Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam từ năm 1988 đến hết năm

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 55)

1988 đến hết năm 2007

2.1.2.1. Cấp phép đầu tư từ 1988 đến 2007

Tính đến cuối năm 2007, cả nước có hơn 9.500 dự án ĐTNN được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD (kể cả vốn tăng

thêm). Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, hiện có 8.590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 83,1 tỷ USD.

Trong 3 năm 1988-1990, mới thực thi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nên kết quả thu hút vốn ĐTNN còn ít (214 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 1,6 tỷ USD), ĐTNN chưa tác động đến tình hình kinh tế-xã hội đất nước.

Trong thời kỳ 1991-1995, vốn ĐTNN đã tăng lên (1.409 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 18,3 tỷ USD) và có tác động tích cực đến tình hình kinh tế-xã hội đất nước. Thời kỳ 1991-1996 được xem là thời kỳ “bùng nổ” ĐTNN tại Việt Nam (có thể coi như là “làn sóng ĐTNN” đầu tiên vào Việt Nam) với 1.781 dự án được cấp phép có tổng vốn đăng ký (gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn) 28,3 tỷ USD. Đây là giai đoạn mà môi trường đầu tư- kinh doanh tại Việt Nam đã bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư do chi phí đầu tư- kinh doanh thấp so với một số nước trong khu vực; sẵn lực lượng lao động

với giá nhân công rẻ, thị trường mới, vì vậy, ĐTNN tăng trưởng nhanh chóng, có tác động lan toả tới các thành phần kinh tế khác và đóng góp tích cực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước. Năm 1995 thu hút được 6,6 tỷ USD vốn đăng ký, tăng gấp 5,5 lần năm 1991 (1,2 tỷ USD). Năm 1996 thu hút được 8,8 tỷ USD vốn đăng ký, tăng 45% so với năm trước.

Trong 3 năm 1997-1999, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực nên ĐTNN vào Việt Nam có phần trầm lắm hơn. Chỉ có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ USD, vốn đăng ký của năm sau ít hơn năm trước (năm 1998 chỉ bằng 81,8% năm 1997, năm 1999

Cũng trong thời gian này nhiều dự án ĐTNN được cấp phép trong những năm trước đã phải tạm dừng triển khai hoạt động do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính (đa số từ Hàn Quốc, Hồng Kông).

Từ năm 2000 đến 2003, dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi chậm. Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2,7 triệu USD, tăng 21% so với năm 1999; năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng ký giảm, chỉ bằng 91,6% so với năm 2001, năm 2003 (đạt 3,1 tỷ USD), tăng 6% so với năm 2002. Và có xu hướng tăng nhanh từ năm 2004 (đạt 4,5 tỷ USD) tăng 45,1% so với năm trước; năm 2005 tăng 50,8%; năm 2006 tăng 75,4% và năm 2007 đạt mức kỷ lục trong 20 năm qua 20,3 tỷ USD, tăng 69% so với năm 2006, và tăng hơn gấp đôi so với năm 1996, năm cao nhất của thời kỳ trước khủng hoảng.

Trong giai đoạn 2001-2005 thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn) đạt 20,8 tỷ USD vượt 73% so với mục tiêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 của Chính phủ [2], vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD tăng 30% so với mục tiêu. Nhìn chung trong 5 năm 2001-2005, vốn ĐTNN cấp mới đều tăng đạt mức năm sau cao hơn năm trước (tỷ trọng tăng trung bình 59,5%), nhưng đa phần là các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Đặc biệt trong 2 năm 2006-2007, dòng vốn ĐTNN vào nước ta đã tăng đáng kể (32,3 tỷ USD) với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao,...) và dịch vụ (cảng

biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du lịch-dịch vụ cao cấp. V.v.). Trong 4 tháng đầu năm 2008, Việt Nam đã thu hút được 7,598 tỷ USD vốn đầu tư FDI đăng ký, tăng 41% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ tính

riêng tháng 4 năm 2008, Việt Nam có 63 dự án FDI được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,127 tỷ USD, đưa tổng số dự án cấp mới trong 4 tháng đầu năm 2008 lên 210 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 7,2264 tỷ USD, bằng 35,3% số dự án và tăng 52,9% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, trong 4 tháng đầu năm 2008 đã có 64 lượt dự án FDI tăng vốn đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm là 371,4 triệu USD, bằng 50,4% về số lượt dự án tăng vốn và 57,3% tổng vốn tăng thêm so với cùng kỳ năm trước.

Điều này cho thấy dấu hiệu của “làn sóng ĐTNN” thứ hai vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 55)