Định hướng phân cấp quản lý ngân sách:

Một phần của tài liệu Tăng cường phân cấp quản lý ngân sách huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (Trang 50 - 58)

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NS HUYỆN NAM ĐÀN-NGHỆ AN

3.1.Định hướng phân cấp quản lý ngân sách:

3.1. 1. Quan điểm trong phân cấp quản lý:

Muốn có một xã hội phát triển và công bằng cần có một nền tài chính vững mạnh, công khai, minh bạch. NSNN là một nguồn tài chính công vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Vì vậy NSNN ở cấp nào cũng phải thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta hiện nay. Việc phân cấp quản lý NSNN là một chủ trương đúng đắn nhằm tăng cường tính chủ động cho đơn vị cấp dưới và nâng cao hiệu quả hơn trong việc sử dụng nguồn tài chính công. Việc phân cấp cũng đã gắn liền quyền hạn và trách nhiệm cho đơn vị quản lý nguồn NSNN ở địa phương. Nhưng trên thực tế việc phân cấp quản lý NSNN còn nhiều bất cập và cần được tập trung giải quyết nhằm tiến tới một nền NSNN rõ ràng, trong sạch và luôn là công cụ đăc lực cho phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy cần quán triệt các quan điểm sau trong phân cấp quản lý NSNN cho Huyện:

3.1.1.1. Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia:

Cần thiết lập một hệ thống tài chính xuyên suốt, thống nhất từ trên xuống, từ trung ương xuống địa phương, từ tỉnh xuống huyện rồi xuống xã. Sự thống nhất phải thể hiện trên các mặt tổ chức, cơ chế vân động. Bảo đảm vai trò chủ đạo của NSTW và tạo điều kiện chủ động trong quản lý NS cho chính quyền địa phương.

Hoạt động của hệ thống NSNN phải dựa trên cơ sở pháp luật thống nhất, các chế độ thu, chi NS hoàn toàn theo sự phân cấp từ trung ương và được quy định cụ thể riêng đối với tỉnh, huyện, xã. Việc phân cấp quản lý NS của Tỉnh cho Huyện cũng phải theo Luật của NN về quản lý NS đảm bảo cho nền tài chính vận động thông suốt.

Trong khi phân cấp NS cho Huyện cần đảm bảo vai trò then chốt của NS tỉnh. Vai trò này xuất phát từ việc phân cấp quản lý NS của nhà nước ta theo mô hình “lồng ghép”. NS tỉnh bao gồm NS huyện và NS xã. Nó đại diện khá đầy đủ cho NS

địa phương. Hơn thế nữa NS tỉnh lại đảm nhận những nhiệm vụ chi quan trọng của địa phương. NS tỉnh có nhiệm vụ đảm bảo nguồn tài lực cho các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội quan trọng do trung ương phân cấp. Tập trung vốn đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội, xây dựng đô thị hiện đại, thực hiện các chính sách xã hội quan trọng, đảm bảo hoạt động giáo dục đào tạo, y tế do tỉnh quản lý, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại, và hỗ trợ NS cấp dưới chưa cân đối được thu, chi NS.

Đối với nhiệm vụ thu, chi xây dựng cơ bản của các dự án thuộc tỉnh quản lý phải được ưu tiên bố trí, sắp xếp căn cứ theo cơ cấu đầu tư từng lĩnh vực, theo nghị quyết của HĐND tỉnh, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, khả năng NS tỉnh và hiệu quả đầu tư.

Phát huy tính chủ động, sáng tạo của NS huyện trong việc mở rộng nguồn thu. NS huyện được tăng cường nguồn thu tối đa đủ để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, trong phạm vi quản lý bảo đảm hoạt động thường xuyên của bộ máy chính quyền cơ sở.

3.1.1.2. Bảo đảm hiệu quả kinh tế xã hội cao trong sử dụng NSNN:

NSNN là nguồn tài lực chủ yếu do nhân dân đóng góp, do vậy việc sử dụng có hiệu quả kinh tế, xã hội cao là điều mà hoạt động quản lý của nhà nước ta cần đạt tới và đó cũng là nguyện vọng của toàn dân. Với tư cách là công cụ quản lý nền kinh tế nên việc sử dụng nó cần phải hướng tới việc đạt hiệu quả cao nhất đó là giúp nền kinh tế phát triển và giúp xã hội ổn định.

Căn cứ vào nhiệm vụ chi, nguồn thu do trung ương phân cấp, tỉnh cần xác định những nhiệm vụ chi, nguồn thu với định mức phù hợp với điều kiện địa phương mình từ đó tiếp tục phân bổ xuống cấp Huyện và cấp xã. Muốn vậy tỉnh phải xây dựng được những chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển tốt. Các định hướng phát triển phải khai thác được các lợi thế cạnh tranh địa phương, các định hướng chiến lược phải chuyển hoá thành các chương trình kinh tế, dự án đầu tư. Các dự án đầu tư cần được thẩm định chặt chẽ, nghiêm túc, xuất phát từ hiệu quả kinh tế, xã hội. Từ đó các quyết định chi mới trở nên chuẩn xác và chắc chắn có hiệu quả kinh tế cao.

Khi phân cấp NS cho Huyện phải xem xét đến năng lực quản lý điều hành và sự dụng NS của Huyện để nhằm phát huy tối đa hiệu quả nguồn NSNN.

Các quyết định về thu chi NS cần quyết đoán dựa trên những tính toán cân đo về hiệu quả sử dụng cho việc phát triển kinh tế xã hội. Khi phân bổ NS cho đầu tư phải đưa vào sử dụng đúng thời hạn, tiết kiệm thời gian, không để làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Bên cạnh đó cần quán triệt việc sử dụng NS tiết kiệm, chống lãng phí. Hệ thống tiêu chuẩn định mức chi tiêu phải xây dựng hợp lý. Quá trình sử dụng NS cần được kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên. Do đó cần có hệ thống tiêu chuẩn đánh giá việc sử dụng NS tiết kiệm.

3.1.1.3. Bảo đảm sự rõ ràng minh bạch và sự công bằng:

Đây là quan điểm xuất phát từ hiệu quả và hiệu lực của quản lý, là một đòi hỏi khách quan. Đó chính là sự rõ ràng, minh bạch trong việc phân công trách nhiệm quyền hạn của việc quản lý NSNN.

Việc phân định trách nhiệm, quyền hạn giữa tỉnh, huyện, xã cần rõ ràng. Tỉnh giao cho cấp Huyện những quyền gì, chức năng gì và đi kèm theo đó là các nghĩa vụ thực hiện của cấp Huyện. Mô hình tổ chức hệ thống quản lý NS, tình trạng phân cấp nhiệm vụ quản lý kinh tế, xã hội cần được xây dựng phù hợp với khả năng đảm nhiệm của cán bộ quản lý địa phương. Tránh tình trạng chồng chéo trong quản lý gây khó khăn phiền hà trong công tác, thực hiện cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm.

Phân định rõ ràng nội dung, quyền hạn, trách nhiệm cụ thể của Huyện trong các khoản thu, chi và mối quan hệ nhiệm vụ chi và nguồn thu. Nhiệm vụ chi, quyền hạn chi và nguồn thu phải tương xứng, hợp lý. Tránh việc thu thừa mà không có quyền chi, thu thiếu mà vẫn chi quá đà.

Mức độ độc lập của NS Huyện cần được xác định rõ ràng căn cứ vào quy định của luật NSNN. Điều này đòi hòi việc quy định rõ NS Huyện được tự chủ về vấn đề gì, thành lập sử dụng các quỹ tài chính gì…

Sự công bằng giữa các địa phương cũng cần được thể hiện qua các yếu tố sau. Đầu tiên là quyền ưu tiên trong đầu tư bằng vốn NS. Nếu quan tâm đến hiệu quả trước mắt thì đầu tư cho thành phố, các huyện, xã phát triển thì sẽ nhanh có kết quả

hơn. Nhưng nếu nhìn về lâu dài thì việc đầu tư cho các nơi phát triển sẽ dẫn đến tình trạng phát triển chênh lệch giữa các huyện, xã sự phát triển không đồng đều giữa các nơi trong tỉnh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chung của tỉnh. Do vậy cần ưu tiên đầu tư vào các vùng sâu,xa, khó khăn, kém phát triẻn. Cần giành một phần NS của các huyện, xã phát triển để hỗ trợ cho các nơi còn khó khăn. Việc phân bổ NS cần có một hệ thống các định mức, tiêu chuẩn hợp lý dựa trên cơ sở tiêu chuẩn hiệu quả kinh tê, xã hội của tỉnh làm căn cứ. Việc trợ cấp cần công bằng, chú ý đến nơi còn khó khăn.

3.1.2. Mục tiêu quản lý NS Huyện Nam Đàn giai đoạn 2006-2010:

Đại hội XXIV huyện Đảng bộ Nam Đàn đã xác định mục tiêu tổng quát trong kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội giai đoạn 2006-2010 với các nội dung chủ yếu sau đây:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 đạt 16 - 17%.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa để đến 2010 nền kinh tế có cơ cấu cơ bản như sau: Nông, lâm nghiệp 39 - 40%; Du lịch dịch vụ 33 – 35%; Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp 27 – 28%.

- Năm 2010 thu nhập bình quân đầu người đạt 900 – 1200USD/năm. - Hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 2000 – 2500 lao động.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 đạt 40 – 50%; đến năm 2015 đạt 50 – 55%.

- Tiếp tục công cuộc xóa đói giảm nghèo hướng tới tỷ lệ hộ nghèo là 7-8% trong năm 2010.Và 2-3% vào năm 2015

- Đến 2010 đạt tiêu chuẩn phổ cập THPT

- Đến năm 2010 có 40 – 50% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Từ 2010 trở đi tỷ lệ hộ dân được dùng nước sạch trên 90%.

- Phấn đấu đến 2010 cơ bản hàn thành việc xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao đồng bộ ở huyện và xã. Đến năm 2010 có 65 – 70% số xóm đạt tiêu chuẩn văn hóa, có 80 – 85% hộ gia đình đạt văn hóa, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đảm bảo quốc phòng an ninh và trật tự xã hội. Giảm tối đa các tệ nạn xã hội, nhất là ma túy; đảm bảo 100% người nghiện ma túy được phát hiện, xử lý, quản lý, cai nghiện. Nâng cao tỷ lệ che phủ rừng và chất lượng độ che phủ đạt 45 – 50% vào năm 2010.

- Về môi trường phải đảm bảo sự trong lành,sạch sẽ: 100% cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường; 89 – 90% rác thải được thu gom và đi vào xử lý theo tiêu chuẩn thông lệ.

Để có nguồn lực cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đề ra thì cần có các mục tiêu về quản lý NS trên địa bàn Huyện trong giai đoạn 2006-2010 như sau:

Đổi mới công tác quản lý, bồi dưỡng khai thác triệt để nguồn thu tại địa bàn, tăng nhanh các nguồn thu cố định, giảm dần tình trạng mất cân đối trong thu chi NS. Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi NS theo hướng tiết kiệm, hiệu quả.Thực hiện tốt chế độ công khai dân chủ trong quản lý thu chi NS, đẩy mạnh các biện pháp thu hôi thanh toán công nợ, phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu sau:

Về thu NS:

- Tốc độ tăng thu cố định hàng năm 25-30%. - Tổng thu NS đến năm 2010 đạt 51 tỳ đồng.

- Hoàn thành thanh toán 100% các khoản nợ đến hạn hàng năm. - Thu hồi đủ các khoản nợ khê đọng, nơ đến hạn phải thu. - Thu đủ 100% quỹ pháp lệnh theo kế hoạch.

Về chi NS:

- Chi thường xuyên đảm bảo theo định mức, đáp ứng các nhu cầu cơ bản trên địa bàn Huyện

- Tăng chi đầu tư phát triển ưu tiên công trình tập trung, đảm bảo phát huy nhanh và hiệu quả.

- Đảm bảo nguồn dự phòng vững chắc đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ chi đột xuất theo quy định.

Trên quan điểm về phân cấp nguồn thu thì trong thời gian tới cần tiến hành phân cấp mạnh mẽ hơn nữa cho cấp Huyện được chủ động sáng tạo trong quá trình sử dụng và quản lý NS và các mục tiêu về NS trên địa bàn Huyện Nam Đàn. Sau đây tôi xin đưa ra một số phương hướng cần được tăng cường phân cấp quản lý NS cho Huyện Nam Đàn:

 Hoàn thiện cơ chế việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các cấp NS Huyện, xã theo định hướng rõ ràng ổn định phù hợp trong tình hình mới.

Cơ chế phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền địa phương cần ổn định lâu dài, coi trọng nhu cầu đáp ứng chi tiêu tại chỗ đặc biệt tăng cường chú trọng cơ chế cho phép địa phương, cơ sở mở rộng thêm nguồn thu, tuỳ theo khả năng đặc thù của mình, phát triển nguồn thu mới phù hợp với quy định của pháp luật. Theo tôi cần cơ chế phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi nên thực hiện các biện pháp như sau:

- Cần phân cấp mạnh hơn nguồn thu được hưởng 100% cho NS cấp dưới (Huyện và xã). Mở rộng danh mục đối tượng thu cho NS cấp huyện, xã và tương đương trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại... Nên mạnh dạn phân cho hai cấp là huyện và xã với thuế tài nguyên đáp ứng nhu cầu chi tại cơ sở và khuyến khích quan tâm tới các nguồn thu này.

- Giảm số lượng các khoản thu phân chia giữa NS các cấp, tạo tính chủ động hơn trong việc sử dụng NS, khắc phục các mặt yếu kém của cơ chế “thu nhờ” và sự luân chuyển ngân quỹ không cần thết. Nhưng vẫn phải đảm bảo tỷ lệ phần trăm (%) phân chia cho NS các cấp không vượt quá tỷ lệ phần trăm (%) của cấp trên quy định về từng khoản mục được phân chia.

- Cho phép Huyện đưa ra các sắc thuế địa phương mới và phù hợp, cùng với trách nhiệm đối với các sắc thuế địa phương, trách nhiệm phải báo cáo các vấn đề tài chính trước cử tri sẽ gia tăng trách nhiệm của những người quản lý ở địa phương và đó cũng sẽ là cách nâng cao hiệu quả huy động nguồn thu từ địa phương và chi các khoản cần cho nhu cầu trực tiếp của địa phương. Khi khoản thuế thu được từ người dân tác động tích cực đến người dân, mang lại lợi ích thiết thực cho họ thì niềm tin

của họ đối với chính quyền sẽ cao hơn.

- Về phân cấp nhiệm vụ chi thì trước hết cần rà soát lại toàn bộ các quy định về phân cấp quản lý kinh tế- xã hội hiện hành để xác định rõ các nhiệm vụ quản lý giữa các cấp chính quyền cấp tỉnh, huyện hay xã. Khi đã phân cấp thì phải phân cấp "trọn gói". Đơn vị thuộc cấp nào quản lý thì NS đài thọ toàn bộ. Khắc phục tình trạng một đơn vị, một nhiệm vụ mà có nhiều cấp cùng quản lý, cùng chi. Việc phân định nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền cần phải được quy định trong các Luật và phải được chi tiết hoá bằng hệ thống văn bản pháp quy chặt chẽ và thống nhất.

- Điều tiết NS cấp tỉnh xuống cấp Huyện phải quán triệt nguyên tắc: không làm cho việc điều tiết NS trở thành một vật cản, hạn chế tính tự chủ, sáng tạo của chính quyền Huyện. Vì vậy cần quy định cụ thể những khoản điều tiết NS cấp trên cho cấp dưới. Những khoản chi điều tiết mà Tỉnh cần cân đối chung và bảo đảm công bằng cho tất các Huyện, còn những khoản chi khác do Huyện chủ động tự cân đối theo điều kiện của địa phương. Ví dụ cần quy định rõ khoản chi thường xuyên cho hoạt động quản lý NN của các cấp chính quyền tương đối ổn định trong một khoản thời gian từ 3 đến 5 năm, những khoản chi mang tính thường xuyên như y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội…mà NN bảo đảm.

 Tăng cường tính độc lập tương đối trong quy trình quản lý NS Huyện:

Quản lý NS là hiện nay là quản lý theo chu trình từ lập dự toán đến chấp hành dự toán và quyết toán NS. Các quy trình này cần được tiến hành tuần tự theo quy định của pháp luật và các hướng dẫn ban hành. Nhưng ở mỗi Huyện khác nhau có sự khác biệt về quản lý NS mang tính đặc thù riêng vì vậy nên tổ chức quản lý NS theo đầu ra và Huyện có thể tổ chức quy trình quản lý NS độc lập mà vẫn đảm bảo các

Một phần của tài liệu Tăng cường phân cấp quản lý ngân sách huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (Trang 50 - 58)