Vai trò giải quyết khiếu nại hành chính của cơ quan thanhtra

Một phần của tài liệu Vai trò cơ quan thanh tra giải quyết khiếu nại hành chính.doc (Trang 50 - 55)

Theo quy định tại Điều 21, Luật Khiếu nại, tố cáo quy định: “Thủ

trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp”.

Theo quy định tại Điều 24, Luật Khiếu nại, tố cáo quy định: “Thủ

trưởng cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp”.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 25, Luật Khiếu nại, tố cáo quy định:

“ Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền: Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính,

hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp; [5]

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 16 Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 quy định Tổng Thanh tra có thẩm quyền: “Giải quyết

khiếu nại thuộc thẩm quyền theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005”. [10]

Cơ quan thanh tra là cơ quan thuộc hệ thống hành pháp (cơ quan hành chính nhà nước) chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cơ quan quản lý hành chính nhà nước cùng cấp. Vì vậy, theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo, cơ quan thanh tra có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính đối với những quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình. Việc giao cơ quan thanh tra trực tiếp tiến hành giải quyết khiếu nại hành chính mang tính chuyên nghiệp và hiệu quả hơn các thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền khác như các cơ quan hành chính nhà nước: Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND, sở ban ngành. Tuy nhiên trong thực tế cũng còn bộc lộ một số hạn chế:

Luật quy định người khiếu nại phải khiếu nại lần đầu đến cơ quan đã có quyết định hay hành vi hành chính bị khiếu nại và trong trình tự thủ tục giải quyết cơ quan này hoàn toàn được coi như một cấp có thẩm quyền giải quyết. Như vậy đồng nghĩa với việc, cơ quan thanh tra có thẩm quyền giải quyết đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.

Đây thực sự là một quy định bất hợp lý và gây bất lợi cho công dân trong việc thực hiện quyền khiếu nại của mình khi người bị khiếu nại và giải quyết khiếu nại là một. Điều này xuất phát từ một vấn đề có nguồn gốc sâu xa từ văn hoá pháp lý của phương Đông nói chung và của Việt Nam nói riêng. Đó là mỗi khi xảy ra tranh chấp, mọi người đều có xu hướng tìm ra lối thoát qua việc thoả thuận và hoà giải, việc “kiện tụng” là hạn hữu. Xu hướng này

càng được lý thuyết luật pháp xã hội chủ nghĩa cổ vũ khi cho rằng bản chất nhà nước vì nhân dân không thể sinh ra những xung đột lợi ích giữa nhà nước và nhân dân. Những mâu thuẫn nếu xảy ra thì hoàn toàn có thể giải quyết được thông qua việc tự sửa chữa của cơ quan hành chính nếu họ nhận sai sót trong quá trình thực hiện công tác quản lý. Với sự gia tăng của các khiếu nại hành chính, càng ngày người ta càng nhận thấy lý thuyết này không có cơ sở thực tế. Tuy nhiên ở đây cần có nhìn nhận khách quan hơn về giải pháp này, nếu coi đây là một giai đoạn có tính chất “hoà giải” giữa các bên thì điều đó lại hết sức cần thiết và hợp lý. Một số nước theo xu hướng này, từ năm 604, người Nhật Bản đã có một bản Hiến pháp 17 điều, với những nguyên tắc pháp lý rất tiến bộ, là bản sắc của văn minh pháp lý phương Đông, như: "Hòa bình và hài hòa phải được tôn trọng vì nó rất quan trọng đối với mối quan hệ giữa các nhóm người"[ 13, tr. 310]. Điều 16 Hiến pháp của Nhật Bản (ban hành năm 1946) quy định về quyền khiếu kiện của nhân dân Nhật Bản một cách ngắn gọn và rõ ràng như sau:

Mọi người có quyền khiếu nại một cách hòa bình để đòi được bồi thường các thiệt hại, đòi cách chức các công chức, đòi áp dụng, hủy bỏ, hoặc sửa đổi các đạo luật, sắc lệnh, qui định, hoặc các khiếu nại khác; không ai bị phân biệt đối xử vì đã ủng hộ các khiếu kiện đó.[25].

Theo giáo sư luật công CHABANOL, thì giai đoạn giải quyết tại cơ quan hành chính, nhất là khiếu nại lần đầu sẽ tránh được những tranh chấp « giả », bởi vì « nhiều vụ việc thực ra không phải thực chất là tranh chấp vì

nó không sinh ra từ sự mâu thuẫn về việc giải thích hay áp dụng luật hoặc đánh giá thực tiễn mà thực ra các khiếu nại này có nguồn gốc từ sự không gặp nhau về mặt thông tin khi người dân không nắm được thông tin hay sự hiểu biết về pháp luật hành chính đã được áp dụng đối với họ» [12]

Mặc dù cần thiết tạo cơ hội cho các bên trong tranh chấp tự xem xét lại căn cứ pháp luật đối với quyết định, hành vi của mình (cơ quan bị khiếu nại) hoặc cơ sở yêu cầu của mình có xác đáng hay không (đối với người khiếu nại) nhưng không thể coi đó là một cấp giải quyết. Thực tế cho thấy hầu như chưa bao giờ tranh chấp được giải quyết dừng lại ở “cấp giải quyết lần đầu” vì vậy có thể điều này khiến cho việc thực hiện quyền khiếu nại của công dân mất thêm một khoảng thời gian vô ích.

Kết luận

Luật Khiếu nại, tố cáo ban hành năm 1998 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004, 2005 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo và các cơ quan nhà nước giải quyết khiếu nại của công dân. Việc sửa đổi, bổ sung Luật đã tạo thêm thuận lợi cho người dân trong việc thực hiện quyền khiếu nại, giúp cho công dân có sự lựa chọn mới về việc giải quyết khiếu nại hành chính, góp phần nâng cao tính khách quan, dân chủ trong giải quyết các khiếu kiện hành chính. Cụ thể:

Thứ nhất, vai trò tham mưu của cơ quan thanh tra đã góp phần quan

trọng vào quá trình giải quyết khiếu nại hành chính. Việc giải quyết khiếu nại hành chính đã có những chuyển biến tích cực và dần đi vào nề nếp; cơ quan giải quyết khiếu nại đã giải quyết kịp thời được số lượng lớn đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, chất lượng, giải quyết được nâng lên; nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo gay gắt, kéo dài đã được giải quyết dứt điểm, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Công tác tiếp dân của cơ quan thanh tra trong việc giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, tình trạng khiếu nại đông người, vượt cấp đã có xu hướng giảm giúp cho hoạt động quản lý nhà nước được ổn định.

Thứ hai, vai trò thanh tra, kiểm tra của cơ quan thanh tra trong giải quyết

khiếu nại hành chính cũng góp phần quan trọng không thể thiếu trong việc thực hiện giải quyết khiếu nại hành chính. Thông qua thanh tra, kiểm tra giúp cho việc giải quyết khiếu nại đảm bảo thực hiện đúng pháp luật, kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình giải quyết khiếu nại và những chính sách pháp luật không phù hợp với thực tiễn để đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm tạo điều kiện cho việc giải quyết khiếu nại hành chính đạt hiệu quả tốt nhất, tạo niềm tin cho nhân dân vào cơ quan Nhà nước.

Thứ ba, vai trò của cơ quan thanh tra trong quản lý nhà nước về công tác

giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng đã đạt được những kết quả quan trọng ở các nội dung: việc ban hành các văn bản pháp luật, quy chế, điều lệ giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức việc thực hiện các quy định về khiếu nại, tố cáo; công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về khiếu nại, tố cáo; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân…qua đó đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, vai trò giải quyết khiếu nại của cơ quan thanh tra cũng góp phần

quan trọng vào việc giải quyết khiếu nại hành chính, vì cơ quan thanh tra vừa có vai trò tham mưu; vai trò thanh tra, kiểm tra và cũng là chủ thể trực tiếp giải quyết khiếu nại cho nên việc trực tiếp giải quyết khiếu nại của cơ quan thanh tra có tính chuyên nghiệp, kinh nghiệm hơn các cơ quan giải quyết khiếu nại khác. Vì vậy, quyết định giải quyết của cơ quan thanh tra được đánh giá cao hơn các cơ quan khác, người dân khi được giải quyết khiếu nại cũng yên tâm hơn.

Tóm lại, cơ quan thanh tra có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong

mưu có ý nghĩa trọng nhất vì công tác tham mưu cho thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp là nhiệm vụ được thực hiện liên tục trong hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính. Việc thực hiện giải quyết khiếu nại có đúng trình tự, thời hạn, thời hiệu, đúng thẩm quyền, nội dung khiếu nại hay không là phụ thuộc phần lớn vào việc tham mưu của cơ quan thanh tra. Vì vậy, vai trò này cần được phát huy và củng cố.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vai trò thanh tra, kiểm tra; quản lý nhà nước hay trực tiếp giải quyết khiếu nại cũng góp phần không nhỏ tác động trực tiếp vào vai trò tham mưu. Việc tham mưu có được hiệu quả hay không cũng phụ thuộc một phần vào các vai trò trên. Vì vậy cũng cần củng cố và nâng cao các vai trò trên, giúp cho cơ chế giải quyết khiếu nại được hiệu quả.

Một phần của tài liệu Vai trò cơ quan thanh tra giải quyết khiếu nại hành chính.doc (Trang 50 - 55)