Tiến trình, cơ chế và chính sách cổ phần hoá DNN Nở

Một phần của tài liệu CPH Doanh nghiệpNN trên địa bàn Tỉnh Hà Tây thực trạng & Giải pháp (Trang 36 - 38)

I: Cổ phần hoá DNN Nở Việt Nam

2: Tiến trình, cơ chế và chính sách cổ phần hoá DNN Nở

Việt Nam.

Quá trình CPH ở Việt Nam đã trải qua hơn một thập kỷ và đợc chia thành các giai đoạn sau:

2.1: Giai đoạn thí điểm (1992-5/1996)

Ngày 8/6/1992, Chủ tịch Hội đồng bộ trởng(nay là thủ tớng Chính Phủ) đã ban hành Quyết định số 202/CT về thí điểm chuyển một số DNNN thành CTCP. Theo quyết định này, có 7 doanh nghiệp đợc chọn tổ chức triển khai thí điểm CPH, nhng đã xin rút khỏi danh sách. Rút kinh nghiệm, sau đó chọn những Doanh nghiệp tự nguyện có đủ điều kiện; đồng thời nhằm đẩy nhanh công tác thí điểm CPH, Thủ tớng Chính Phủ cũng ban hành Chỉ thị 84/TTg ngày 4-8-1993 về xúc tiến thực hiện CPH DNNN. Kết quả đã có 5 DNNN thuộc hai bộ, 2 địa ph- ơng và 1 Tổng công ty chuyển thành CTCP. Tổng vốn điều lệ tại thời điểm CPH là 38,393 tỷ đồng.

Nhìn chung, các DNNN tiến hành CPH trong giai đoạn này thuộc loại vừa và nhỏ, vốn ít (dới 10 tỷ đồng); phần lớn mang tính dịch vụ, kinh doanh hiệu quả và không thuộc diện Nhà nớc cần nắm giữ 100% vốn, tập thể cán bộ công nhân viên tự nguyện tham gia thí điểm CPH. Tuy nhiên, do còn nhiều vớng mắc nên cần tiếp tục nghiên cứu bổ

sung cho phù hợp với tình hình thực tế từ việc chọn Doanh nghiệp đến xác định giá trị Doanh nghiệp; trách nhiệm quyền hạn của các bộ ngành, địa phơng. Để đẩy nhanh tiến trình CPH và có tính pháp lý cao hơn, Chính Phủ đã ban hành văn bản thay thế Quyết định 202/CT.

2.2: Giai đoạn mở rộng thí điểm (từ cuối năm 1996 đến 6/1998)

Trên cơ sở đánh giá kết quả thí điểm, ngày 7/5/1996, Chính phủ đã ban hành Nghị định 28/CP. Nghị định này ra đời đã tạo điều kiện thúc đẩy CPH nhanh hơn. Đối tợng, mục tiêu CPH, nguyên tắc xác định giá trị Doanh nghiệp, chế độ u đãi Doanh nghiệp và ngời lao động đợc quy định cụ thể hơn. Kết quả sau hai năm thực hiện đã có 25 DNNN thuộc 2 bộ, 11 địa phơng và 2 Tổng Công ty 91 tiến hành CPH thành công với tổng số vốn điều lệ tại thời điểm CPH là 243,042 tỷ đồng. Trong đó có 6 Doanh nghiệp trên 10 tỷ đồng (chiếm 20,8%). Tuy nhiên, kết quả này vẫn cha đáp ứng đợc yêu cầu đổi mới Doanh nghiệp, cần phải có Nghị định mới thay thế cho phù hợp.

2.3: Giai đoạn triển khai và đẩy nhanh tiến trình CPH.

Việc thực hiện quá trình CPH thực sự có chuyển biến rõ rệt từ khi có Nghị định 44/NĐ-CP ngày 29/6/1998. Sự ra đời của Nghị định này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các DNNN thực hiện CPH. Bởi ngoài sự kế thừa nhiều mặt tích cực của Nghị định 28/CP, Nghị định này có nhiều bổ sung sửa đổi và phát triển thêm 37

nhiều điểm mới để đáp đáp ứng yêu cầu thực tế của công tác CPH. Trong giai đoạn từ tháng 7/1998 đến tháng 6/2002 đã có trên 700 Doanh nghiệp đợc CPH chuyển thành CTCP. Đây là một kết quả to lớn nhờ có chính sách mới nhng nó vẫn tồn tại những mặt hạn chế cần phải tiếp tục bổ sung.

Đến tháng 6/2002 Chính phủ ban hành Nghị định 64/NĐ-CP ngày 19/6/2002. Việc ban hành Nghị định này đã tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tiến trình CPH DNNN. Chỉ trong vòng 6 tháng kể từ ngày ban hành Nghị định đã có trên 100 doanh nghiệp CPH chuyển thành CTCP.

Một phần của tài liệu CPH Doanh nghiệpNN trên địa bàn Tỉnh Hà Tây thực trạng & Giải pháp (Trang 36 - 38)