trong 3 năm Tỉnh chỉ giao dự toán cho Huyện ở mức vừa phải và tạo cho Huyện cân đối dự toán ngay trên địa bàn. Tất cả các khoản thu mà tỉnh giao đều thấp hơn dự toán mà Huyện giao điều đó chứng tỏ Tỉnh đã tăng cường tính chủ động cho Huyện trong việc tạo nguồn thu từ địa bàn và quản lý nguồn thu trên địa bàn để tăng nguồn NS.
Từ bảng sau có thể thấy các khoản tăng thu mà Huyện đề ra chủ yếu thuộc về phần thu phí và lệ phí, tiền thu sử dụng đất, còn các khoản khác vẫn có sự chênh lệch không đáng kể so với dự toán Tỉnh giao.
Ngoài ra cũng dễ dàng nhận thấy tính hình thức khi giao dự toán đó là: Tỉnh giao cho Huyện năm 20008 thu từ DNTW 300 triệu đồng mà trên thực tế ở Huyện không có DNTW nào nên trong dự toán của Huyện không có khoản thu này.
Như vậy nói rằng Huyện được trao quyền trong công tác lập dự toán thu NS cho mình nhưng trên thực tế thì các khoản dự toán đều được giao từ cấp tỉnh xuống. Việc lập dự toán cấp Huyện phải tuân theo các dự toán từ trên giao xuống. Do đó việc lập dự toán ở Huyện vẫn chỉ mang tính hình thức chưa thực sự giao quyền cho Huyện trong lĩnh vực này. Việc làm chỉ mang tính hình thức này làm kéo dài thời gian lập dự toán trong chu trình NS và làm giảm thời gian cho các công việc khác trong công tác quản lý NS.
Bảng 6: So Sánh dự toán tỉnh giao và Huyện giao năm 2008.
Đơn vị: triệu đồng
Nội dung các khoản thu
Dự toán tỉnh giao
Dự toán Huyện giao
Chênh lệch
Tổng thu NS trên địa bàn 22330 28135 5805
2.Lệ phí trước bạ 2400 2400 0
3. Thuế SDĐNN 150 199 49
4. Thuế nhà đất 400 450 50
5. Thuế chuyển quyền SDĐ 400 600 200
6. Tiền sử dụng đất 12000 16000 4000 7. Tiền thuê đất 80 96 16 8. Phí và lệ phí 450 1540 1090 9. Thu khác NS 50 50 0 10. Thu CĐ tại xã 2100 2100 0 11. Thu DNTW 300 0 -300
(Nguồn: Phòng tài chính-kế hoạch Huyện Nam Đàn) Trong cơ chế quản lý điều hành thu NS mà Tỉnh ban thì các khoản thu đã được phân cấp cho NS cấp Huyện hay Xã thì phần vượt thu NS cấp đó được hưởng theo tỷ lệ điều tiết cho NS cấp đó và được sử dụng để đầu tư theo quy định hiện hành. Điều này đã làm cho Huyện có quyền chủ động hơn trong quản lý NS. Và trong những năm qua Huyện đã thể hiện được tính chủ động sáng tạo trong chủ trương khuyến khích các xã, thị trấn tăng thu NS và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như sau: + Đối với các khỏan thu theo tỷ lệ: Các xã tích cực khai thác nguồn thu trên địa bàn đối với các khỏan thu điều tiết theo tỷ lệ % giữa các cấp NS.Phần vượt thu dự toán giao ( không kể tiền cấp quyền sử dụng đất ) sau khi trừ phần điều tiết cho NS tỉnh theo quy định, được để lại các xã, thị trấn để làm nguồn cải thiện tiền lương, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo cán bộ và bổ sung chi thường xuyên.
+ Đối với tiền cấp quyền sử dụng đất: Các xã thực hiện tốt kế hoạch sử dụng đất, tiền đấu giá đất vượt kế hoạch giao đầu năm, phần vượt thu được hưởng 50% trong phần