Hệ thống chính sách đầu tư vào thị trường BĐ Sở Australia và NewZealand

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 40)

NewZealand

Hệ thống pháp luật về BĐS ở hai nước Australia và NewZealand là cực kì phức tạp. Ở Australia có khoảng 20 luật chung của liên bang có các điển khoản trực tiếp quy định về đầu tư BĐS. Hai luật chính quản lý hệ thống đăng ký đất đai Torrens là Luật bất động sản và Luật giao dịch đất đai. Các luật lệ liên tục được thay đổi để phản ánh các yêu cầu mới của xã hội và các kỹ thuật xây dựng mới. Ngoài ra, các văn bản pháp luật khác cung cấp quy định liên quan tới thị trường BĐS như pháp luật về bán và thế chấp đất đai, bảo vệ môi trường, quy hoạch và các dịch vụ của chính quyền địa phương hỗ trợ việc chiếm giữ và phát triển đất đai.

Ngoài các luật của liên bang, mỗi bang còn ban hành các luật riêng cho lĩnh vực này. Riêng bang Queensland có tới 188 đoạn văn bản pháp lý ở các bộ luật khác nhau quản lý bất động sản và các hoạt động liên qua đến BĐS.

1.3.3.1. Chính sách đất đai liên quan đến BĐS và đầu tư BĐS

Ở Australia và NewZealand, nòng cốt của hệ thống quản lý BĐS và thúc đẩy đầu tư trên thị trường BĐS là hệ thống Torrens. Hệ thống Torrens được thiết lập từ năm 1858 bởi thủ tường Nam Australia lúc đó là Sir Robert Torrens, đã nhanh chóng lan truyền ra toàn Australia, NewZealand và nhiều

nước khác trên thế giới.

 Nguyên tắc cái gương: đảm bảo rằng cơ quan đăng ký phản ánh

đầy đủ các lợi ích hợp pháp trên mảnh đất

 Nguyên tắc màn che: sau khi đăng ký, không cần xem xét “phía

sau tờ trước bạ” để xác định các lợi ích đó với mảnh đất.

 Nguyên tắc bảo đảm: các thông tin trên tờ trước bạ được đảm bảo

bởi nhà nước.

Hệ thống Torrens cần phải có 4 tính chất: nhanh chóng, đơn giản, chi phí thấp và phù hợp với đòi hỏi của cộng đồng.

Ngoài hệ thống Torrens, các hệ thống về quản lý đất đai, các cơ quan phát triển đất đai, hoạt động phát triển đất đai, địa chính, quy hoạch... của Australia cũng rất phát triển và rõ ràng, góp phần củng cố thêm sự vững vàng của thị trường BĐS.

1.3.3.2. Chính sách xây dựng

Mục tiêu quy hoạch đô thị trong những năm cuối thập kỷ 70 của Australia là củng cố phát triển đô thị. Việc đặt trọng tâm vào nội dung củng cố khu vực đô thị đã khuyến khích các cơ quan nhà nước thực hiện vai trò trong tái phát triển đất đai. Ưu tiên của hầu hết các cơ quan nhà nước là thực hiện tái phát triển đất đai lồng ghép, bền vững về mặt sinh thái. Và đặc biêt là hầu hết tất cả các cơ quan phát triển đất đai nhà nước đều tham gia vào

việc quản lý và triển khai các dự án quy hoạch chiến lược và tổng hợp.

Các ngân hàng Australia và NewZealand không trực tiếp đầu tư vào thị trường BĐS. Tuy nhiên, hầu hết các dự án BĐS đều vay vốn ngân hàng. Do hệ thống ngân hàng của Australia và NewZealand mạnh nên hầu như các nhu cầu vay vốn ngân hàng của các dự án khả thi đều được vay vốn. Các kênh chủ yếu để ngân hàng tham gia cho vay vốn đối với đầu tư BĐS là

thông qua thế chấp.

Có rất nhiều các sản phẩm tín dụng để hỗ trợ các nhà đầu tư tư nhân trên thị trường BĐS. Có thể kể tới 2 dạng chính sau:

 Home equity loans: cho phép các hộ gia đinh vay mượn với vật

thế chấp là ngôi nhà mà gia đình đang sử dụng để mua bất động sản thứ 2 với mục đích kinh doanh.

 Split purpose loan: cho phép người đi vay chia khoản vay nợ

thanh một khoản vay nợ gia đình và một khoản vay nợ đầu tư. Người đi vay tập trung trả khoản vay nợ gia đinh và thu nhập từ BĐS sẽ được dùng để trả nợ đầu tư.

1.3.3.4. Chính sách tài chính

Chứng chỉ tiền gửi giúp người mua không cần phải đặt cọc khi thực hiện giao dịch mua. Bên phát hành chứng chỉ bảo đảm thanh toán khoản tiền gửi/tiền đặt cọc vào thời điểm thanh toán và chỉ thu về một khoản phí. Theo ước tính của RBA, chứng chỉ tiền gửi được sử dụng trong 20% các giao dịch

Một yếu tố ảnh hưởng khác trong lĩnh vực vay vốn đầu tư BĐS là sự xuất hiện của các bên phát sinh thế chấp và các bên môi giới tài sản cầm cố trong thị trương cho vay trong nước từ giữa thập kỷ 1990. Ước tính các bên môi giới tài sản thế chấp hiện đóng vai trò tổ chức cho trên 30% lượng giao dịch thế chấp về nhà ở tại Australia.

Các nhà đầu tư cũng có thể thông qua các công cụ gián tiếp để cùng góp vốn đầu tư vào BĐS. Trong năm 1999, trên 47% người Australia tham gia vào đầu tư BĐS gián tiếp với tổng số tiền đầu tư lên tới 72,8 tỷ USD. Trên 51% số tiền này đầu tư vào cac quỹ bất động sản trên thị trường chứng

khoán.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 40)