Vai trò thanh tra, kiểm tra của cơ quan thanhtra trong giải quyết khiếu nại hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành và

Một phần của tài liệu Vai trò cơ quan thanh tra giải quyết khiếu nại hành chính.doc (Trang 44 - 47)

quyết khiếu nại hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện.

Trên cơ sở quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo về trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo: Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các cơ quan hành chính Nhà nước trong phạm vi cả nước. Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi thẩm quyền của Chính phủ.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý Nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý của mình; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức do mình quản lý trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo; thực hiện chế độ báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Chính phủ. Thanh tra Nhà nước các cấp giúp thủ trưởng cơ quan cùng cấp quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo”.

Điều 11 của Luật Khiếu nại, tố cáo xác định nguyên tắc: “Thanh tra Nhà

nước các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thanh tra việc chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính Nhà nước…”. [5]

Trên cơ sở quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo, Nghị định số 136/2006/ NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo có hướng dẫn rõ hơn về vấn đề này, cụ thể là:

Tại khoản 4, Điều 54 có quy định: “Thanh tra Chính phủ chịu trách

nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi thẩm quyền của Chính phủ, chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra

các cấp, các ngành trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo”[5]

Tại khoản 2, Điều 58 của Nghị định có quy định: “Thanh tra Nhà nước

các cấp, các ngành có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới của Thủ trưởng cùng cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; trong trường hợp cần thiết, đề nghị Thủ trưởng cùng cấp triệu tập Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới họp để đề xuất biện pháp tổ chức chỉ đạo, xử lý đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp”.[10]

Như vậy, với quy định của pháp luật nêu trên, nội dung thanh tra trách nhiệm việc thực hiện pháp luật khiếu nại, tố cáo, bao gồm:

Thứ nhất, thanh tra việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong

công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Thứ hai, thanh tra việc thực hiện pháp luật khiếu nại, tố cáo về việc giải

quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.

Thứ ba, thanh tra việc thực hiện pháp luật khiếu nại, tố cáo về trách

nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Thứ tư, thanh tra việc thực hiện pháp luật khiếu nại, tố cáo về việc giải

quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, bức xúc, phức tạp, kéo dài. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về khiếu nại đã góp phần chỉ đạo, hướng dẫn và đề cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt các quy định pháp luật trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tổ chức thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo và một số công việc khác. Qua thanh tra, cũng đã đánh giá được tình hình chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo, phát hiện các sai phạm thuộc lĩnh vực này để

chấn chỉnh, uốn nắn kịp thời những thiếu sót, khiếm khuyết, xử lý người có vi phạm trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Thông qua công tác thanh tra trách nhiệm trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo đã góp phần chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Qua thanh tra trách nhiệm ở một số tỉnh đã giúp cho cấp uỷ chỉ đạo chính quyền giải quyết nhiều vụ việc khiếu kiện đông người, vượt cấp có phần hạn chế, hiệu lực của các quyết định giải quyết của địa phương được nâng lên rõ rệt, đây là kinh nghiệm tốt để phục vụ yêu cầu trong chỉ đạo, điều hành giải quyết thực hiện tốt pháp luật về khiếu nại, tố cáo; đồng thời cũng tăng cường tính kỷ luật, kỷ cương hành chính.

Đánh giá về hoạt động thanh tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại thì việc thanh tra trách nhiệm việc thực hiện pháp luật về khiếu nại được quan tâm, triển khai thực hiện một cách bài bản nhất, có hiệu quả nhất, cụ thể: năm 2010, Thanh tra Chính phủ và Thanh tra các cấp, các ngành đã tiến hành thanh tra việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo ở nhiều Bộ ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Thanh tra các bộ ngành, địa phương đã tiến hành thanh tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo được 7.295 cuộc thanh tra trách nhiệm, 10.855 cơ quan, đơn vị với các quy mô, phạm vi khác nhau [20]. Đạt được kết quả trên là do việc thanh tra trách nhiệm trong lĩnh vực này gắn với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, đây là một yêu cầu cấp thiết đặt ra để bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đã được ghi nhận tại Hiến pháp năm 1992. Tuy nhiên bên cạnh đó còn tồn tại một số hạn chế:

Do hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan thanh tra trong giải quyết khiếu nại hành chính được Luật Khiếu nại, tố cáo quy định về trách nhiệm thực hiện, tuy nhiên Luật Khiếu nại, tố cáo chưa quy định nhiệm vụ, quyền

hạn của cơ quan thanh tra trong quá trình thực hiện thanh tra, kiểm tra, cũng như trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra, kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý. Chính vì vậy dẫn đến tình trạng các cơ quan thanh tra khi tiến hành thanh tra, kiểm tra lại sử dụng quyền hạn theo quy định tại Luật Thanh tra, đây chính là điểm bất hợp lý giữa trách nhiệm và quyền hạn quy định trong Luật Khiếu nại, tố cáo. Ngoài ra, trình tự, thủ tục chưa được quy định dẫn đến việc mỗi cơ quan thanh tra áp dụng khác nhau, các Đoàn thanh tra, kiểm tra còn lúng túng, chưa thực hiện tốt các khâu như xây dựng kế hoạch, xác định mục đích, yêu cầu, nội dung, địa bàn, đối tượng, thời gian, phương pháp tiến hành thanh tra nên kết quả của các cuộc thanh tra, kiểm tra này không cao.

Một phần của tài liệu Vai trò cơ quan thanh tra giải quyết khiếu nại hành chính.doc (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w