4. Các giải pháp
4.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, đặc biệt là các cán bộ phụ trách trong quy trình sản xuất, các cán bộ kĩ thuật, cán bộ chất lượng
trách trong quy trình sản xuất, các cán bộ kĩ thuật, cán bộ chất lượng
4.3.1. Nâng cao nhận thức của nhân viên và tăng cường vai trò lãnh đạo cấp cao:
Lãnh đạo cấp cao là những người đứng đầu doanh nghiệp, có quyền quyết định đến phương hướng và cách thức hoạt động của doanh nghiệp. Lãnh đạo cấp cao giống như chiếc la bàn, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp đều nhất nhất làm theo sự chỉ đạo đó. Lãnh đạo đề ra hướng đi đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp phát triển, và ngựơc lại sẽ làm cho doanh nghiệp suy yếu.
Trong bối cảnh nền kinh tế như hiện nay, hoạt động phân phối và bán hàng là hết sức quan trọng, không phải người lãnh đạo nào cũng hiểu hết tầm quan trọng của hoạt động phân phối cũng chính vì thế mà những nhân viên dưới quyền cũng không được cung cấp những thông tin cần thiết làm cho hoạt động phân phối không mang lại hiệu quả tối đa. Công ty Việt Hà đã chú trọng đến vấn đề chất lượng trong sản xuất, đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp khách hàng nhưng nếu trong khâu phân phối công ty cũng quan tâm đến vấn đề quản lý chất lượng như khâu sản xuất thì có lẽ sản phẩm của công ty sẽ được khách hàng tiếp nhận nhiều hơn với sự nhiệt tình cao hơn, thương hiệu của công ty sẽ trở nên uy tín hơn. Chất lượng hoạt động phân phối chỉ có thể được thực hiện tốt khi từng người, từng phòng ba, trong
tổ chức phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng và thống nhất mà thôi. Nhưng quan trọng nhất vẫn là tư tưởng lãnh đạo của nhà quản trị doanh nghiệp.Hiện nay lao động của Công ty chủ yếu là lao động phổ thông và học nghề ( khoảng 70%), những người có trình độ đại học, cao đẳng và tại chức chỉ chiếm khoảng 29,5%, trong đó chủ yếu là các công nhân lao động gián tiếp. Đội ngũ lao động với trình độ chuyên môn như vậy rất khó đáp ứng được các yêu cầu công tác ở các vị trí của Công ty, nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ. Để nâng cao hơn trình độ của công nhân viên, công ty cần phải tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong công ty Việt Hà.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh thường có sự chuyển dịch lao động từ bộ phận này sang bộ phận khác (thừa lao động ở bộ phận này trong khi bộ phận khác lại thiếu).Xét thực trạng nhân lực của Công ty có thể thấy việc đào tạo lại lao động rất khó khăn, mặc dù ở bộ phận này, lao động có trình độ tay nghề nhưng sang bộ phận khác lại không phù hợp. Mặt khác do ảnh hưởng của lề lối làm việc cũ nên mặt yếu của công nhân là tác phong công nghiệp chưa có hay chưa rõ nét.Vì vậy công ty cần thường xuyên mở lớp đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn của người công nhân và cán bộ kỹ thuật, đặc biệt là trước khi đưa máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ mới vào sản xuất. Để đạt được điều đó hàng tháng, hàng quý hay hàng năm Công ty phải tổ chức kiểm tra tay nghề công nhân, trên cở sở đó để phân loại:
Công nhân có tay nghề khá trở lên Công nhân có tay nghề trung bình
Công nhân có tay nghề kém cần bồi dưỡng thêm
Công nhân yếu về kiến thức chuyên môn Công nhân yếu về tay nghề
Trên cơ sở đó công ty cần đưa ra kế hoạch đào tạo cho thích hợp.
4.3.2. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và đội ngũ công nhân kỹ thuật để họ có khả năng tiếp thu, đánh giá và dự đoán xu hướng phát triển của công nghệ liên quan, có khả năng vận hành các thiết bị công nghệ tiên tiến, đem lại hiệu quả cao và có khả năng chọn những công nghệ cần thiết, phù hợp với yêu cầu và điều kiện thực tế.
Đào tạo là quá trình học tập làm cho người lao động có thể thực hiện được chức năng nhiệm vụ có hiệu quả hơn trong công tác của họ. Việc đào tạo nguồn nhân lực mang lại những tác dụng tích cực như:
Giảm bớt được sự giám sát, vì đối với người lao động được đào tạo họ là người có thể tự giám sát.
Giảm bớt những tai nạn, vì nhiều tai nạn xảy ra do những hạn chế về mặt hiểu biết của con người hơn là do những hạn chế của trang thiết bị hay những hạn chế về điều kiện làm việc.
Sự ổn định và năng động của tổ chức tăng lên, chúng đảm bảo giữ vững hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngay cả khi thiếu những người chủ chốt do có nguồn đào tạo dự trữ để thay thế.
4.3.3. Hoàn thiện quá trình đánh giá các thành viên:
Việc đánh giá các thành viên kênh là hết sức quan trọng, từ đó có thể xác định được các thành viên nào tham gia đạt hiệu quả nhất và có những điều chỉnh hợp lý.
- Xác định các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá: Đó là Doanh thu, khả năng thanh toán đúng hạn, thêm vào đó có thể là sự trung thành, khả năng hợp tác và khả năng tăng trưởng.
- Xác định hệ số tầm quan trọng của mỗi tiêu chí
- Xác định điểm cho mỗi tiêu chuẩn của từng thành viên theo thang điểm 10
- Xác định tổng điểm đánh giá hoạt động của từng thành viên theo công thức:
Aj = Iij*Pij Trong đó:
Aj : Tổng số điểm của thành viên kênh j
Iij : Hệ số tầm quan trọng của tiêu chuân i của thành viên j Pij : Điểm đánh giá cho tiêu chuẩn i của thành viên j
- Xếp hạng từng thành viên: trên cớ sở xác định điểm. Điểm cao thì khuyến khích, đãi ngộ hợp lý. Điểm thấp thì nhắc nhở và có thể áp dụng các hình phạt về kinh tế. Loại bỏ các thành viên hoạt động không hiệu quả.