Đánh giá chung tình hình hoạt động của các công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ môi giới tại Cty CK VN (Trang 46 - 49)

10 CtyCK Mêkông Mkc Hà nội 6 Môi giới, t vấn đầut CK

2.1.2.3 Đánh giá chung tình hình hoạt động của các công ty

Qua thời gian hoạt động, nhìn chung các CtyCK tuân thủ theo đúng Nghị định 48/1998/NĐ-CP của Chính Phủ, cũng nh các quy định của UBCKNN và Luật Doanh nghiệp. Trên thực tế, các công ty chứng khoán cũng đã đáp ứng một số yêu cầu phục vụ khác hàng và đạt đợc các chỉ tiêu về doanh số có thu nhập. Một số công ty đã và đang triển khai chi nhánh và đại lý để có thể tiếp nhận lệnh của khách hàng tại các địa phơng trong nớc.

Kết thúc năm tài chính 2001, hầu hết các công ty chứng khoán đều có lợi nhuận, sớm hơn kế hoạch chịu lỗ trong vòng 3-5 năm đầu tiên hoạt động. Doanh thu môi giới bình quân đạt 1,1 tỷ đồng, doanh thu tự doanh bình quân đạt 1,3 tỷ đồng, trong đó công ty SSI là công ty dẫn đầu thị trờng về doanh thu từ nghiệp vụ môi giới và t vấn đầu t, Công ty chứng khoán ACBS dẫn đầu về doanh thu tự doanh, CtyCK BVSC là công ty duy nhất có doanh thu từ nghiệp vụ bảo lãnh phát hành. Năm 2002 là năm khó khăn cho các công ty chứng khoán trong việc triển khai hoạt động của mình. Tình hình diễn biến thị trờng trong năm 2002 có nhiều bất lợi, đặc biệt là giá chứng khoán liên tục giảm sút, kể từ cuối năm 2001 và kéo dài đến cuối năm 2002, số lợng nhà đầu t tham gia giao dịch ngày càng giảm. Điều này đã ảnh hởng không nhỏ tới doanh thu của các công ty chứng khoán. Nhìn chung, lợi nhuận sau thuế của các công ty đều giảm sút so với năm 2001( Bảng 2.3). Các công ty chứng khoán thua lỗ trong hoạt động môi giới và sa lầy trong hoạt động đầu cơ.

Bảng 2.3 Hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán Việt Nam

công ty lợi nhuận sau thuế(triệu VND)

2000 2001 2002 Bvsc 1037 1862 3378 Fsc 886 2128 1586 Ssi -950 697 499 Bsc 70 1991 1486 Tsc -128 528 130 Acbs -233 7647 4502 Ibs 103 1466 1039 Arsc 0 -703 7859 Vcbs 0 0 1285

Cho đến nay, sau gần 3 năm, có thể nói hoạt động của các công ty còn rất hạn chế và yếu kém. Các công ty chủ yếu tập trung vào hoạt động môi giới, nghiệp vụ khác cũng có triển khai nhng cha thực sự tích cực. Tính chủ động trong việc tìm kiếm và triển khai hoạt động mới yếu, hoạt động thiếu năng

động. Các công ty chứng khoán nói chung còn hoạt động với chất lợng dịch vụ và trình độ nghiệp vụ còn ở mức độ rất thấp và cha có cơ chế ràng buộc lợi ích với khách hàng. Phần lớn lợi nhuận của các CtyCK có đợc là do đợc u đãi thuế và miễn phí lệ phí cấp phép chứ không phải từ hoạt động kinh doanh chứng khoán hiện có. Phần lớn các công ty đã có lãi trong năm 2001 và 2002 nhng nếu chúng ta không tính đến u đãi thuế thì lãi thực tế sẽ rất thấp.

Thời gian qua, đối mặt với thị trờng chứng khoán ở Việt Nam, bên cạnh những thuận lợi nhờ sự u ái tài chính của Chính phủ và sự trợ giúp của các công ty mẹ cũng nh cơ hội học hỏi kinh nghiệm chuyên môn từ những CtyCK ở các nớc có nền kinh tế phát triển, các công ty chứng khoán cũng vẫn còn vấp phải những khó khăn nh:

Một là, sự khan hiếm các loại chứng khoán niêm yết, chủng loại nghèo nàn, cha phải là “ đại diện” cho thực lực kinh tế Việt Nam, tổng giá trị giao dịch thực tế quá nhỏ, trong khi đó thị trờng chứng khoán cha phản ánh đợc giá trị thực của nó.

Hai là, Thị trờng chứng khoán kém sôi động, chỉ số VN-index rớt giá liên tục và sự mất lòng tin của công chúng đầu t vào thị trờng cũng ảnh hởng không nhỏ tơí hoạt động của các CtyCK.

Ba là, các công ty chứng khoán Việt Nam đang phụ thuộc nặng nề vào hoa hồng từ khách hàng nhỏ lẻ nhằm tạo thu nhập. Hoạt động này sẽ tạo ra nguồn thu nhập không ổn định cho các công ty chứng khoán vì lợi nhuận từ hoạt động môi giới giao động theo tình hình thị trờng chứng khoán biến động. Thêm vào đó, việc thể chế hoá các hoạt động giao dịch và sự cạnh tranh giữa các hệ thống giao dịch sẽ làm giảm khả năng sinh lời từ doanh thu của hoạt động môi giới.

Bốn là, tiềm lực tài chính thấp dẫn đến quy mô hoạt động nhỏ bé, và thu nhập không cao. Công ty chứng khoán lớn nhất chỉ có 60 tỷ đồng vốn đăng ký. Để tham gia đầy đủ các loại hình hoạt động, đặc biệt là loại hình bảo lãnh phát hành và tự doanh, các CtyCK cần phải tăng vốn và tăng nguồn huy động vốn khác. Tuy nhiên, hiện nay các CtyCK đang gặp khó khăn cho việc tăng vốn vì phần lớn những công ty này là công ty TNHH, và là công ty con của NHTM. Cách duy nhất để tăng vốn trong các công ty này là bơm vốn từ NHTM. Mặt khác, các NHTM lại phải đối mặt với những hạn chế việc đầu t quá mức vào

những định chế tài chính khác. Vì vậy, CtyCK là công ty con của NHTM gặp trở ngại rất lớn khi muốn tăng vốn và thành lập thêm các chi nhánh mới.

Có thể nói trong thời gian này, các CtyCK còn gặp phải rất nhiều khó khăn, do đó đòi hỏi các công ty phải nổ lực không ngừng, tìm kiếm cơ hội kinh doanh để duy trì và phát triển hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ môi giới tại Cty CK VN (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w