Các điều kiện tự nhiên-Xã hội tác động đến phát triển kinh tế Thủ đô 1 Vị trí địa lý chính trị: Thủ đô Hà nội nằm ở trung tâm đồng bằng

Một phần của tài liệu Phương hướng & Giải pháp chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo nghành trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2001-2005 (Trang 25 - 26)

Bắc bộ. Với vị trí địa lý và địa thế tự nhiên của mình, Hà nội đã sớm có một vai trò đặc biệt trong sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt nam. Nhiều triều đại đã chọn các đế đô nằm bao quanh Hà nội trong vòng bán kính 20-30 km. Từ năm 1010 Hà nội đã đợc Lý Công Uẩn chọn làm Thủ đô của cả nớc Đảng và Nhà nớc đã xác định:

Hà nội là Thủ đô của nớc Cộng hoà XHCN Việt nam. NQ 15 của Bộ chính trị và Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội khẳng định: Thủ đô Hà nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nớc.

Nhờ vị trí là trung tâm của vùng Bắc bộ và là Thủ đô của cả nớc, Hà nội có khả năng to lớn để thu hút các nguồn lực của cả nớc, của bên ngoài cho sự phát triển của mình. Đồng thời sự phát triển của Hà nội có vai trò to lớn thúc đẩy sự phát triển của cả vùng, cũng nh cả nớc.

2.1.2.2. Trình độ dân trí và lao động: Lực lợng lao động của Hà nội khá dồi dào, số ngời trong độ tuổi lao động chiếm xấp xỉ 58-60 % dân số, trong đó số ngời có khả năng lao động chiếm 76 % nguồn lao động.

Với đội ngũ hiện có trên 14000 cán bộ trên đại học, 20,6 vạn ngời có trình độ đại học và cao đẳng, 11 vạn ngời có trình độ trung cấp. Hà nội là địa phơng có chất lợng lao động khá nhất trong cả nớc, có nhiều nghề tinh sảo ở đỉnh cao của đất nớc.Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 30% ( tỷ lệ chung cả nớc 9,77% ).

Hà nội hiện có 43 trờng đại học, cao đẳng quốc lập và dân lập (chiếm 60% cả nớc), 34 trờng trung học chuyên nghiệp, 41 trờng dậy nghề,112 viện nghiên cứu chuyên ngành ( 86% cả nớc ). Đây là một lợi thế rất lớn của Hà Nội so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nớc. Nếu có chính sách khai thác và phối hợp tốt thì lực lợng cán bộ khoa học này sẽ có đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế của cả vùng và đất nớc.

Hà nội là nơi tập trung các cơ quan ngoại giao đoàn, các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế. Đây là u thế để tăng thêm trí tuệ cho công tác t vấn trong việc hoạch định các chính sách phát triển. Tại Hà nội tập trung tất cả các cơ quan

đầu não, phần lớn các Viện nghiên cứu, các trờng đại học với đông đảo đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm.

2.1.2.3. Hạ tầng kỹ thuật: Hà nội là một đầu mối giao thông quan trọng, từ Hà nội có thể đi mọi miền đất nớc bằng một hệ thống giao thông thuận tiện.

Về hàng không Hà nội có sân bay Quốc tế Nội Bài (thuộc huyện Sóc sơn, cách trung tâm Hà nội khoảng 40 km), sân bay Gia lâm và sân bay Bạch mai. Hà nội còn là đầu mối giao thông đờng sắt trong nớc và đờng sắt liên vận quốc tế sang Trung quốc rồi đi Châu Âu... Đờng bộ và đờng thuỷ của Hà Nội cũng rất thuận lợi cho giao lu buôn bán giữa các tỉnh, các vùng, các nớc và giao lu với quốc tế.

Cùng với hệ thống giao thông, so với các địa phơng trong vùng thì Hà Nội có hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống cấp điện phát triển nhất. Tổng số máy điện thoại của Hà Nội hiện đạt khoảng 340.000 máy, mật độ đạt khoảng 15 máy/100 dân. Có 61 trung tâm chuyển mạch, 74 tổng đài thoả mãn liên lạc trong nớc và nớc ngoài từ Hà Nội đi và nơi khác đến. Các dịch vụ nhắn tin, điện thoại di động, truyền dữ liệu, internet, điện thoại dùng thẻ đợc phát triển.

Một phần của tài liệu Phương hướng & Giải pháp chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo nghành trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2001-2005 (Trang 25 - 26)