Thực trạng sử dụng vốn ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội xét theo đối tác

Một phần của tài liệu Sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở Hà Nội (Trang 47 - 50)

thuật thành phố Hà Nội xét theo đối tác

Trong thời gian qua, lĩnh vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội đã thu hút sự quan tâm chú ý của rất nhiều nhà tài trợ lớn trên thế giới: Nhật Bản, Ngân hàng thế giới WB, UNDP, Phần Lan, Thụy Điển... và các tổ chức NGOs khác. Mỗi nhà tài trợ có sự u đãi cũng nh các lĩnh vực u tiên khác nhau, tùy vào năng lực tài chính và khả năng về kỹ thuật.

Bảng 16: Cơ cấu ODA hạ tầng kỹ thuật theo đối tác

Đối tác Vốn ODA (triệu USD) Tỷ lệ (%)

Nhật Bản 295,6 52,5 Phần Lan 93,6 16,6 WB 55,4 9,8 Pháp 16,5 3 Đài Loan 15 2,6 UNDP 7 1,2 Khác 79,6 14,3

Nguồn: Phòng viện trợ và vốn vay - Sở KHĐT Hà Nội

Nhìn vào số liệu trên cho thấy, Nhật Bản là quốc gia đầu t nhiều nhất vào lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội, 295,6 triệu USD, chiếm 52,5% trong tổng vốn ODA đầu t vào lĩnh vực này. ở Hà Nội, Nhật Bản u tiên đầu t chơng trình dự án thuộc các lĩnh vực: giao thông, thoát nớc, vệ sinh môi trờng và phát triển khu đô thị. Các dự án ODA do Nhật viện trợ, cho vay thờng có tỷ lệ giải ngân cao. Tài trợ của Nhật Bản tập trung vào hỗ trợ kỹ thuật bằng viện trợ không hoàn lại thông qua tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và cho vay vốn thông qua ngân hàng hợp tác phát triển quốc tế Nhật Bản (JBIC). Thời kỳ 1998-2001, Nhật Bản có 2 dự án do JICA viện trợ không hoàn lại cho lĩnh vực môi trờng bao gồm: dự án quy hoạch tổng thể bảo vệ môi trờng thành phố Hà Nội 1,5 triệu USD và dự án nghiên cứu khả thi xử lý rác (và than) tạo thành năng lợng điện 1,5 triệu USD. Ngoài ra, còn có 2 dự án lớn do JBIC tài trợ: dự án thoát nớc Hà Nội giai đoạn I (160 triệu USD) và dự án phát triển hạ tầng khu đô thị Bắc Thăng Long-Vân Trì.

Nhà tài trợ lớn thứ 2 đối với lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật của Hà Nội là Phần Lan. Tổng vốn đầu t tính đến năm 1999 là 93,6 triệu USD chiếm 16,6% chủ yếu tập trung vào các dự án cấp nớc sạch Hà Nội. Năm 1998, dự án cấp nớc Hà Nội giai đoạn 4-Phần hỗ trợ kỹ thuật do chính phủ Phần Lan viện trợ không hoàn lại với tổng vốn đầu t 3,92 triệu USD trong đó vốn ODA là 3,4 triệu USD đang tiếp tục triển khai.

Tiếp theo, Ngân hàng thế giới WWB có tổng vốn đầu t 55,4 triệu USD, chiếm 9,8% tổng vốn ODA hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội. Ngân hàng thế

giới là tổ chức ủng hộ mạnh mẽ công cuộc tái hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, thông qua một cuộc cải cách rộng lớn và sâu sắc. ở Hà Nội, WB tập trung vào các dự án giao thông, cung cấp nớc sạch. Năm 2001, WB vẫn đang tiếp tục triển khai dự án tăng cờng năng lực quản lý giao thông đô thị Hà Nội 21,9 triệu USD và dự án cải tạo, mở rộng mạng lới cấp nớc Hà Nội giai đoạn 4, dự án 1A-34,46 triệu USD, tổng giá trị vốn giải ngân của cả hai dự án là 9,653 triệu USD chiếm 17% tổng vốn ODA cam kết.

Tài trợ ODA của Pháp với 16,5 triệu USD (chiếm 3%) cho một số dự án về lắp đặt đèn tín hiệu giao thông, quản lý cấp nớc, cung cấp thiết bị và đào tạo.

Chơng trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) quan tâm đến xoá đói, giảm nghèo, u tiên phát triển con ngời bền vững. Trong lĩnh vực phát triển hạ tầng kỹ thuật Hà Nội, UNDP tập trung các dự án quản lý, bảo vệ môi trờng và tài nguyên thiên nhiên. Năm 2000, dự án quản lý độc học môi trờng 0,361 triệu USD do UNDP viện trợ không hoàn lại đã giải ngân đợc 0,25 triệu USD, chiếm 69,3% tổng vốn ODA cam kết.

Ngoài ra, còn có một số quốc gia khác nh: Tây Ban Nha, Đức, áo, Đan Mạch... cũng đã, đang đầu t vào các dự án ODA hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội. Năm 2001, dự án nâng cấp nhà máy xử lý rác thải thành phân hữu cơ tại Cầu Diễn do Tây Ban Nha tài trợ 21,15 triệu USD, đã giải ngân đợc 3,089 nghìn USD. Dự án cung cấp phơng tiện vận chuyển rác thải của thành phố Hà Nội bằng vốn chuyển nợ của CHLB Đức trị giá 0,9 triệu USD, đã giải ngân 0,53 triệu USD, chiếm 59% tổng vốn ODA cam kết. Dự án nâng cao chất lợng nớc Hồ Tây do CH áo tài trợ, tổng giá trị dự án 21,734 triệu USD. Dự án chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn I (2001-2002) trị giá 18,2 triệu USD bao gồm công tác chuẩn bị mặt bằng xây dựng, trạm xử lý nớc sạch và các tuyến ống phân phối n- ớc sạch vào hồ, xây dựng một phần tuyến ống ven hồ. Giai đoạn II (2002-2003) kinh phí 12,2 triệu USD bao gồm công tác xây dựng hệ thống cống bao còn lại, xây dựng trạm xử lý nớc thải, đào tạo và chuyển giao công nghệ.

Tóm lại, mỗi nhà tài trợ đều có thế mạnh riêng. Việc nghiên cứu kỹ lỡng đối tác, các điều kiện thủ tục kèm theo để có chiến lợc huy động và có sự lựa chọn tối u là một trong các yếu tố cơ bản góp phần vào sự thành công của các chơng trình, dự án đầu t trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội.

2.3.3 Thực trạng sử dụng vốn ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹthuật xét theo vùng lãnh thổ

Một phần của tài liệu Sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở Hà Nội (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w