19,2 22787327 21,8 40280639 29,2 (Nguồn: Phòng tài chính-kế hoạch Huyện Nam Đàn)

Một phần của tài liệu Tăng cường phân cấp quản lý ngân sách huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (Trang 45 - 50)

(Nguồn: Phòng tài chính-kế hoạch Huyện Nam Đàn) Như vậy có thể thấy rằng trong thời gian 3 năm 2006-2008 NS Huyện đã có sự chuyển biến tích cực trong chi NS. Chú trọng cho khoản chi cho đầu tư phát triển tăng nhanh (mặc dù vẫn chếm tỷ trọng trong tổng chi NS Huyện) điều này cho thấy Huyện đã thực sự được giao quyền chủ động trong sử dụng nguồn chi NS cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đầu tư mạnh vào xây dựng đầu tư cơ bản trên địa bàn. Đặc biệt là do chủ động NS các cấp huyện, xã đã tăng cường cho đầu tư phát triển từ các nguồn tăng thu và chủ yếu là khai thác từ quỹ đất…

Các khoản chi cho đầu tư phát triển trong cơ cấu chi của Huyện vẫn chếm tỷ trọng thấp do trên địa bàn Huyện có nhiều công trình xây dựng đầu tư cơ bản phục vụ cho phát trển kinh tế xã hội của Huyện nhưng được sử dụng NS cấp Tỉnh. Tỉnh chỉ giao cho Huyện công tác quản lý, giám sát công trình chứ các khoản cấp phát NS xây dựng cho công trình đều được cấp từ trên xuống. Ví dụ trong năm 2008 Tỉnh đã giao cho Huyện quản lý một số công trình như: Đường Nam Tân-Nam Thượng nối dài với kinh phí 2 tỷ đồng, Hệ thống cấp nước Nam Đàn với nguồn vốn 500 triệu đồng, công trình Tiêu úng 5 Nam với tổng kinh phí là 5285 triệu đồng…Đối với các công trình lớn được NS Tỉnh đầu tư thì việc quản lý NS cũng thuộc về Tỉnh, Huyện chỉ đứng ra là đơn vị chủ đầu tư, giám sát công trình chứ không được chủ động trong sử dụng NS.

Các khoản chi tăng thêm do thay đổi chế độ tiền lương, hay trượt giá cũng được NS Tỉnh hỗ trợ đảm bảo công bằng và Huyện chỉ thực hiện các khoản chi mang

tính chất địa phương trên địa bàn. Điều này giúp Huyện chủ động trong việc sử dụng NS cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội.

Các khoản chi thường xuyên từng cấp được đáp ứng hiệu quả hơn, phục vụ tốt các nhiệm vụ được giao, đồng thời chủ động dành nguồn theo quy định để thực hiện tốt chính sách cải cách tiền lương và các nhu cầu tăng chi thường xuyên.

Bảng 8: Cơ cấu chi thường xuyên Huyện Nam Đàn.

Đơn vị: nghìn đồng,%

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Nghìn đ % Nghìn đ % Nghìn đ % Tổng chi thường xuyên 67661528 100 77137990 100 87610639 100 1.Chi QLHC 7843476 11,6 7027219 9,11 9732164 11,1 2.Chi NS VHTT-TDTT 1000322 1,5 889771 1,15 1330000 1,52 3.Chi sự nghiệp kinh tế 1893672 2,8 1608000 2,08 2800000 3,21 4.Chi An ninh-Quốc phòng 949282 1,4 420000 0,54 1350000 1,54 5.Chi đảm bảo XH 664237 0,98 608000 0.79 650000 0,74 6.Chi khác NS 300000 0,44 900000 1,16 1200000 1,37 7.Chi DPTC 512930 0,76 916000 1,18 2547618 2,9 8.Chi SN y tế 4277515 6,32 3865000 5 4648475 5,3 9.Chi mục tiêu SNGD 49650596 73,3 59904000 77,7 65000000 74,2 10.SN ĐT 569498 0,84 1000000 1,3 900000 1,03

(Nguồn: Phòng Tài chính-kế hoạch Huyện Nam Đàn) Nhìn vào bảng cơ cấu chi thường xuyên của Huyện Nam Đàn trong 3 năm 2006-2008 có thể thấy nhiệm vụ chi cho mục tiêu sự nghiệp giáo dục chếm tỷ trọng lớn trên 73%. Điều đó cũng là một tín hiệu mừng vì hoạt động đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai vì vậy các khoản chi cho giáo dục từ NS phải được nâng lên. Hiện nay trên địa bàn Huyện cũng thực hiện chủ trương tự chủ tài chính đối với các trường học. Các khoản thu được từ các đơn vị này thì được bố trí 40% để cải cách tiền lương và phần còn lại được sử dụng vào các hoạt động chi khác cho đơn vị và phải trình phòng tài chính-kế hoạch xem xét.

Tuy nhiên trên địa bàn Huyện có tới 24 xã và số trường học lên tới 50 trường vì vậy cần có nguồn kinh phí khá lớn để thực hiện các hoạt động chi trả lương cho giáo viên và nguồn kinh phí này phải lấy từ NS Huyện phân bổ xuống các đơn vị

trường học. Do đó trong cơ cấu chi thường xuyên thì tỷ lệ dành cho chi mục tiêu giáo dục đạt tỷ lệ cao.

Đối với sự nghiệp y tế thì trên địa bàn Huyện cũng đã có sự tăng lên trong thời kỳ ổn định ngân sách 2007-2010 đó là: Tỷ trọng chi cho sự nghiệp y tế tăng từ 5% năm 2007 lên 5,3% năm 2008. Các đơn vị y tế trong Huyện như bệnh viện đa khoa và trung tâm y tế dự phòng cũng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính dùng 35 % nguồn thu để cải cách tiền lương và 65% thực hiện các hoạt động chi khác trong khuôn khổ cho phép.

Đối với các khoản chi đầu tư phát triển để giúp Huyện có điều kiện thúc đẩy nền sản xuất, phát triển kinh tế tạo ra bộ mặt mới cho Huyện. Nhưng bên cạnh đó các khoản chi thường xuyên chếm vai trò quan trọng nhằm thực hiện các quá trình quản lý kinh tế bảo đảm công bằng xã hội và an ninh quốc phòng. Vì vậy trong thời kỳ ổn định NS mới 2007-2010 đã có sự bổ sung cho các khoản chi thường xuyên cụ thể như sau:

+ Chi cho an ninh-quốc phòng tăng từ 420 triệu đồng năm 2007 lên 1350 triệu đồng và năm 2008 đều đó chứng tỏ lĩnh vực bảo đảm cuộc sống an bình cho nhân dân được Huyện chú trọng đầu tư nguồn NS.

+ Chi đảm bảo xã hội tăng từ 608 triệu đồng năm 2007 và tăng lên 650 triệu đồng năm 2008. Đây là các khoản chi do Huyện chủ động khi có nguồn thu được vượt. Và trong 2 năm 2007-2008 cùng với sự tăng nguồn thu thì nguồn chi cho đảm bảo xã hội cũng tăng lên.

+ Chi dự phòng tài chính có bước phát triển mạnh từ chỗ chỉ chếm 1,18% trong tổng số chi thường xuyên của NS Huyện trong năm 2007 (không đạt theo yêu cầu chếm 1,5-2%) thì sang năm 2008 tỷ lệ này đã tăng lên 2,9% vượt quá tỷ lệ yêu cầu với nguồn chi sự phòng tài chính đạt 2547618 nghìn đồng.

Trong cơ chế đều hành chi thì các khoản chi theo dự toán đã được tính cụ thể theo định mức vì vậy khi có hiện tượng chi chưa hết khoản mục này muốn chuyển nguồn để chi cho các khoản mục khác phải báo cáo và xin phép Sở Tài chính. Theo tôi các quyết định về chuyển nguồn chi cho các hoạt động trên địa bàn nên cần được

giao cho HĐND Huyện quyết định không phải xuống trình sở tài chính và HĐND sẽ phải giải trình các khoản chi chuyển đổi này khi có yêu cầu của sở Tài chính và chịu hoàn toàn trách nhiệm trong các khoản chi của mình.

Huyện cũng chủ động phân cấp nguồn chi bổ sung cho cấp xã trên các cơ sở định mức mà tỉnh quy định nhằm đảm bảo cho việc cân đối NS các xã, tăng cường tính chủ động trong điều hành NS xã.

Về việc ban hành các cơ chế chính sách của Huyện lên quan đến chi NS Huyện được thể hiện như sau:

- Nhiệm vụ chi thuộc cấp NS nào do NS cấp đó đảm bảo. Việc ban hành và thực hiện các cơ chế chính sách của địa phương lên quan đến thu, chi NS phải dựa trên cơ sở chính sách, chế độ chung của NN, phải có giải pháp đảm bảo nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối NS.

- Cơ chế chính sách liên quan đến ngành nào thì ngành đó chủ trì hoàn thiện hồ sơ theo quy định, phối hợp với phòng tài chinh-kế hoạch thẩm định về mức độ đảm bảo nguồn chi, tham mưu trình UBND Huyện quyết định.

Trong việc thực hiện nhiệm vụ chi thì các khoản chi phải được dự toán đầy đủ và có nguồn thu tương ứng. Vì vậy khi phân cấp quản lý NS ngoài tính chủ động về việc tạo nguồn thu thì Huyện cũng phải chịu trách nhiệm trong quản lý nhiệm vụ chi của mình. Đó là nếu Huyện có nguồn thu thì sẽ được tăng chi còn thu không đủ thì sẽ phải giảm các khoản chi không ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính trị xã hội.Vì vậy Huyện đã ban hành nguyên tắc chi NS như sau:

- Các đơn vị dự toán NS và thụ hưởng NS phải xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể theo mục lục NS và tự cân đối trong nguồn NS đã được phân khai bố trí từ đầu năm.

- Trong thời gian thực hiện các xã, thị trấn nếu không đạt dự toán cấp trên giao thì UBND Huyện, xã, thị trấn xây dựng phương án điều chỉnh giảm chi tương ứng tập trung cắt giảm, hoãn các nhiệm vụ chi chưa thật sự cần thiết, báo cáo thường trực HĐND cùng cấp xem xét, quyết định theo quy định của Luật NSNN, song phải đảm bảo hoạt động để hoàn thành nhiện vụ chính trị đựợc giao.

Một phần của tài liệu Tăng cường phân cấp quản lý ngân sách huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (Trang 45 - 50)