III Quy trình hoạch định chiến lợc kinh doanh
3. Phân tích đánh giá thực trạng của doanh nghiệp
3.1. Phân tích nguồn nhân lực.
Con ngời có vị trí quan trọng trong mọi qúa trình sản xuất. Thông qua hoạt động của con ngời mà các khâu của quá trình quản trị chiến lợc đợc thực hiện có chất lợng cao.
Ta phân tích ở 3 cấp độ.
- Lực lợng đội ngũ quản trị viên cao cấp là ngời có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lợc.
- Lực lợng đội ngũ quản trị viên điều hành là những ngời trực tiếp làm công tác chức năng và thực hiện công tác quản lý sản xuất - kinh doanh .
- Công nhân: Về nội dung các vấn đề đánh giá gắn liền với từng đối tợng lao động, song các vấn đề đánh giá chung bao gồm:
- Thứ nhất, đánh giá thực trạng về số lợng, chất lợng, cơ cấu... các loại lao động hiện có của doanh nghiệp, năng lực tổ chức lãnh đạo thực hiện công việc, sự quyết đoán tự chịu trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, năng lực tổ chức công việc, năng lực thực hành của cán bộ quản lý.
- Thứ hai, đánh giá khả năng phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp trong thời kỳ chiến lợc.
ở đây cần phân tích khả năng tài chính của doanh nghiệp. Nội dung cần phân tích tập trung vào mấy vấn đề:
- Thực trạng nhu cầu vốn và thực trạng nguồn vốn trong doanh nghiệp.
- Thực trạng phân bổ vốn (cơ cấu vốn thực tế trong doanh nghiệp).
- Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.
- Thực trạng và chỉ tiêu tài chính tổng hợp đánh giá vị thế của doanh nghiệp trên thị trờng.
3.3. Phân tích maketing.
Đây là nội dung đầu tiên của việc phân tích đánh giá khả năng bên trong các doanh nghiệp để biết đợc các khả năng riêng biệt và mức độ thích ứng của sản phẩm, dịch vụ với nhu cầu thị trờng và vị thế của doanh nghiệp trớc đó trên thị trờng.
Chức năng của bộ phận marketing bao gồm việc phân tích lập kế hoạch thực hiện và kiểm tra các chơng trình trong đó đặt trọng tâm vào việc tạo ra và duy trì các mối quan hệ và trao đổi với khách hàng theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Do vậy, nói chung nhiệm vụ của công tác quản trị marketing là điều chỉnh mức độ thời gian và tính chất của nhu cầu giúp tổ chức đạt đợc mục tiêu đề ra. Bộ phận quản lí marketing phân tích các nhu cầu, thị hiếu, sở thích của thị trờng và hoạch định các chiến lợc hữu hiệu về sản phẩm, định giá, giao tiếp và phân phối phù hợp với thị trờng mà doanh nghiệp hớng tới.
Vận dụng vào Công ty :
Nhìn chung chức năng của bộ phận marketing còn yếu cho nên việc trao đổi và duy trì với khách hàng của Công ty còn dừng lại ở khách hàng trong ngành mà cha vơn ra đợc thị trờng ngoài ngành.
Bộ phận quản lý marketing còn yếu trong việc phân tích nhu cầu, định giá còn chậm.
3.4 . Phân tích khả năng sản xuất nghiên cứu và phát triển.
Chất lợng của các nỗ lực nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp có thể giúp doanh nghiệp giữ vững vị trí của mình trong ngành hoặc ngợc lại, làm cho tụt hậu so với doanh nghiệp đầu ngành trong việc phát triển sản phẩm mới, chất lợng sản phẩm, kiểm soát giá thành và công nghệ sản xuất. Trình độ, kinh nghiệm và năng lực khoa học cha đủ cơ sở cho công tác nghiên cứu phát triển tốt. Bộ phận chức năng về nghiên cứu phát triển phải thờng xuyên theo dõi các điều kiện môi trờng ngoại lai, các thông tin về đổi mới công nghệ liên quan đến quy trình công nghệ, sản phẩm và nguyên vật liệu.
Việc nghiên cứu sẽ giúp doanh nghiệp biết doanh nghiệp có đáp ứng đợc nhu cầu đa dạng của thị trờng. Mặt khác, khả năng sản xuất, nghiên cứu và phát triển liên
quan trực tiếp đến vấn đề chất lợng và chi phí sản xuất sản phẩm dịch vụ. Đây là hai u thế cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm, dịch vụ trên thị trờng.
Phân tích khả năng sản xuất tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau: Năng lực và chất lợng sản xuất, chi phí và thời hạn sản xuất, địa điểm sản xuất, tác động của kinh nghiệm và của quy mô. Phân tích khả năng nghiên cứu và phát triển hớng vào các vấn đề nh: Phát triển sản phẩm, khả năng nghiên cứu sản phẩm mới, bằng phát minh sáng chế...
3.5. Phân t íc h và đánh giá về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
Việc đánh giá công tác tổ chức của doanh nghiệp thờng ẩn dới dạng câu hỏi. Phải chăng tổ chức của doanh nghiệp đã phù hợp với yêu cầu của chiến lợc đề ra hay không? Khi phân tích đánh giá khả năng tổ chức của doanh nghiệp cần chú trọng hai vấn đề:
- Thực trạng của cơ cấu tổ chức quản lí hiện tại của doanh nghiệp trên hai mặt: Hệ thống tổ chức và quy chế hoạt động.
- Khả năng thích ứng của tổ chức trớc sự biến động của môi trờng và điều kiện kinh doanh.
Trong thực tế cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp đợc hình thành và bị chi phối bởi cơ cấu sản xuất - kinh doanh.
3.6. Phân tích khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp .
Để có thể trả lời đợc các câu hỏi doanh nghiệp đang ở đâu, doanh nghiệp có thể đi đến đâu, doanh nghiệp muốn đi đến đâu, chúng ta cần phân tích khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ đó, xác định cho mình hớng đi đúng đắn. Các nhân tố ảnh hởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cần phải đợc làm rõ:
- Bầu không khí làm việc trong nội bộ doanh nghiệp.
- Mức sinh lời của vốn đầu t.
- Năng suất lao động.
- Gía thành sản phẩm và khả năng hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
- Kinh nghiệm kinh doanh trên thơng trờng.
- Sự linh hoạt, nhạy bén của đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong doanh nghiệp.
- Chất lợng sản phẩm hoặc dịch vụ.
3.7. Tổng hợp kết quả phân tích về thực trạng doanh nghiệp.
Mục tiêu của việc phân tích, đánh giá thực trạng của doanh nghiệp là xác định điểm mạnh, yếu, các lợi thế và bất lợi trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Mục tiêu này đợc thực hiện thông qua biểu tổng hợp kết quả phân tích nội bộ doanh nghiệp.
Căn cứ vào kết quả cột 5 mà xác định thứ tự u tiên cho các điểm mạnh (lợi thế) và điểm yếu (bất lợi) để làm cơ sở thiết lập ma trận điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - nguy cơ ( ma trận SWOT).